Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Số hiệu | 28/2014/TT-BVHTTDL |
Ngày ban hành | 31/12/2014 |
Ngày có hiệu lực | 01/03/2015 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch |
Người ký | Hoàng Tuấn Anh |
Lĩnh vực | Thương mại,Văn hóa - Xã hội |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Số: 28/2014/TT-BVHTTDL |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2014 |
Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng;
Căn cứ Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu;
Căn cứ Nghị định số 86/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật quản lý chuyên ngành văn hóa.
2. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam, các tổ chức, cá nhân khác (sau đây gọi là Thương nhân) có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định tại Luật Thương mại thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại vũ khí thể thao trong việc tập luyện và thi đấu thể thao được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BVHTTDL-BCA ngày 18/10/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Công an quy định trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí thể thao trong tập luyện và thi đấu thể thao.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác
- Phim là tác phẩm điện ảnh bao gồm phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại phim khác;
- Phim nhựa là phim được sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật điện ảnh, được ghi trên vật liệu phim nhựa để chiếu trên màn ảnh thông qua máy chiếu phim;
- Phim video là phim sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật video, được ghi trên băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phát thông qua thiết bị video;
- Phim kỹ thuật số là phim được sản xuất bằng công nghệ kỹ thuật số được ghi lại dưới dạng các tập dữ liệu tin học lưu trong đĩa số, ổ cứng, băng từ và các vật liệu lưu trữ thông tin số khác để phát thông qua thiết bị kỹ thuật số;
- Phim truyền hình là phim video, phim kỹ thuật số để phát trên sóng truyền hình;
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Số: 28/2014/TT-BVHTTDL |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2014 |
Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng;
Căn cứ Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu;
Căn cứ Nghị định số 86/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật quản lý chuyên ngành văn hóa.
2. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam, các tổ chức, cá nhân khác (sau đây gọi là Thương nhân) có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định tại Luật Thương mại thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại vũ khí thể thao trong việc tập luyện và thi đấu thể thao được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BVHTTDL-BCA ngày 18/10/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Công an quy định trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí thể thao trong tập luyện và thi đấu thể thao.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác
- Phim là tác phẩm điện ảnh bao gồm phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại phim khác;
- Phim nhựa là phim được sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật điện ảnh, được ghi trên vật liệu phim nhựa để chiếu trên màn ảnh thông qua máy chiếu phim;
- Phim video là phim sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật video, được ghi trên băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phát thông qua thiết bị video;
- Phim kỹ thuật số là phim được sản xuất bằng công nghệ kỹ thuật số được ghi lại dưới dạng các tập dữ liệu tin học lưu trong đĩa số, ổ cứng, băng từ và các vật liệu lưu trữ thông tin số khác để phát thông qua thiết bị kỹ thuật số;
- Phim truyền hình là phim video, phim kỹ thuật số để phát trên sóng truyền hình;
- Băng phim, đĩa phim là sản phẩm của phim video, phim kỹ thuật số hoặc được in sang từ phim nhựa.
b) Sản phẩm nghe nhìn khác ghi trên mọi chất liệu là các bản ghi âm, ghi hình, phần mềm được chứa trong băng cát-xét, băng video, đĩa CD, VCD, DVD, CD-ROM, đĩa vi tính, IC chips, ổ cứng và các loại phương tiện, máy móc, thiết bị vật liệu và kỹ thuật số khác.
2. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
a) Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản.
b) Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng; hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.
3. Máy trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trả thưởng và thiết bị chuyên dùng cho trò chơi ở sòng bạc (casino) là hàng hóa, máy, trang thiết bị có nội dung, hình ảnh hoặc cài đặt sẵn nội dung trò chơi điện tử, vui chơi giải trí khác mà người tham gia có thể trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao.
1. Hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khi xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện các quy định về thẩm định, phê duyệt nội dung và đáp ứng đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu chuyên ngành theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Mã số HS của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Mã số HS không quy định về nội dung hay quyền sở hữu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
a) Có kết quả thẩm định, phê duyệt nội dung của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Quyền sở hữu hoặc chiếm hữu, sử dụng hợp pháp đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu.
4. Thương nhân có trách nhiệm khai báo đầy đủ các nội dung văn hoá, vui chơi giải trí chứa trong máy móc, thiết bị hoặc sản phẩm nghe nhìn khác ghi trên mọi chất liệu xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp không khai báo nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
5. Hồ sơ của Thương nhân gửi các cơ quan có thẩm quyền nếu có văn bản, tài liệu, nội dung sản phẩm ghi bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Thương nhân tự chịu trách nhiệm với nội dung bản dịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này.
6. Cách thức nộp phí, lệ phí và trả kết quả:
a) Thương nhân có nghĩa vụ nộp phí, lệ phí thẩm định nội dung sản phẩm văn hóa theo quy định của pháp luật hiện hành, nộp trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ, chuyển khoản hoặc gửi qua đường bưu điện;
b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện theo đề nghị của Thương nhân.
Mục 1. QUY ĐỊNH VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
Điều 4. Hàng hóa cấm xuất khẩu
1. Hàng hoá có nội dung:
a) Kích động nhân dân chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khoẻ và hủy hoại môi trường sinh thái;
c) Có nội dung không phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa và truyền thống của dân tộc;
d) Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
đ) Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
2. Các sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam.
a) Cá thể hoặc bộ phận hóa thạch người, động vật, thực vật thuộc thời kỳ Tiền sử Việt Nam;
b) Cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thuộc thời kỳ Tiền sử và Sơ sử Việt Nam;
c) Tài liệu bằng các chất liệu có giá trị đối với việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia Việt Nam và anh hùng dân tộc, danh nhân có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia Việt Nam;
d) Di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thuộc các giai đoạn lịch sử Việt Nam trước tháng 9 năm 1945;
đ) Bản thảo tác phẩm văn học, bản gốc tác phẩm tạo hình (hội họa, đồ họa, điêu khắc), tác phẩm nhiếp ảnh có giá trị cao về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có tác dụng và ảnh hưởng lớn trong xã hội được sáng tác từ tháng 9 năm 1945 đến nay;
e) Di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học thuộc di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và kiểm kê;
g) Di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học của các dân tộc thiểu số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được sản xuất, sáng tạo trước năm 1975;
h) Di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu biểu liên quan đến các sự kiện quan trọng và sự nghiệp của các Nhà hoạt động cách mạng tiêu biểu, Nhà hoạt động chính trị, quân sự xuất sắc trong thời kỳ thành lập Đảng, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước từ tháng 9 năm 1945 đến nay;
i) Cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học có xuất xứ từ nước ngoài (trừ trường hợp tạm nhập khẩu - tái xuất khẩu);
k) Đồ cổ trên 100 tuổi.
