Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Thông tư 27/2007/TT-BKHCN hướng dẫn việc ký kết và thực hiện các Hiệp định và thoả thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Số hiệu 27/2007/TT-BKHCN
Ngày ban hành 31/10/2007
Ngày có hiệu lực 29/11/2007
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Khoa học và Công nghệ
Người ký Trần Quốc Thắng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
*******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*****

Số: 27/2007/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2007

HƯỚNG DẪN VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH VÀ THOẢ THUẬN THỪA NHẬN LẪN NHAU KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/06/2006;
Căn cứ Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế ngày 14/06/2005;
Căn cứ Pháp lệnh ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế ngày 20/04/2007;
Căn cứ Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19/05/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 28/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 54/2003/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc ký kết và thực hiện các Hiệp định và Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp như sau:

I. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc ký kết và thực hiện đối với:

1.1. Các Hiệp định thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp (sau đây viết tắt là Hiệp định thừa nhận) giữa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên cơ sở quy định của pháp luật về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.

1.2. Các Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp giữa tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam với tổ chức đánh giá sự phù hợp của các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế và khu vực (sau đây viết tắt là Thoả thuận thừa nhận) trên cơ sở quy định của pháp luật về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

2.1. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam liên quan đến việc ký kết và thực hiện các Hiệp định thừa nhận.

2.2. Các cơ quan nhà nước và tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam liên quan đến việc ký kết và thực hiện các Thoả thuận thừa nhận. 

3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3.1.“Tổ chức đánh giá sự phù hợp” là tổ chức thực hiện các hoạt động đánh giá sự phù hợp.

3.2. “Kết quả đánh giá sự phù hợp” là kết quả của hoạt động chứng nhận sự phù hợp, thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định.

II. KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH THỪA NHẬN

1. Ký kết

1.1. Đề xuất ký kết

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, căn cứ nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo ngành, lĩnh vực được phân công quản lý, căn cứ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao đề xuất với Chính phủ về việc ký kết các Hiệp định thừa nhận.

1.2. Chuẩn bị và tiến hành ký kết

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đề xuất việc ký kết Hiệp định thừa nhận (sau đây gọi tắt là Cơ quan đề xuất Hiệp định thừa nhận) chịu trách nhiệm:

1.2.1. Xác định nhu cầu ký kết và khả năng thực hiện Hiệp định thừa nhận dựa trên các tiêu chí sau đây:

1.2.1.1. Mức độ và quy mô trao đổi sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ;

1.2.1.2. Sự tồn tại của các rào cản kỹ thuật gây cản trở thương mại;

1.2.1.3. Điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật để bảo đảm việc thực hiện;

1.2.1.4. Lợi ích quốc gia khi ký kết và thực hiện;

1.2.1.5. Các tiêu chí có liên quan khác.

1.2.2. Xây dựng hoặc phối hợp xây dựng dự thảo Hiệp định thừa nhận

Cơ quan đề xuất Hiệp định thừa nhận chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành xây dựng dự thảo Hiệp định thừa nhận.

[...]