BỘ
NỘI VỤ
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
30-NV
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 05 năm 1962
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC CẢI TIẾN TỔ CHỨC, SỬA ĐỔI LỀ LỐI LÀM VIỆC CỦA
CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
Kính gửi: Ủy
ban hành chính các khu, thành phố, tỉnh và khu vực vĩnh linh
Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông
tư số 51-TTg ngày 09/5/1962 về việc cải tiến tổ chức sửa đổi lề lối làm việc của
chính quyền cấp xã và các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã.
Thông tư này hướng dẫn một số điểm
cụ thể về việc cải tiến tổ chức và lề lối làm việc của chính quyền cấp
xã (về việc sửa đổi chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã do thông tư của Liên Bộ Nội
vụ, Tài chính, Y tế hướng dẫn riêng).
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VIỆC CẢI
TIẾN TỔ CHỨC, SỬA ĐỔI LỀ LỐI LÀM VIỆC CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ.
Hiện nay, nhiệm vụ chủ yếu của cấp
xã là củng cố và tăng cường hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất, cho nên việc củng cố
cấp xã là một khâu rất quan trọng trong việc kiện toàn sự lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước ở nông thôn, trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch Nhà nước.
Những tổ chức của chính quyền cấp
xã còn cồng kềnh, nhiều cán bộ thoát ly sản xuất hoạt động ở xã. Lề lối làm việc
của xã và tỉnh, huyện đối với xã chưa được cải tiến, còn hội họp, giấy tờ quá
nhiều, làm cho công tác chậm trễ, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của cán bộ
xã.
Vì vậy, việc cải tổ chức và sửa
đổi lề lối làm việc của chính quyền xã hiện nay nhằm mục đích:
1. Tổ chức bộ máy gọn, mạnh,
tập trung, ăn khớp với các mặt, hoạt động của hợp tác xã. Chỉ để một số rất ít
cán bộ chuyên trách công tác ở xã, còn đại bộ phận cán bộ khác về trực tiếp sản
xuất và tham gia hoạt động ở thôn, xóm và hợp tác xã.
2. Sửa đổi lề lối làm việc
của xã và tỉnh, huyện đối với xã, giảm bớt giấy tờ, hội họp, tăng cường đi sát thực
tế sản xuất và đời sống của nhân dân.
3. Trên cơ sở cải tiến tổ
chức và lề lối làm việc, thực hiện chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã cho hợp lý.
II. NỘI DUNG CẢI TIẾN TỔ CHỨC VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC
A. Cải tiến tổ chức
1. Đơn giản bộ máy ở xã, đưa
cán bộ về hoạt động ở thôn, xóm, hợp tác xã:
Bộ máy ở xã gồm một số rất ít
cán bộ của Đảng và chính quyền, thay mặt cấp ủy và Ủy ban hành chính giải quyết
hàng ngày, chuẩn bị các cuộc họp, liên hệ với cấp trên, đi dự các cuộc họp do cấp
trên triệu tập; thường xuyên đi sát các thôn, xóm, hợp tác xã và các ngành để
kiểm tra, đôn đốc thi hành mọi nhiệm vụ công tác, nhất là công tác sản xuất và
thực hiện kế hoạch Nhà nước.
Còn cán bộ khác (các cấp ủy viên
khác, các ủy viên khác trong Ủy ban hành chính, các cán bộ trong các ban, các
ngành của chính quyền và cán bộ của các đoàn thể) sẽ được phân công về hoạt động
thiết thực ở các hợp tác xã, các thôn xóm, kết hợp chặt chẽ công tác, với sản
xuất; giúp đỡ, đôn đốc các hợp tác xã thực hiện công tác, lấy kinh nghiệm thực
tế đóng góp vào sự lãnh đạo chung của toàn xã.
2. Hợp lý hóa các ban chuyên
môn của xã:
Nguyên tắc tổ chức các ban
chuyên môn phải gọn, mạnh, thiết thực, ăn khớp với các mặt hoạt động của hợp
tác xã và các đội sản xuất, có nhiệm vụ rõ ràng và công tác thường xuyên.
Do đó, có thể bỏ bớt những ban
và thành phần cán bộ trong ban không cần thiết, sát nhập những ban có quan hệ
công tác thường xuyên với nhau.