Danh mục cụ thể loại di vật, cổ vật cấm xuất khẩu được quy định tại Thông tư số 19/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định loại di vật, cổ vật không được mang ra nước ngoài và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Điều 5. Hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép
1. Di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội: Khi xuất khẩu phải có giấy phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp theo các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.
2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục cấp phép: Cục Di sản Văn hóa.
3. Thủ tục xin cấp giấy phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài:
Thương nhân đề nghị cấp giấy phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Di sản văn hóa. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị gửi Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Mẫu 01 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Giấy chứng nhận chuyển quyền sở hữu của chủ sở hữu cũ;
c) Hồ sơ đăng ký di vật, cổ vật.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo cho Thương nhân đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài. Trường hợp không cấp giấy phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp là căn cứ để Thương nhân làm thủ tục xuất khẩu tại hải quan.
Mục 2. QUY ĐỊNH VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ
Điều 6. Hàng hóa cấm nhập khẩu
1. Hàng hóa có nội dung:
a) Kích động nhân dân chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khoẻ và hủy hoại môi trường sinh thái;
c) Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
d) Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
đ) Không phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa và truyền thống của dân tộc.
2. Các sản phẩm văn hóa đã có quyết định đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy hoặc vi phạm các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.
Điều 7. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh
1. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu vào Việt Nam phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nội dung.
2. Thẩm quyền phê duyệt nội dung tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu:
a) Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tiếp nhận hồ sơ và phê duyệt nội dung tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh do các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương nhập khẩu;
b) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận hồ sơ và phê duyệt nội dung tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh do các đối tượng còn lại thuộc địa phương nhập khẩu.
3. Thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu:
Thương nhân đề nghị phê duyệt nội dung tác phẩm nhập khẩu gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị của Thương nhân nhập khẩu (Mẫu 02 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Hình ảnh tác phẩm nhập khẩu, nêu rõ chất liệu, kích thước, nguồn gốc của tác phẩm;
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo cho Thương nhân đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản trả lời kết quả phê duyệt nội dung tác phẩm nhập khẩu. Trường hợp không phê duyệt nội dung tác phẩm, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Văn bản phê duyệt nội dung tác phẩm là cơ sở để Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan.
Điều 8. Tác phẩm điện ảnh, sản phẩm nghe nhìn
1. Tác phẩm điện ảnh:
a) Tác phẩm điện ảnh nhập khẩu vào Việt Nam phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nội dung.
b) Thẩm quyền phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu:
- Cục Điện ảnh tiếp nhận hồ sơ và xem xét cấp Giấy phép phổ biến phim đối với:
+ Phim truyện do cơ sở điện ảnh trong cả nước nhập khẩu, trừ trường hợp phim truyện của các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương đáp ứng được các điều kiện về sản xuất và nhập khẩu phim theo quy định.
+ Phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh thuộc Trung ương sản xuất hoặc nhập khẩu;
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ và xem xét cấp Giấy phép phổ biến phim đối với phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh thuộc địa phương nhập khẩu.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ cấp và xem xét cấp Giấy phép phổ biến phim truyện khi năm trước liền kề, các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương đáp ứng các điều kiện sau:
+ Sản xuất ít nhất 10 phim truyện nhựa được phép phổ biến;
+ Nhập khẩu ít nhất 40 phim truyện nhựa được phép phổ biến.
Nếu trong năm, địa phương không đáp ứng được hai điều kiện quy định tại khoản này thì năm kế tiếp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch không còn thẩm quyền cấp Giấy phép phổ biến phim truyện.
- Hàng năm, từ ngày 25 đến ngày 31 tháng 12, căn cứ vào số lượng phim truyện nhựa sản xuất và nhập khẩu được phép phổ biến của các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương trong năm đó, Cục Điện ảnh có trách nhiệm thông báo cho Tổng cục Hải quan danh sách các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đủ điều kiện cấp Giấy phép phổ biến phim truyện trong năm tiếp theo.
- Đối với tác phẩm điện ảnh nhập khẩu để phát sóng trên truyền hình:
Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm quyết định việc phát sóng trên đài truyền hình của mình tác phẩm điện ảnh do mình nhập khẩu.
c) Đối tượng được phép nhập khẩu:
Thương nhân có chức năng kinh doanh nhập khẩu phim, chiếu phim, phân phối phim; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh, thành phố.
d) Thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu:
Thương nhân đề nghị phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Điện ảnh hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký xét duyệt nội dung tác phẩm (Mẫu 03 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);
- Văn bản chứng minh nguồn gốc hợp pháp của tác phẩm hoặc sản phẩm;
- Tác phẩm đề nghị xét duyệt nội dung để nhập khẩu;
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo cho Thương nhân đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản trả lời kết quả phê duyệt nội dung tác phẩm. Trường hợp không phê duyệt nội dung tác phẩm, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấp phép phổ biến phim hoặc văn bản phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền cấp là căn cứ để Thương nhân làm thủ tục thông quan tại hải quan.
2. Bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung các loại hình nghệ thuật biểu diễn, thời trang, người đẹp, thể thao:
a) Bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu nhập khẩu phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép phê duyệt nội dung.
b) Thẩm quyền cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu nhập khẩu:
- Cục Nghệ thuật biểu diễn tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu do các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương nhập khẩu.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu do các đối tượng còn lại thuộc địa phương nhập khẩu.
c) Thủ tục cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu:
Thương nhân đề nghị cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Nghệ thuật biểu diễn hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép phê duyệt nội dung (Mẫu 04 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);
- Danh mục tác giả, tác phẩm, người biểu diễn;
- Bản nhạc và lời hoặc kịch bản văn học (đối với tác phẩm nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt do đơn vị dịch thuật có tư cách pháp nhân chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch);
- Bản ghi âm, ghi hình có nội dung ca múa nhạc, sân khấu;
- Mẫu vỏ bản ghi âm, ghi hình (nếu có);
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo cho Thương nhân đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Nghệ thuật biểu diễn hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm cấp giấy phép phê duyệt nội dung. Trường hợp không cấp giấy phép phê duyệt phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
d) Sản phẩm nhập khẩu là bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách không chứa nội dung nghệ thuật biểu diễn, thời trang, người đẹp, thể thao và vui chơi giải trí thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Đối với các sản phẩm nghe nhìn được chứa trong máy móc, thiết bị, linh kiện, phương tiện hoặc sản phẩm nghe nhìn khác ghi trên mọi chất liệu có nội dung vui chơi giải trí, trò chơi điện tử (trừ trò chơi điện tử trực tuyến và trò chơi điện tử quy định tại Điều 10) và nội dung văn hóa khác không phải là sản phẩm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết trên cơ sở hồ sơ đề nghị nhập khẩu của Thương nhân.
a) Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ:
- Vụ Kế hoạch, Tài chính - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của Thương nhân có đăng ký hoạt động đầu tư hoặc trụ sở chính và chi nhánh tại địa bàn 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận và giải quyết hồ sơ nhập khẩu của các đối tượng còn lại thuộc địa phương nhập khẩu.
b) Thủ tục đề nghị nhập khẩu hàng hóa:
Thương nhân đề nghị nhập khẩu gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Vụ Kế hoạch, Tài chính - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị nhập khẩu sản phẩm (Mẫu 05 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);
- Bản mô tả nội dung, hình ảnh, cách thức vận hành/sử dụng, chủng loại, số lượng, tính năng của từng loại hàng hóa và các thông tin liên quan khác đến sản phẩm nhập khẩu (nếu có);
- Mẫu sản phẩm đề nghị nhập khẩu.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo cho Thương nhân đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ có văn bản trả lời kết quả chấp thuận hoặc từ chối đề nghị nhập khẩu của Thương nhân và nêu rõ lý do.
Văn bản chấp thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là căn cứ để Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan. Cơ quan hải quan làm thủ tục xác nhận thông quan cho hàng hóa sau khi có văn bản thẩm định, phê duyệt nội dung của cơ quan chuyên ngành văn hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
c) Đối với những sản phẩm nghe nhìn thuộc loại mới mà cơ quan có thẩm quyền địa phương không xác định được thể loại, loại hình hàng hóa và hình thức quản lý nhập khẩu của hàng hóa đó, cơ quan có thẩm quyền ở địa phương có văn bản thông báo yêu cầu thương nhân gửi hồ sơ nhập khẩu đến Vụ Kế hoạch, Tài chính - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xem xét, giải quyết thủ tục nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
1. Phải đảm bảo mới 100%; chưa qua sử dụng.
2. Đảm bảo chất lượng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em theo quy định tại Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/6/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em - QCVN 3:2009/BKHCN.
3. Có nội dung, hình thức, kiểu dáng, tính năng sử dụng không có hại đến giáo dục, phát triển nhân cách, không gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em, không vi phạm các quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
Đồ chơi trẻ em đáp ứng các điều kiện nêu trên được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại cơ quan hải quan.
1. Việc nhập khẩu máy trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trả thưởng dành cho người nước ngoài và thiết bị chuyên dùng cho trò chơi ở sòng bạc phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu và danh mục hàng hóa nhập khẩu.
2. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ: Vụ Kế hoạch, Tài chính - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Đối tượng được phép nhập khẩu: Thương nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các loại giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý có giá trị tương đương khác và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, kinh doanh sòng bạc.
4. Điều kiện nhập khẩu:
- Máy, thiết bị nhập khẩu mới 100%, có nội dung, hình ảnh, âm thanh, hình thức bảo đảm chất lượng, phù hợp với thẩm mỹ của người Việt Nam và không vi phạm các điều kiện quy định về nội dung cấm phổ biến, lưu hành tại Việt Nam;
- Có địa điểm lắp đặt, kinh doanh máy, thiết bị nhập khẩu đúng với nội dung đăng ký kinh doanh đã được cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch còn hiệu lực theo quy định của pháp luật tại thời điểm nhập khẩu;
- Tuân thủ các điều kiện khác theo quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, kinh doanh sòng bạc.
5. Thủ tục đề nghị xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu và danh mục hàng hóa nhập khẩu:
Thương nhân đề nghị xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa và danh mục hàng hóa nhập khẩu gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Vụ Kế hoạch, Tài chính - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa và danh mục hàng hóa nhập khẩu của Thương nhân (Mẫu 06 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) trong đó nêu rõ tên, chủng loại, hãng, nhà sản xuất của máy, thiết bị, linh kiện nhập khẩu và loại hình trò chơi điện tử có thưởng; số lượng, trị giá của từng mặt hàng; thời hạn và tổng số máy được phép kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài của doanh nghiệp; địa điểm lắp đặt máy, thiết bị nhập khẩu; địa chỉ kinh doanh của doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến số lượng và chủng loại máy (nếu có);
- Hồ sơ (catalogue) ghi rõ các tính năng, kiểu dáng, nội dung, chương trình cài đặt, mô tả cách thức chơi, chủng loại, hãng, nhà sản xuất, cung cấp và các tài liệu chứng minh về hãng, nhà sản xuất, cung cấp và tổ chức kiểm định độc lập hoặc cung cấp dịch vụ kiểm định máy, thiết bị xin nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo cho doanh nghiệp đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu và danh mục hàng hóa nhập khẩu của Thương nhân. Trường hợp Thương nhân không thuộc đối tượng được phép nhập khẩu hoặc chưa đủ điều kiện nhập khẩu, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận cho Thương nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa và danh mục hàng hóa được nhập khẩu là căn cứ để cơ quan hải quan cho phép thương nhân được đưa hàng về địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc kho của doanh nghiệp bảo quản để chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành của cơ quan văn hóa. Cơ quan hải quan làm thủ tục xác nhận thông quan cho số hàng hóa mang về bảo quản này sau khi có văn bản thẩm định, phê duyệt nội dung của cơ quan chuyên ngành văn hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc vận chuyển, bảo quản đối với hàng hóa nhập khẩu được phép mang về bảo quản cho đến khi hàng hóa được thông quan.
6. Đối với những Thương nhân nhập khẩu bổ sung hoặc thay thế số máy, thiết bị đang kinh doanh, ngoài những nội dung hồ sơ kê khai tại khoản 5 Điều này, đơn đề nghị xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa và danh mục hàng hóa nhập khẩu của Thương nhân cần ghi rõ tổng số máy doanh nghiệp được phép kinh doanh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; bản kê chi tiết số máy, thiết bị, chủng loại hiện có đang kinh doanh; số máy, thiết bị dự phòng hiện có, đã tiêu hủy, hoặc xin phép tiêu hủy; ngày nhập khẩu những máy, thiết bị đã nhập khẩu này và các thông tin khác có liên quan đến số lượng và chủng loại máy (nếu có).
Thủ tục đề nghị xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa và danh mục hàng hóa nhập khẩu bổ sung hoặc thay thế số máy, thiết bị trò chơi điện tử thực hiện như quy định tại khoản 5 Điều này.
