Thông tư 28-TC/TQĐ-1974 quy định và hướng dẫn chế độ nộp cho ngân sách Nhà nước thay thuế hàng hóa đối với những mặt hàng do kinh tế tập thể và kinh tế cá thể sản xuất theo chế độ gia công, thu mua của Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 28-TC/TQĐ
Ngày ban hành 31/12/1974
Ngày có hiệu lực 01/01/1975
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trịnh Văn Bính
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 28-TC/TQĐ

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 1974 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ NỘP CHO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THAY THUẾ HÀNG HÓA ĐỐI VỚI NHỮNG MẶT HÀNG DO KINH TẾ TẬP THỂ VÀ KINH TẾ CÁ THỂ SẢN XUẤT THEO CHẾ ĐỘ GIA CÔNG, THU MUA CỦA NHÀ NƯỚC

Căn cứ điều 2, Điều lệ thuế hàng hóa ban hành theo quyết nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 487-NQ/Quốc hội/K4 ngày 26-9-1974 và Thông tư số 258-CP ngày 29-11-1974 của Hội đồng Chính phủ , Bộ Tài chính quy định và hướng dẫn chế độ cho ngân sách Nhà nước đối với những mặt hàng do các tổ chức sản xuất tập thể và những sản xuất riêng lẻ sản xuất theo chế độ gia công, thu mua của Nhà nước, hiện nay đang nộp thuế hàng hóa theo điều lệ cũ (do Thủ tướng Chính phủ  ban hành theo số 426-TTg ngày 18-12-1954), như sau:

1. Đối với những mặt hàng do các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh cho gia công, thu mua:

a) Trường hợp xí nghiệp là đơn vị đã áp dụng chế độ nộp tích lũy tiền tệ cho ngân sách Nhà nước dưới hình thức thu quốc doanh:

Nếu xí nghiệp cho gia công những mặt hàng có trong danh mục hàng phải nộp thu quốc doanh (hàng dệt kim, vải, lụa …) mà hiện nay lại đang nộp thuế hàng hóa, thì nay phải tính và nộp cho ngân sách Nhà nước dưới hình thức thu quốc doanh như đã quy định trong thông báo số 21-TB ngày 13-06-1964 của Phủ thủ tướng.

Nếu xí nghiệp cho gia công những sản phẩm chi tiết (như nhà máy rượu, nhà máy Văn phòng phẩm cho gia công nút chai, nắp lọ … - nhà máy pin cho gia công nắp pin, v.v…), trước đây phải nộp thuế hàng hóa, thì nay phần thuế hàng hóa này chuyển nộp dưới hình thức lợi nhuận.

b) Trường hợp xí nghiệp là đơn vị áp dụng chế độ nộp tích lũy tiền tệ cho ngân sách Nhà nước dưới hình thức thuế (thuế doanh nghiệp, thuế hàng hóa theo điều lệ cũ) và lợi nhuận.

Nếu xí nghiệp vừa nộp thuế doanh nghiệp trên toàn bộ doanh số các sản phẩm hoàn chỉnh bán ra, vừa nộp thuế hàng hóa về các sản phẩm chi tiết cho gia công (như xí nghiệp dược phẩm vừa nộp thuế doanh nghiệp trên doanh số các loại thuốc bán ra, vừa nộp thuế hàng hóa về nút chai, nắp lọ … cho gia công) thì nay không phải nộp thuế hàng hóa về các sản phẩm chi tiết cho gia công nữa: phần thuế hàng hóa này chuyển nộp ngân sách Nhà nước dưới hình thức lợi nhuận.

Nếu xí nghiệp vừa nộp thuế hàng hóa về các phụ tùng cho gia công, vừa nộp thuế hàng hóa về các sản phẩm hoàn chỉnh khi bán ra (như nhà máy sản xuất xe đạp vừa nộp thuế hàng hóa về các phụ tùng cho gia công: moay-ơ, bàn đạp, trục … vừa nộp thuế hàng hóa trên từng cái xe đạp khi bán ra), thì nay không nộp thuế hàng hóa vào các phụ tùng cho gia đình để lắp thành xe đạp mà chỉ nộp thuế hàng hóa trên từng cái xe đạp; nhưng nếu các phụ tùng này lại thông qua thương nghiệp bán ra thị trường thì trong khi chờ đợi Nhà nước ban hành chế độ thu mới thích hợp, tạm thời thu theo chế độ thu hiện đang áp dụng đối với phụ tùng do nhà máy tự sản xuất và bán ra thị trường.