Đối với những công tác xét không
cần thành lập ban thì do ủy viên Ủy ban chuyên trách trực tiếp phụ trách sự giứp
đỡ của thư ký văn phòng, hoặc một vài cán bộ giúp việc khi cần thiết.
Những công tác có tính chất đột
xuất, từng vụ hoặc một thời gian ngắn, thì có thể thành lập ban lâm thời, khi
làm xong việc sẽ giải tán như: ban kiểm tra tài chính, xây dựng trường học v.v
…
Căn cứ nhiệm vụ công tác của
chính quyền xã hiện nay, tùy tình hình của mỗi xã, có thể thành lập một số ban
trong những ban như: ban kế hoạch, ban thống kê, ban lâm ngiệp, trạm bưu điện
xã, ban tài chính, văn hóa thông tin, ban giáo dục, ban y tế, ban thể dục thể
thao, ban công an, ban chỉ huy xã đội.
Trên đây Bộ tôi nêu lên một số
ban cần thiết, các tỉnh có thể tùy hoàn cảnh của địa phương để quy định số ban ở
xã cho thích hợp.
3. Bỏ trưởng thôn, trưởng xóm
và sắp xếp cán bộ xã hoạt động ở thôn xóm:
Hiện nay, các hợp tác xã đang
phát triển lên quy mô toàn thôn, một số ít đã tiến lên quy mô toàn xã, hầu hết
nông dân đã tham gia vào hợp tác xã, chỉ còn một số ít người làm ăn riêng lẻ
ngoài hợp tác xã.
Mọi việc của chính quyền xã đưa
về thôn, xóm đều do ủy viên Ủy ban xã phụ trách thôn, phụ trách hợp tác xã, đôn
đốc giúp đỡ hợp tác xã và những nông dân chưa vào hợp tác xã thi hành.
Do đó chức trưởng thôn, trưởng
xóm xét ra không cần thiết nữa.
Ở miền núi trường hợp thôn trưởng
có uy tín, năng lực, là đại biểu Hội đồng nhân dân thì có thể bổ sung vào Ủy
ban hành chính xã phụ trách thôn, nếu không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân
thì có thể để trưởng thôn giúp ủy viên phụ trách thôn đó, nếu xét cần thiết.
Cán bộ của chính quyền về hoạt động
ở thôn, xóm cần được sắp xếp và phân công hợp lý, ăn khớp và lồng vào trong các
bộ phận chuyên môn của hợp tác xã.
B. Cải tiến lề lối làm việc.
1. Lề lối làm việc của xã.
- Bộ phận thường trực chuyên
trách công tác ở xã làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo phân công phụ
trách. Đối với những chỉ thị nghị quyết của cấp trên và nghị quyết của Hội đồng
nhân dân và Ủy ban hành chính, phải bàn bạc tập thể trước khi thi hành, cán bộ
đi họp cấp trên về phải báo cáo cho thường trực biết, công việc của người đi vắng
phải có người thay thế; Chủ tịch phải thường xuyên chú ý công tác trọng tâm và
nhắc nhở các ủy viên thi hành mọi nhiệm vụ.
- Làm việc phải có chương trình
hàng ngày, hàng tuần, và hàng tháng. Mỗi công tác phải có kế hoạch, biện pháp,
yêu cầu và thời gian cụ thể.
- Thì giờ làm việc của cán bộ
chuyên trách phải quy định chặt chẽ, cần định thì giờ thường trực tại trụ sở để
tiếp xúc, giải quyết công việc của nhân dân; dành nhiều thì giờ xuống thôn xóm,
hợp tác xã và dành một số buổi để học tập văn hóa và tham gia sản xuất. (Mỗi
năm phải bảo đảm ít nhất mỗi người 30 ngày công).
- Mỗi xã phải có lịch sinh hoạt
thường kỳ hàng quý, hàng tháng của Hội đồng nhân dân, Ủy ban hành chính, các
ngành chuyên môn, các đoàn thể, các hợp tác xã và các đội sản xuất.
Các cuộc họp ở xã, thôn, nên làm
vào buổi tối, hội nghị phải chuẩn bị chu đáo, thảo luận có trọng tâm, đi họp
đúng giờ và không kéo dài quá 10 giờ đêm. Trường hợp thật cần thiết mới triệu tập
vào ban ngày.