Mục 3. QUY ĐỊNH VỀ MUA, BÁN, PHÂN PHỐI HÀNG HÓA
Điều 11. Mua, bán, phân phối hàng hóa
1. Chỉ những hàng hóa đáp ứng đủ điều kiện nhập khẩu và đã được nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này mới được phép mua, bán, phân phối tại Việt Nam.
Thương nhân nhập khẩu chỉ được phép kinh doanh phân phối sản phẩm nghe nhìn tại thị trường Việt Nam nếu có chức năng kinh doanh dịch vụ phân phối sản phẩm nghe nhìn này tại Việt Nam.
2. Hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều 8 do Thương nhân thuộc địa phương nhập khẩu và hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều 8 và Điều 10 Thông tư này chỉ được phép thông quan và đưa vào kinh doanh, sử dụng, phân phối sau khi đã được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra hoặc thẩm định, phê duyệt nội dung và dán tem, nhãn kiểm soát, lưu hành đối với hàng hóa đủ điều kiện phổ biến, lưu hành theo quy định của pháp luật.
Đối với hàng hóa không đáp ứng đủ điều kiện phổ biến, lưu hành theo quy định của pháp luật, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản yêu cầu Thương nhân phải tái xuất hoặc tiêu hủy và báo cáo kết quả thẩm định này cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền cấp trên, đồng thời gửi cho cơ quan hải quan để phối hợp thực hiện hoàn tất thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật.
3. Trừ trường hợp có quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật chuyên ngành khác, trên cơ sở đề nghị của thương nhân và văn bản phê duyệt nội dung, xác nhận danh mục hoặc xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa của cơ quan có thẩm quyền và các hồ sơ tài liệu liên quan khác theo quy định của pháp luật, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc kiểm tra hoặc thẩm định, phê duyệt nội dung và dán tem, nhãn kiểm soát, lưu hành cho hàng hóa nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều này. Tem, nhãn phải đảm bảo có tối thiểu các thông tin sau:
- Tên cơ quan kiểm tra, thẩm định, phê duyệt nội dung hàng hóa nhập khẩu;
- Tên hàng hóa và các thông tin cơ bản liên quan đến hàng hóa;
- Ngày kiểm tra, thẩm định, phê duyệt nội dung và ngày dán tem, nhãn;
- Tem, nhãn phải có chữ ký của người có thẩm quyền, có đóng dấu của cơ quan dán tem;
- Các ký, mã hiệu riêng trên tem, nhãn (nếu cần thiết).
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2015.
2. Thông tư này thay thế:
a) Thông tư số 48/2006/TT-BVHTT ngày 05/05/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.
b) Thông tư số 95/2006/TT-BVHTT ngày 06/12/2006 bổ sung Thông tư số 48/2006/TT-BVHTT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Vụ Kế hoạch, Tài chính) để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHÂN LOẠI THEO
MÃ SỐ HS THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU
LỊCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
I. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
Danh mục này được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu. Nguyên tắc sử dụng danh mục này như sau:
1. Các trường hợp chỉ liệt kê mã 4 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc nhóm 4 số này đều được áp dụng.
2. Các trường hợp chỉ liệt kê mã 6 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc phân nhóm 6 số này đều được áp dụng.
3. Các trường hợp ngoài mã 4 số và 6 số còn chi tiết đến mã 8 số thì chỉ những mã 8 số đó mới được áp dụng.
4. Trường hợp sau khi đã thực hiện việc xác định mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà vẫn chưa xác định được hàng hóa đó thuộc mã số HS nào trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (hoặc hàng hóa đó chưa có mã số HS) thì khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu hàng hóa đó để tiến hành thẩm định của cơ quan quản lý chuyên ngành phục vụ cho việc phân loại theo mã HS.
II. DANH MỤC CỤ THỂ:
Chương |
Mã hàng |
Mô tả hàng hoá |
||
Chương 37 |
37.06 |
Phim điện ảnh đã phơi sáng và đã tráng, đã hoặc chưa có rãnh tiếng hoặc chỉ có duy nhất rãnh tiếng. |
||
3706.10 |
- Loại chiều rộng từ 35 mm trở lên: |
|||
3706.10.10 |
- - Phim thời sự, phim du lịch, phim kỹ thuật và phim khoa học |
|||
3706.10.30 |
- - Phim tài liệu khác |
|||
3706.10.40 |
- - Loại khác, chỉ có duy nhất rãnh tiếng |
|||
3706.10.90 |
- - Loại khác |
|||
3706.90 |
- Loại khác: |
|||
3706.90.10 |
- - Phim thời sự, phim du lịch, phim kỹ thuật và phim khoa học |
|||
3706.90.30 |
- - Phim tài liệu khác |
|||
3706.90.40 |
- - Loại khác, chỉ có duy nhất rãnh tiếng |
|||
3706.90.90 |
- - Loại khác |
|||
|
|
|||
|
||||
Chương 49 |
4904.00.00 |
Bản nhạc, in hoặc viết tay, đã hoặc chưa đóng thành quyển hoặc minh họa tranh ảnh. |
||
|
||||
Chương 85 |
85.23 |
Đĩa, băng, các thiết bị lưu trữ bền vững, thể rắn (các thiết bị bán dẫn không mất dữ liệu khi không có nguồn điện cung cấp), “thẻ thông minh” và các phương tiện lưu giữ thông tin khác để ghi âm hoặc ghi các hiện tượng khác, đã hoặc chưa ghi, kể cả bản khuôn mẫu và bản gốc để sản xuất ghi đĩa, nhưng không bao gồm các sản phẩm của Chương 37. |
||
|
- Phương tiện lưu trữ thông tin bằng từ: |
|||
8523.21 |
- - Thẻ có dải từ: |
|||
8523.21.10 |
- - - Chưa ghi |
|||
8523.21.90 |
- - - Loại khác |
|||
8523.29 |
- - Loại khác: |
|||
|
- - - Băng từ, có chiều rộng không quá 4 mm: |
|||
|
- - - - Loại chưa ghi: |
|||
8523.29.11 |
- - - - - Băng máy tính |
|||
8523.29.19 |
- - - - - Loại khác |
|||
|