2. Đối với những mặt hàng do các xí nghiệp quốc doanh thuộc ngành nội thương, vật tư … cho gia công hoặc thu mua  mà trước đây các xí nghiệp này phải nộp thuế hàng hóa lúc nhập kho hàng hóa hoặc lúc thanh toán tiền hàng với người mua, người bán, thì nay khoản tiền thuế hàng hóa này chuyển nộp cho ngân sách Nhà nước dưới hình thức chênh lệch giá gia công hoặc  chênh lệch giá thu mua (trong chênh lệch giá gia công, chênh lệch giá thu mua bao gồm cả phần thuế hàng hóa hiện đang phải nộp); cụ thể:

a) Đối với các đơn vị cho gia công đã tổ chức hạch toán kinh tế độc lập:

Chênh lệch giá gia công = giá bán lẻ trừ (-) chiết khấu thương nghiệp định mức, trừ (-) giá thành kế hoạch, trừ (-) chi phí tiêu thụ; khoản chênh lệch này nộp lúc bán hàng ra và thu được tiền về.

b) Đối với các đơn vị cho gia công, phụ thuộc, chưa tổ chức hạch toán kinh tế độc lập:

Chênh lệch giá gia công = giá chỉ đạo nhập kho trừ (-) giá thành kế hoạch; khoản chênh lệch này nộp lúc hàng hóa nhập kho.

c) Đối với các đơn vị thu mua hàng tiểu thủ công nghiệp, hàng công nghiệp nhập khẩu và các hàng công nghiệp khác:

Chênh lệch giá thu mua = giá chỉ đạo nhập kho trừ (-) giá chỉ đạo nhập kho trừ (-) giá mua thực tế; khoản chênh lệch này nộp lúc hàng hóa nhập kho.

d) Đối với các đơn vị thu mua hàng nông sản thực phẩm:

Chênh lệch giá thu mua = giá chỉ đạo thu mua trừ (-) giá mua thực tế; khoản chênh lệch này nộp lúc thanh toán tiền hàng với người bán.

3.Biện pháp kê khai thu nộp khoản chênh lệch giá gia công, chênh lệch giá thu mua.

a) Khoản chênh lệch giá gia công của đơn vị cho gia công đã tổ chức hạch toán kinh tế độc lập, nộp ngân sách Nhà nước lúc bán hàng ra thu được tiền về:

- Đối với các đơn vị cho gia công tương đối ít mặt hàng hạch toán được rành mạch, thì nộp theo từng chuyến bán hàng; mỗi lần xuất kho, làm hóa đơn bán hàng và giấy nhờ ngân hàng thu tiền, thì ngay trên hóa đơn và giấy nhờ thu, xí nghiệp phải ghi rõ số chênh lệch phát sinh phải nộp ngân sách. Khi thu được tiền hàng về (nhận được giấy báo Có) xí nghiệp phải làm tờ khai kiêm ủy nhiệm chỉ yêu cầu Ngân hàng trích nộp vào ngân sách Nhà nước khoản chênh lệch giá gia công của chuyến hàng đó.

- Đối với các đơn vị cho gia công nhiều mặt hàng phức tạp, chưa hạch toán được rành mạch từng mặt hàng, thì tạm thời nộp theo tỷ lệ. Hàng tháng, quý, năm, đơn vị phải xây dựng kế hoạch nộp chênh lệch giá gia công; định kỳ (một tháng mất kỳ, do cơ quan thu địa phương quy định) căn cứ tỷ lệ kế hoạch nộp chênh lệch vào ngân sách Nhà nước. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, sau khi lập được bảng quyết toán phải căn cứ vào số liệu thực tế trên quyết toán mà điều chỉnh: thiếu thì nộp thêm, thừa thì trừ vào lần sau, hoặc ngân sách thoái thu nếu đơn vị yêu cầu:

b) Khoản chênh lệch giá gia công của đơn vị gia công phụ thuộc cũng như khoản chênh lệch giá thu mua đều phải nộp ngân sách lúc hàng nhập kho của xí nghiệp: mỗi khi hàng nhập kho, xí nghiệp phải làm tờ khai (kiêm ủy nhiệm chi) yêu cầu ngân hàng trích nộp vào ngân sách Nhà nước khoản chênh lệch giá phát sinh, về số hàng hóa nhập kho.

4. Các quy định trong Thông tư này thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1975.

5. Đối với những mặt hàng do các xí nghiệp quốc doanh thuộc ngành ngoại thương cho gia công hoặc thu mua, có trong danh mục phải nộp thuế hàng hóa theo điều lệ cũ, Bộ Tài chính sẽ có quy định riêng.

6. Thi hành chế độ nộp chênh lệch giá gia công hay chênh lệch giá thu mua vào ngân sách thay cho thuế hàng hoá, như đã quy định trên đây, thì:

- Ở những tỉnh có hàng hoá do xí nghiệp quốc doanh địa phương (cấp III) gia công hay thu mua, phần thuế hàng hoá trước đây điều tiết thu cho ngân sách trung ương nay được thu toàn bộ cho ngân sách địa phương: trường hợp này thu thường xuyên của ngân sách địa phương sẽ tăng.

[...]