2. Lề lối làm việc của tỉnh
huyện đối với xã.
- Ủy ban hành chính tỉnh, huyện,
châu cần cải tiến lề lối làm việc cho phù hợp với việc cải tiến tổ chức và lề lối
làm việc ở xã.
- Hàng tháng, hàng quý Ủy ban
hành chính huyện cần cho Ủy ban hành chính xã biết chương trình công tác của
huyện đối với xã, tránh đưa về xã từng việc hoặc đưa quá nhiều công tác trọng
tâm đột xuất xuống xã trong một thời gian.
- Tất cả mọi công văn của các
ngành đưa về xã, cần tập trung vào Ủy ban hành chính huyện, và Ủy ban hành
chính huyện gửi về Ủy ban hành chính xã nghiên cứu, phân phối và có kế hoạch
thi hành.
- Hết sức bớt giấy tờ, tăng cường
cán bộ có khả năng về xã để truyền đạt chủ trương, chính sách và thiết thực
giúp đỡ ý kiến cho cán bộ xã. Công văn giấy tờ trên gửi về xã cần ngắn gọn, rõ
ràng, dễ hiểu. Những mẫu báo cáo, thống kê phức tạp cần bở bớt cột mục không cần
thiết và nên in sẵn để cán bộ xã làm được thuận lợi nhanh chóng.
- Các Ủy ban hành chính tỉnh,
huyện cần có kế hoạch, biện pháp quản lý các cuộc họp triệu tập cán bộ xã lên dự.
- Nói chung Ủy ban hành chính tỉnh
không triệu tập cán bộ xã lên họp ở tỉnh, trừ trường hợp thật cần thiết, mỗi
năm không quá 2 lần. Các ngành chuyên môn tỉnh có thể triệu tập đại biểu một
vài xã lên báo cáo điển hình, phổ biến kinh nghiệm, nhưng phải được Ủy ban hành
chính tỉnh đồng ý.
- Ủy ban hành chính huyện họp 3
tháng một kỳ với ủy viên thường trực xã để kiểm điểm công tác công tác và bàn
chương trình công tác hàng quý (theo Thông tư 46-NV ngày 30/9/1961) và hàng
tháng chỉ tiêu triệu tập ủy viên thường trực xã lên họp nhiều nhất 2 lần,
mỗi lần không quá 1 ngày để bàn những vấn đề cụ thể. Đối với các huyện, châu miền
núi mỗi tháng chỉ nên triệu tập họp 1 lần, thời gian không quá 2 ngày.
Nội dung các cuộc họp trong một
khối công tác, cần thống nhất vào một cuộc họp ở huyện để ủy viên thường trực
xã phụ trách khối không phải đi họp nhiều lần và không triệu tập nhiều đại biểu
xã đi dự một cuộc họp.
C. Bố trí và phân công cán bộ
trong Ủy ban hành chính xã và các ngành.
1. Quy định số cán bộ chuyên
trách ở xã:
Mỗi xã tùy theo dân số, khối lượng
công tác của Đảng, chính quyền và quy mô hợp tác xã (toàn xã hay toàn thôn) được
bố trí từ 3 đến 5 cán bộ chuyên trách công tác Đảng và chính quyền, có thể phân
loại xã như sau:
- Xã có nhiều hợp tác xã quy mô
thôn, có 5 cán bộ chuyên trách, nếu số hợp tác xã và dân số có ít thì có thể để
4 cán bộ chuyên trách.
- Xã có hợp tác xã quy mô toàn
xã, dân số tương đối ít, hoặc xã dân số dưới 500 nhân khẩu có 3 cán bộ chuyên
trách.
- Thị trấn có thể được bố trí từ
1 đến 3 cán bộ chuyên trách.