- - - - Loại khác: |
|||
8523.29.21 |
- - - - - Băng video |
|||
8523.29.29 |
- - - - - Loại khác |
|||
|
- - - Băng từ, có chiều rộng trên 4 mm nhưng không quá 6,5 mm: |
|||
|
- - - - Loại chưa ghi: |
|||
8523.29.31 |
- - - - - Băng máy tính |
|||
8523.29.33 |
- - - - - Băng video |
|||
8523.29.39 |
- - - - - Loại khác |
|||
|
- - - - Loại khác: |
|||
8523.29.41 |
- - - - - Băng máy tính |
|||
8523.29.42 |
- - - - - Loại dùng cho phim điện ảnh |
|||
8523.29.43 |
- - - - - Loại băng video khác |
|||
8523.29.49 |
- - - - - Loại khác |
|||
|
- - - Băng từ, có chiều rộng trên 6,5 mm: |
|||
|
- - - - Loại chưa ghi: |
|||
8523.29.51 |
- - - - - Băng máy tính |
|||
8523.29.52 |
- - - - - Băng video |
|||
8523.29.59 |
- - - - - Loại khác |
|||
|
- - - - Loại khác: |
|||
8523.29.61 |
- - - - - Loại sử dụng để sao chép các tập lệnh, dữ liệu, âm thanh và hình ảnh, được ghi ở dạng mã nhị phân để máy có thể đọc được, và có thể thao tác hoặc có thể tương tác với người sử dụng, thông qua một máy xử lý dữ liệu tự động; phương tiện lưu trữ được định dạng riêng (đã ghi) |
|||
8523.29.62 |
- - - - - Loại dùng cho phim điện ảnh |
|||
8523.29.63 |
- - - - - Băng video khác |
|||
8523.29.69 |
- - - - - Loại khác |
|||
|
- - - Đĩa từ: |
|||
|
- - - - Loại chưa ghi: |
|||
8523.29.71 |
- - - - - Đĩa cứng và đĩa mềm máy vi tính |
|||
8523.29.79 |
- - - - - Loại khác |
|||
|
- - - - Loại khác: |
|||
|
- - - - - Của loại để tái tạo các hiện tượng trừ âm thanh hoặc hình ảnh: |
|||
8523.29.81 |
- - - - - - Loại thích hợp dùng cho máy vi tính |
|||
8523.29.82 |
- - - - - - Loại khác |
|||
8523.29.83 |
- - - - - Loại khác, của loại sử dụng để sao chép các tập lệnh, dữ liệu, âm thanh và hình ảnh, được ghi ở dạng mã nhị phân để máy có thể đọc được, và có thể thao tác hoặc có thể tương tác với người sử dụng, thông qua một máy xử lý dữ liệu tự động; phương tiện lưu trữ được định dạng riêng (đã ghi) |
|||
8523.29.84 |
- - - - - Loại khác, dùng cho phim điện ảnh |
|||
8523.29.89 |
- - - - - Loại khác |
|||
|
- - - Loại khác: |
|||
|
- - - - Loại chưa ghi: |
|||
8523.29.91 |
- - - - - Loại sử dụng cho máy vi tính |
|||
8523.29.92 |
- - - - - Loại khác |
|||
|
- - - - Loại khác: |
|||
|
- - - - - Loại sử dụng để tái tạo các hiện tượng trừ âm thanh hoặc hình ảnh: |
|||
8523.29.93 |
- - - - - - Loại phù hợp sử dụng cho máy vi tính |
|||
8523.29.94 |
- - - - - - Loại khác |
|||
8523.29.95 |
- - - - - Loại khác, của loại sử dụng để sao chép các tập lệnh, dữ liệu, âm thanh và hình ảnh, được ghi ở dạng mã nhị phân để máy có thể đọc được, và có thể thao tác hoặc có thể tương tác với người sử dụng, thông qua một máy xử lý dữ liệu tự động; phương tiện lưu trữ được định dạng riêng (đã ghi) |
|||
8523.29.99 |
- - - - - Loại khác |
|||
|
- Phương tiện lưu trữ thông tin quang học: |
|||
8523.41 |
- - Loại chưa ghi: |
|||
8523.41.10 |
- - - Loại thích hợp sử dụng cho máy vi tính |
|||
8523.41.90 |
- - - Loại khác |
|||
8523.49 |
- - Loại khác: |
|||
|
- - - Đĩa dùng cho hệ thống đọc bằng laser: |
|||
8523.49.11 |
- - - - Loại sử dụng để tái tạo các hiện tượng trừ âm thanh hoặc hình ảnh |
|||
|
- - - - Loại chỉ sử dụng để tái tạo âm thanh: |
|||
8523.49.12 |
- - - - - Đĩa chứa nội dung Giáo dục, kỹ thuật, khoa học, lịch sử hoặc văn hóa |
|||
8523.49.13 |
- - - - - Loại khác |
|||
8523.49.14 |
- - - - Loại khác, của loại sử dụng để sao chép các tập lệnh, dữ liệu, âm thanh và hình ảnh, được ghi ở dạng mã nhị phân để máy có thể đọc được, và có thể thao tác hoặc có thể tương tác với người sử dụng, thông qua một máy xử lý dữ liệu tự động; phương tiện lưu trữ được định dạng riêng (đã ghi) |
|||
8523.49.19 |
- - - - Loại khác |
|||
|
- - - Loại khác: |
|||
8523.49.91 |
- - - - Loại sử dụng để tái tạo các hiện tượng trừ âm thanh hoặc hình ảnh |
|||
8523.49.92 |
- - - - Loại chỉ sử dụng để tái tạo âm thanh |
|||
8523.49.93 |
- - - - Loại khác, của loại sử dụng để sao chép các tập lệnh, dữ liệu, âm thanh và hình ảnh, được ghi ở dạng mã nhị phân để máy có thể đọc được, và có thể thao tác hoặc có thể tương tác với người sử dụng, thông qua một máy xử lý dữ liệu tự động; phương tiện lưu trữ được định dạng riêng (đã ghi) |
|||
8523.49.99 |
- - - - Loại khác |
|||
|
- Phương tiện lưu trữ thông tin bán dẫn: |
|||
8523.51 |
- - Các thiết bị lưu trữ bán dẫn không xoá: |
|||
|
- - - Loại chưa ghi: |
|||
8523.51.11 |
- - - - Loại phù hợp sử dụng cho máy vi tính |
|||
8523.51.19 |
- - - - Loại khác |
|||
|
- - - Loại khác: |
|||
|
- - - - Loại sử dụng để tái tạo các hiện tượng trừ âm thanh hoặc hình ảnh: |
|||
8523.51.21 |
- - - - - Loại thích hợp sử dụng cho máy vi tính |
|||
8523.51.29 |
- - - - - Loại khác |
|||
8523.51.30 |
- - - - Loại khác, loại sử dụng để sao chép các tập lệnh, dữ liệu, âm thanh và hình ảnh, được ghi ở dạng nhị phân để máy có thể đọc được, và có khả năng thao tác hoặc có thể tương tác với người sử dụng, thông qua một máy xử lý dữ liệu tự động; phương tiện lưu trữ được định dạng riêng (đã ghi) |
|||
8523.51.90 |
- - - - Loại khác |
|||
8523.52.00 |
- - "Thẻ thông minh" |
|||
8523.59 |
- - Loại khác: |
|||
8523.59.10 |
- - - Thẻ không tiếp xúc (proximity cards) và thẻ HTML (tags) |
|||
|
- - - Loại khác, chưa ghi: |
|||
8523.59.21 |
- - - - Loại phù hợp sử dụng cho máy vi tính |
|||
8523.59.29 |
- - - - Loại khác |
|||
|
- - - Loại khác: |
|||
8523.59.30 |
