Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông tư 24/2014/TT-BGDĐT về Chương trình tiếng Khmer cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 24/2014/TT-BGDĐT
Ngày ban hành 25/07/2014
Ngày có hiệu lực 07/09/2014
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Thị Nghĩa
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/2014/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2014

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG KHMER CẤP TIỂU HỌC VÀ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;

Theo Biên bản họp thẩm định ngày 12 tháng 11 năm 2011 của Hội đồng thẩm định Chương trình tiếng Khmer cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Chương trình tiếng Khmer cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình tiếng Khmer cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 9 năm 2014. Chương trình tiếng Khmer cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư này là môn học tự chọn và là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa và tổ chức dạy học tiếng Khmer cho học sinh dân tộc Khmer.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội đồng Quốc gia giáo dục;
- Ban Tuyên giáo TW;
- Uỷ ban VHGD TN,TNNĐ của QH;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDDT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Nghĩa

 

CHƯƠNG TRÌNH

TIẾNG KHMER CẤP TIỂU HỌC VÀ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Thông tư số  24/2014/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Dạy và học tiếng Khmer ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Khmer, mở rộng hiểu biết về văn hóa của người Khmer Nam Bộ, bồi dưỡng tinh thần đoàn kết dân tộc và ý thức công dân Việt Nam; góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của người Khmer Nam Bộ.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Cấp tiểu học:

Hình thành ở học sinh các kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết tiếng Khmer trên cơ sở học âm vần và thực hành giao tiếp văn bản; thông qua thực hành ngôn ngữ, cung cấp cho học sinh kiến thức đơn giản về tiếng Khmer, những hiểu biết ban đầu về con người, cuộc sống và văn hóa của người Khmer Nam Bộ và các dân tộc khác ở Việt Nam; hình thành thái độ học tập tiếng Khmer tích cực; bồi dưỡng tình cảm trân trọng đối với ngôn ngữ, văn hoá của người  Khmer Nam Bộ.

b) Cấp trung học cơ sở:

Củng cố và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Khmer, trong đó chú trọng kỹ năng đọc và viết; thông qua rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ, cung cấp kiến thức cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách của tiếng Khmer; mở rộng hiểu biết về con người, cuộc sống, văn hóa của người Khmer Nam Bộ và các dân tộc khác ở Việt Nam và trên thế giới; hình thành ý thức giữ gìn, phát triển ngôn ngữ và văn hoá của người Khmer Nam Bộ trong bối cảnh đa dạng văn hoá ở Việt Nam.

II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Cấp

Năm

Số tiết/tuần

Số tuần

Tổng số tiết/năm

Cấp tiểu học

Năm thứ nhất

4

35

140

Năm thứ hai

4

35

140

Năm thứ ba

4

35

140

Năm thứ tư

4

35

140

Cấp tiểu học

140 tuần

560 tiết

Cấp trung học cơ sở

Năm thứ năm

4

35

140

Năm thứ sáu

4

35

140

Năm thứ bảy

4

35

140

Cộng cấp THCS

105 tuần

420 tiết

Toàn cấp tiểu học và cấp THCS

245 tuần

980 tiết

[...]