2. Nhiệm vụ và phân công của Ủy
ban hành chính xã:
Ủy ban hành chính xã phải tập thể
chịu trách nhiệm chung trong việc chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã
và thi hành mọi chỉ thị nghị quyết của cấp trên và có phân công rõ ràng:
Số ủy viên và thư ký văn phòng
chuyên trách ở xã:
Số uỷ viên chuyên trách
phân công nắm chắc các khối công tác sau đây:
- Khối kinh tế tài chính: gồm
các công tác kế hoạch, thống kê, sản xuất, khai hoang, thủy lợi, nhân lực, kiến
thiết cơ bản, giao thông vận tải, thủ công nghiệp, công thương nghiệp, thu mua,
thu thuế, thu nợ, ngân sách xã…
- Khối văn hóa xã hội: gồm các
công tác xây dựng trường sở, bổ túc văn hóa, văn hóa quần chúng, vệ sinh phòng
bệnh, bệnh xá, nhà hộ sinh, thể dục thể thao, nếp sống mới, thương binh, liệt
sĩ, cứu tế xã hội…
- Khối nội chính quân sự: gồm
các công tác phổ biến thi hành luật lệ, giữ gìn trật tự an ninh, phòng cháy chữa
cháy, bảo vệ tài sản công cộng, tài nguyên thiên nhiên, tư pháp xã, xây dựng lực
lượng công an và dân quân xã, nghĩa vụ quân sự, hộ tịch, thi đua…
Việc phân công số ủy viên chuyên
trách căn cứ vào khối lượng công tác, số lượng và khả năng cán bộ chuyên trách
của mỗi xã mà phân công cho mỗi ủy viên phụ trách một hoặc hai khối, làm trưởng
một hoặc hai ban chuyên môn và theo dõi một số thôn và hợp tác xã. Số ủy viên
chuyên trách nói chung không tham gia ban quản trị hợp tác xã.
Riêng những xã hợp tác xã quy mô
toàn xã thì trừ Chủ tịch, còn Phó Chủ tịch và các ủy viên khác nên tham gia ban
quản trị hợp tác xã; nhưng phải phân công cho hợp lý giữa công tác chính quyền
và công tác hợp tác xã.
Dựa vào nguyên tắc trên việc
phân công có thể tiến hành như sau:
a) Xã có 5 cán bộ chuyên trách,
nếu trong đó có 4 cán bộ chính quyền thì có thể phân công:
- Chủ tịch phụ trách chung, phụ
trách khối kinh tế, tài chính và có thể làm trưởng một số ban thuộc khối kinh tế,
tài chính.
- Một phó Chủ tịch và một ủy
viên mỗi người phụ trách một khối công tác (khối văn hóa xã hội hoặc khối nội
chính quân sự) và có thể làm trưởng một số ban trong khối mình phụ trách.
- Một thư ký văn phòng phụ trách
công tác văn phòng, công tác thống kê, công tác hộ tịch và kế toán ngân sách
xã. Nếu là ủy viên thư ký kiêm văn phòng thì có thể được phân công thêm một số
công tác của các khối tùy theo khả năng.
b) Xã có 5 hoặc 4 cán bộ chuyên
trách, nếu trong đó có 3 cán bộ chính quyền thì có thể phân công:
- Chủ tịch vẫn phụ trách khối
kinh tế tài chính và thêm một phần việc của khối văn xã hoặc nội chính.
- Phó chủ tịch (hoặc ủy viên) phụ
trách công tác còn lại của 2 khối văn hóa và nội chính.
- Thư ký văn phòng như trên.
c) Xã có 4 hoặc 3 cán bộ chuyên
trách, nếu trong đó có 2 cán bộ chính quyền thì có thể phân công:
- Bí thư kiêm Chủ tịch phụ trách
khối kinh tế, tài chính và thêm công việc của một khối khác
- Phó Chủ tịch (hoặc ủy viên) phụ
trách công việc còn lại của 2 khối.
- Thư ký văn phòng như trên.
3. Số ủy viên và cán bộ không
chuyên trách ở xã:
Sổ ủy viên không chuyên trách ở
xã được phân công phụ trách một số thôn, xóm, hợp tác xã. Số ủy viên có điều kiện
và khả năng có thể tham gia vào ban quản trị hợp tác xã, hoặc làm trưởng một số
ban chuyên môn hay phụ trách một công tác của các khối như: thủ quỹ, thủy lợi,
chăn nuôi, lâm nghiệp…
Ngoài ra các ủy viên và cán bộ
xã phải tham gia các công tác đột xuất của xã và dự các cuộc họp hoặc các lớp
huấn luyện do cấp trên triệu tập.
4. Bồi dưỡng và quản lý cán bộ
xã:
Cần coi trọng việc lựa chọn và bố
trí xã cho hợp với trách nhiệm và khả năng của từng người, nhất là số cán bộ
chuyên trách ở xã; nhưng tránh xáo trộn những trường hợp không cần thiết. Việc
điều chỉnh cán bộ chính quyền phải theo đúng luật lệ.