- - - - Loại dùng cho tái tạo các hiện tượng trừ âm thanh hoặc hình ảnh |
|||
8523.59.40 |
- - - - Loại khác, loại sử dụng để sao chép các tập lệnh, dữ liệu, âm thanh và hình ảnh, được ghi ở dạng nhị phân để máy có thể đọc được, và có khả năng thao tác hoặc có thể tương tác với người sử dụng, thông qua một máy xử lý dữ liệu tự động; phương tiện lưu trữ được định dạng riêng (đã ghi) |
|||
8523.59.90 |
- - - - Loại khác |
|||
8523.80 |
- Loại khác: |
|||
8523.80.40 |
- - Đĩa ghi âm sử dụng kỹ thuật analog |
|||
|
- - Loại khác, chưa ghi: |
|||
8523.80.51 |
- - - Loại thích hợp sử dụng cho máy vi tính |
|||
8523.80.59 |
- - - Loại khác |
|||
|
- - Loại khác: |
|||
8523.80.91 |
- - - Loại dùng cho tái tạo các hiện tượng trừ âm thanh hoặc hình ảnh |
|||
8523.80.92 |
- - - Loại khác, loại sử dụng để sao chép các tập lệnh, dữ liệu, âm thanh và hình ảnh, được ghi ở dạng nhị phân để máy có thể đọc được, và có khả năng thao tác hoặc có thể tương tác với người sử dụng, thông qua một máy xử lý dữ liệu tự động; phương tiện lưu trữ được định dạng riêng (đã ghi) |
|||
8523.80.99 |
- - - Loại khác |
|||
|
||||
Chương 95 |
95.03 |
Xe đạp ba bánh, xe đẩy, xe có bàn đạp và đồ chơi tương tự có bánh; xe của búp bê; búp bê; đồ chơi khác; mẫu thu nhỏ theo tỷ lệ ("scale") và các mẫu đồ chơi giải trí tương tự, có hoặc không vận hành; các loại đồ chơi đố trí. |
||
9503.00.10 |
- Xe đạp ba bánh, xe đẩy, xe có bàn đạp và đồ chơi tương tự có bánh; xe của búp bê |
|||
|
- Búp bê: |
|||
9503.00.21 |
- - Búp bê, có hoặc không có trang phục |
|||
|
- - Bộ phận và phụ kiện: |
|||
9503.00.22 |
- - - Quần áo và phụ kiện quần áo; giầy và mũ |
|||
9503.00.29 |
- - - Loại khác |
|||
9503.00.30 |
- Xe điện, kể cả đường ray, đèn hiệu và các phụ kiện khác của chúng |
|||
9503.00.40 |
- Các mô hình thu nhỏ theo tỷ lệ ("scale") và các mô hình giải trí tương tự, có hoặc không vận hành |
|||
9503.00.50 |
- Đồ chơi và bộ đồ chơi xây dựng khác, bằng mọi loại vật liệu trừ plastic |
|||
9503.00.60 |
- Đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người |
|||
9503.00.70 |
- Các loại đồ chơi đố trí |
|||
|
- Loại khác: |
|||
9503.00.91 |
- - Đồ chơi, xếp khối hoặc cắt rời hình chữ số, chữ cái hoặc hình con vật; bộ xếp chữ; bộ đồ chơi tạo chữ và tập nói; bộ đồ chơi in hình; bộ đồ chơi đếm (abaci); máy may đồ chơi; máy chữ đồ chơi |
|||
9503.00.92 |
- - Dây nhảy |
|||
9503.00.93 |
- - Hòn bi |
|||
9503.00.99 |
- - Loại khác |
|||
|
|
|||
95.04 |
Các máy và bộ điều khiển trò chơi video, dụng cụ dùng cho giải trí, cho các trò chơi trên bàn hoặc trong phòng khách, kể cả bàn sử dụng trong trò chơi bắn bi (pin-table), bi-a, bàn chuyên dụng dùng cho trò chơi ở sòng bạc và các thiết bị dùng cho đường chạy bowling tự động. |
|||
9504.20 |
- Các mặt hàng và phụ kiện dùng cho trò chơi bi-a: |
|||
9504.20.20 |
- - Bàn bi-a các loại |
|||
9504.20.30 |
- - Phấn xoa đầu gậy bi-a |
|||
9504.20.90 |
- - Loại khác |
|||
9504.30 |
- Máy trò chơi khác, hoạt động bằng đồng xu, tiền giấy, thẻ ngân hàng, xèng hoặc các loại tương tự, trừ các thiết bị dùng cho đường chạy bowling tự động: |
|||
9504.30.10 |
- - Máy trò chơi pin-table hoặc các máy trò chơi tự động (có khe nhét xèng hoặc xu) |
|||
9504.30.20 |
- - Bộ phận bằng gỗ, bằng giấy hoặc bằng plastic |
|||
9504.30.90 |
- - Loại khác |
|||
9504.40.00 |
- Bộ bài |
|||
9504.50.00 |
- Các máy và bộ điều khiển game video, trừ loại thuộc phân nhóm 9504.30 |
|||
9504.90 |
- Loại khác: |
|||
9504.90.10 |
- - Các loại đồ phụ trợ để chơi bowling |
|||
9504.90.20 |
- - Trò chơi ném phi tiêu và các bộ phận và phụ kiện của chúng |
|||
|
- - Thiết bị chơi bạc và đồ phụ trợ đi kèm: |
|||
9504.90.31 |
- - - Bàn thiết kế để chơi bạc |
|||
9504.90.39 |
- - - Loại khác |
|||
|
- - Loại khác: |
|||
|
- - - Bàn thiết kế để chơi trò chơi: |
|||
9504.90.92 |
- - - - Bằng gỗ hoặc bằng plastic |
|||
9504.90.93 |
- - - - Loại khác |
|||
|
- - - Loại khác: |
|||
9504.90.94 |
- - - - Bằng gỗ hoặc bằng plastic |
|||
9504.90.99 |
- - - - Loại khác |
|||
|
|
|||
95.08 |
Vòng ngựa gỗ, đu, phòng tập bắn và các trò chơi tại khu giải trí khác; rạp xiếc lưu động và bầy thú xiếc lưu động; nhà hát lưu động. |
|||
9508.10.00 |
- Rạp xiếc lưu động và bầy thú xiếc lưu động |
|||
9508.90.00 |
- Loại khác |
|||
|
||||
Chương 97 |
97.01 |
Tranh vẽ, tranh phác họa và tranh bột màu, được vẽ hoàn toàn bằng tay, trừ các loại tranh phác họa thuộc nhóm 49.06 và trừ các tác phẩm vẽ hoặc trang trí bằng tay; các tác phẩm ghép và phù điêu trang trí tương tự. |
||
9701.10.00 |
- Tranh vẽ, tranh phác họa và tranh bột màu |
|||
9701.90.00 |
- Loại khác |
|||
|
|
|||
9702.00.00 |
Nguyên bản các bản khắc, bản in và bản in lytô. |
|||
|
|
|||
97.03 |
Nguyên bản tác phẩm điêu khắc và tượng tạc, làm bằng mọi loại vật liệu. |
|||
9703.00.10 |
- Bằng kim loại |
|||
9703.00.20 |
- Bằng đá |
|||
9703.00.30 |
- Bằng plastic |
|||
9703.00.40 |
- Bằng gỗ |
|||
9703.00.50 |
- Bằng đất sét |
|||
9703.00.90 |
- Bằng vật liệu khác |
|||
|
|
|||
9705.00.00 |
Bộ sưu tập và các vật phẩm sưu tập chủng loại động vật, thực vật, khoáng vật, giải phẫu học, sử học, khảo cổ, cổ sinh vật học, dân tộc học hoặc các loại tiền. |
|||
|
|
|||
9706.00.00 |
Đồ cổ có tuổi trên 100 năm. |
|||
|
|
|
|
|
DANH MỤC MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
1. Mẫu số 01: Đơn đề nghị cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài.
2. Mẫu số 02: Đơn đề nghị phê duyệt nội dung tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu.
3. Mẫu số 03: Đơn đề nghị cấp giấy phép phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu.
4. Mẫu số 04: Đơn đề nghị cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
5. Mẫu số 05: Đơn đề nghị xác nhận danh mục sản phẩm nghe nhìn có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu.
6. Mẫu số 06: Đơn đề nghị xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu và danh mục máy trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trả thưởng và thiết bị chuyên dùng cho trò chơi ở sòng bạc nhập khẩu.
TÊN THƯƠNG
NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……….., ngày …… tháng ….. năm ….. |
Cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Tên thương nhân đề nghị (viết chữ in hoa):
- Ngày tháng năm sinh (đối với cá nhân):
- Nơi sinh (đối với cá nhân):
- Chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân): Số…… ngày cấp… nơi cấp……..
- Địa chỉ (nơi thường trú đối với cá nhân):
- Điện thoại:
2. Người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức):
- Họ và tên (viết chữ in hoa):
- Chức vụ:
- Địa chỉ:
- Điện thoại:
3. Căn cứ Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; căn cứ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, trân trọng đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép mang di vật, cổ vật ra nước ngoài cho … (số lượng) di vật, cổ vật thuộc quyền sở hữu hợp pháp của …………………. (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép).
- Mục đích:
- Nơi mang đến:
Danh sách di vật, cổ vật cụ thể như sau:
STT |
Tên di vật, cổ vật |
Đặc điểm chính |
Nguồn gốc |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
4. Cam kết: Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hiện vật và tính chính xác, trung thực của việc chuyển quyền sở hữu và hồ sơ đăng ký của những di vật, cổ vật đề nghị cấp phép mang ra nước ngoài kể trên; cam kết thực hiện đầy đủ các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình làm thủ tục đề nghị cấp phép mang ra nước ngoài và các quy định của pháp luật có liên quan.
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT CỦA THƯƠNG NHÂN |
TÊN THƯƠNG
NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……….., ngày …… tháng ….. năm ….. |
Phê duyệt nội dung tác phẩm tạo hình/ mỹ thuật ứng dụng/
Kính gửi: |
- Cục Mỹ thuật,
Nhiếp ảnh và Triển lãm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
1. Tên thương nhân (ghi rõ tên đầy đủ và tên viết tắt):……………….
- Điện thoại:…… …………… Fax………………………………………………
- Email:……………… …………………………………………………………..
2. Địa chỉ:………………………………………………………………………....
3. Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh) số…………………………………………………
4. Hồ sơ kèm theo (liệt kê các tài liệu kèm theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này)……………………………………………………………………..
5. Căn cứ Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và căn cứ quy định của pháp luật về quản lý tác phẩm tạo hình, mỹ thuật và nhiếp ảnh;
Đề nghị Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định và phê duyệt nội dung tác phẩm tạo hình/mỹ thuật ứng dụng/tác phẩm nhiếp ảnh đề nghị nhập khẩu dưới đây:
- Tên tác phẩm: .....................................................................................................
- Nguồn gốc tác phẩm: ...........................................................................................
- Chất liệu, kích thước tác phẩm: ............................................................................
- Nội dung tác phẩm: ..............................................................................................
6. Chúng tôi xin cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định về nhập khẩu tác phẩm tạo hình/mỹ thuật ứng dụng/tác phẩm nhiếp ảnh;
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý tác phẩm mỹ thuật, tạo hình và nhiếp ảnh;
- Chịu trách nhiệm về mọi vi phạm pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị nhập khẩu./.
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA THƯƠNG NHÂN |
TÊN THƯƠNG
NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……….., ngày …… tháng ….. năm ….. |
Cấp giấy phép phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu
Kính gửi: |
- Cục Điện ảnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
1. Tên thương nhân (ghi rõ tên đầy đủ và tên viết tắt): ...............................................
- Điện thoại:...................................................... Fax:..............................................
- Email .................................................................................................................
2. Địa chỉ:..............................................................................................................
3. Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh...) số...........................
4. Hồ sơ kèm theo (liệt kê các tài liệu kèm theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 8 Thông tư này)
5. Căn cứ Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và căn cứ quy định của pháp luật về quản lý, lưu hành tác phẩm điện ảnh;
Đề nghị Cục Điện ảnh/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định và phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu dưới đây:
- Cơ sở điện ảnh (tên cơ sở) đề nghị thẩm định.........................................................