Ủy ban hành chính tỉnh, huyện phải
có kế hoạch quản lý chặt chẽ việc điều động cán bộ chuyên trách và cán bộ
chuyên môn kỹ thuật ở xã.
Đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng,
giúp đỡ thường xuyên cho cán bộ chuyên trách ở xã. Trường Hành chính của các tỉnh
phải có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời cho số ủy viên chuyên trách, đồng thời có kế
hoạch bồi dưỡng cho các cán bộ khác.
III. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý TRONG LÚC THI HÀNH
Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh
căn cứ vào hoàn cảnh địa phương để vạch kế hoạch thi hành cho sát. Bộ tôi lưu ý
các địa phương một số điểm sau đây:
1. Ủy ban hành chính tỉnh,
huyện cần tổ chức cho các ngành, các cấp nghiên cứu kỹ các thông tư quy định và
giải quyết tư tưởng thật chu đáo để cán bộ nhất trí về mục đích, ý nghĩa và
phương hướng cải tiến tổ chức, lề lối làm việc và chế độ đãi ngộ cán bộ xã ở
Trung ương.
Ở xã cần tổ chức nghiên cứu cho
Hội đồng nhân dân, Ủy ban hành chính và các ngành, đồng thời phổ biến cho các
ban quản trị hợp tác xã và nhân dân trước lúc thi hành.
2. Ủy ban hành chính tỉnh,
huyện cần có kế hoạch cải tiến, lề lối làm việc của cấp mình và thông tri cho
các xã.
Ủy ban hành chính xã cần có đề
án dự kiến sắp xếp tổ chức, bố trí cán bộ, và lề lối làm việc mới của xã để báo
cáo lên Ủy ban hành chính huyện quyết định.
3. Quyền hạn xét duyệt
thành lập các ban chuyên môn, bổ sung ủy viên Ủy ban xã, quy định số lượng cán
bộ chuyên trách của mỗi xã do Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh quyết định và
báo cáo cho Bộ Nội vụ biết. Các tỉnh thuộc khi tự trị Việt Bắc báo cáo cho Ủy
ban hành chính khu và Bộ Nội vụ biết.
Quyền hạn xét duyệt danh sách
cán bộ chuyên trách, cán bộ trưởng phó ban và lề lối làm việc ở xã do Ủy ban
hành chính huyện quyết định và báo cáo cho Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh
biết.
4. Trong khi thi hành cần
nắm vững phương châm tích cực và vững chắc tiến dần từng đợt theo khả năng và
hoàn cảnh của địa phương. Ủy ban hành chính tỉnh, huyện cần chọn một số xã các
loại (Hợp tác xã quy mô thôn, hợp tác xã quy mô toàn xã, miền núi, miền biển,
thị trấn) làm thí điểm trước để rút kinh nghiệm lãnh đạo chung.
5. Kế hoạch thi hành cần
được kết hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức và Ban Công tác nông thôn, dưới sự lãnh đạo
thống nhất của cấp ủy Đảng, đồng thời phải kết hợp với công tác trọng tâm và
công tác trước mắt của địa phương.
6. Việc kiểm tra theo dõi
phải liên tục, báo cáo thường xuyên kịp thời. Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh
báo cáo cho Bộ tôi biết kế hoạch tiến hành, kết quả các xã thí điểm và kết
quả các đợt sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.
Công tác cải tiến tổ chức, sửa đổi
lề lối làm việc lần này có tầm quan trọng đặc biệt đối với xã. Việc tiến hành
tuy có nhiều thuận lợi, nhưng cũng có nhiều khó khăn nhất là khó khăn về tư tưởng
địa vị, suy bì đãi ngộ, bảo thủ, bản vị và tập quán lề lối làm việc cũ từ trước
đến nay.
Bộ tôi mong Ủy ban hành chính
khu, thành, tỉnh chú ý tăng cường sự lãnh đạo và tăng cường cán bộ chuyên trách
để bảo đảm việc thi hành có kết quả. Trong lúc tiến hành nếu gặp trở ngại gì,
các địa phương trao đổi với Bộ tôi để góp thêm ý kiến.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG
Lê Tất Đắc
|