- Bộ phim:..............................................................................................................
- Thể loại (truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình…):......................................................
- Hãng sản xuất hoặc phát hành:..............................................................................
- Nước sản xuất.....................................................................................................
- Nhập phim qua đối tác...........................................................................................
- Biên kịch:.............................................................................................................
- Đạo diễn..............................................................................................................
- Quay phim:..........................................................................................................
- Chất liệu phim trình duyệt (nhựa, băng hình, đĩa hình….):.........................................
- Độ dài (tính bằng phút):.........................................................................................
- Mầu sắc (mầu hoặc đen trắng):..............................................................................
- Chủ sở hữu bản quyền:.........................................................................................
- Tóm tắt nội dung:..................................................................................................
6. Chúng tôi xin cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định tại Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện ảnh số 31/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 và các văn bản hướng dẫn liên quan;
- Chịu trách nhiệm về mọi vi phạm pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị nhập khẩu./.
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT CỦA THƯƠNG NHÂN |
TÊN THƯƠNG
NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……….., ngày …… tháng ….. năm ….. |
Cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm,
ghi hình ca múa nhạc, sân khấu nhập khẩu
Kính gửi: |
- Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch |
1. Tên thương nhân (ghi rõ tên đầy đủ và tên viết tắt):................................................
- Điện thoại:........................................................ Fax:...........................................
- Email: .................................................................................................................
2. Địa chỉ:..............................................................................................................
3. Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh...) số………
4. Hồ sơ kèm theo (liệt kê các tài liệu kèm theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Thông tư này)
5. Căn cứ Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và căn cứ quy định của pháp luật về quản lý, lưu hành bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu;
Đề nghị Cục Nghệ thuật biểu diễn/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định và phê duyệt nội dung chương trình bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu đề nghị cấp phép nhập khẩu dưới đây:
- Tên chương trình:.................................................................................................
- Thời lượng chương trình (số phút): .......................................................................
- Người chịu trách nhiệm chương trình: ...................................................................
6. Chúng tôi xin cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
- Chịu trách nhiệm về mọi vi phạm pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép./.
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT CỦA THƯƠNG NHÂN |
TÊN THƯƠNG
NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……….., ngày …… tháng ….. năm ….. |
Xác nhận danh mục sản phẩm nghe nhìn
có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu
Kính gửi: |
- Vụ Kế hoạch, Tài chính - Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch |
1. Tên thương nhân (ghi rõ tên đầy đủ và tên viết tắt):................................................
- Điện thoại:........................................................ Fax.............................................
- Email:
2. Địa chỉ:..............................................................................................................
3. Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh...) số………
4. Hồ sơ kèm theo (liệt kê các tài liệu kèm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 8 Thông tư này)
5. Căn cứ Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và căn cứ quy định của pháp luật về nhập khẩu sản phẩm có nội dung văn hóa;
Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Vụ Kế hoạch, Tài chính)/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, xác nhận danh mục sản phẩm nghe nhìn nhập khẩu dưới đây:
- Tên hàng hóa:.......................................................................................................
- Số lượng và danh mục hàng hóa xin nhập khẩu:......................................................
- Mô tả nội dung, đặc điểm, tính năng, chủng loại, cách thức sử dụng/vận hành của từng loại hàng hóa và các thông tin liên quan khác theo yêu cầu tại điểm b khoản 3 Điều 8 Thông tư này: …….
- Theo hợp đồng nhập khẩu số:................................................................................
- Tại cửa khẩu:.......................................................................................................
- Mục đích - địa điểm nhập khẩu/lắp đặt/sử dụng/phân phối:.......................................
6. Chúng tôi xin cam kết:
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về các điều kiện nhập khẩu, lưu hành, phổ biến sản phẩm văn hóa;
- Chịu trách nhiệm về mọi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị nhập khẩu./.
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT CỦA THƯƠNG NHÂN |
TÊN THƯƠNG
NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……….., ngày …… tháng ….. năm ….. |
Kính gửi: |
Vụ Kế hoạch, Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
1. Tên thương nhân (ghi rõ tên đầy đủ và tên viết tắt):................................................
- Điện thoại:........................................................ Fax.............................................
- Email:
2. Địa chỉ:..............................................................................................................
3. Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh...) số……….
4. Hồ sơ kèm theo (liệt kê các tài liệu kèm theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này)…….
Căn cứ Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và căn cứ quy định của pháp luật về nhập khẩu máy trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trả thưởng dành cho người nước ngoài và thiết bị chuyên dùng cho trò chơi ở sòng bạc;
Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Vụ Kế hoạch, Tài chính) xem xét, xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu và danh mục máy trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trả thưởng dành cho người nước ngoài và thiết bị chuyên dùng cho trò chơi ở sòng bạc đề nghị nhập khẩu dưới đây:
1. Tên hàng hóa:.....................................................................................................
2. Số lượng và danh mục hàng hóa xin nhập khẩu:....................................................
3. Mô tả tên, chủng loại, hãng/nhà sản xuất, cung cấp của máy, thiết bị, linh kiện nhập khẩu và loại hình trò chơi điện tử có thưởng; số lượng, trị giá của từng mặt hàng theo Danh mục sau:
STT |
Hãng sản xuất/ cung cấp |
Chủng loại |
Số lượng |
Loại hình trò chơi |
Trị giá |
Thông tin khác (nếu có) |
1. |
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
3. |
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
- Nêu rõ thời hạn kinh doanh và tổng số máy được phép kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài của doanh nghiệp; địa điểm lắp đặt máy, thiết bị nhập khẩu; địa chỉ kinh doanh của doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan khác theo yêu cầu tại khoản 5, 7 Điều 10 Thông tư này.
4. Theo hợp đồng nhập khẩu số:..............................................................................
5. Tại cửa khẩu: ....................................................................................................
6. Mục đích - địa điểm /lắp đặt/sử dụng/phân phối:....................................................
7. Chúng tôi xin cam kết:.........................................................................................
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về nhập khẩu, lưu hành, phổ biến sản phẩm văn hóa và các điều kiện quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, kinh doanh sòng bài của doanh nghiệp;
- Bảo đảm các điều kiện kỹ thuật, nhà sản xuất theo quy định đối với máy, thiết bị nhập khẩu; về chủng loại, số lượng được phép nhập khẩu và kinh doanh;
- Bảo đảm máy, thiết bị mới 100%, chất lượng về âm thanh, hình ảnh, hình thức phù hợp với thẩm mỹ của người Việt Nam;
- Chịu trách nhiệm về mọi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị nhập khẩu./.
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA THƯƠNG NHÂN |