Thông tư 23/2013/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Số hiệu 23/2013/TT-NHNN
Ngày ban hành 19/11/2013
Ngày có hiệu lực 02/01/2014
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước
Người ký Nguyễn Đồng Tiến
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng,Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2013/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2013

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC DUY TRÌ SỐ DƯ TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội,

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng 2% số dư nguồn vốn huy động theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội, bao gồm các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

2. Ngân hàng Chính sách xã hội.

Điều 3. Số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì tại Ngân hàng Chính sách xã hội

1. Hằng năm, các tổ chức tín dụng nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước.

2. Số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng nhà nước tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước bao gồm: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, các hình thức nhận tiền gửi khác của cá nhân, tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng; phát hành trái phiếu để huy động vốn từ cá nhân, tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).

3. Xử lý các trường hợp bổ sung hoặc rút bớt số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội như sau:

a) Trường hợp số dư tiền gửi phải duy trì trong năm kế tiếp lớn hơn số dư tiền gửi của năm trước, thì các tổ chức tín dụng nhà nước phải bổ sung số dư tiền gửi bằng số tiền chênh lệch lớn hơn.

b) Trường hợp số dư tiền gửi phải duy trì trong năm kế tiếp nhỏ hơn số dư tiền gửi của năm trước, thì các tổ chức tín dụng nhà nước được rút bớt số tiền gửi bằng với số chênh lệch nhỏ hơn hoặc tiếp tục duy trì số dư tiền gửi của năm trước.

Điều 4. Lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội

1. Lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam được xác định như sau:

Lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội (%/năm)

(a)

=

Lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam bình quân chung của các tổ chức tín dụng nhà nước (%/năm)

(b)

+

Phí huy động vốn (%/năm)

(c)

Trong đó:

(b) Là bình quân chung của lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước của các tổ chức tín dụng nhà nước, được tính toán theo phương pháp bình quân gia quyền lãi suất các loại nguồn vốn huy động quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.

(c) Là chi phí huy động vốn bình quân do Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng nhà nước thỏa thuận nhưng tối đa là 1,35%/năm.

2. Trường hợp lãi suất huy động vốn của các tổ chức tín dụng nhà nước có sự biến động lớn so với lãi suất tại thời điểm thông báo trước đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét điều chỉnh mức lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam bình quân chung trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng nhà nước hoặc Ngân hàng Chính sách xã hội và thông báo cho các tổ chức tín dụng nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội làm cơ sở xác định lãi suất tiền gửi trong thời gian còn lại trong năm. Lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam bình quân chung điều chỉnh là lãi suất bình quân chung của lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng nhà nước tại thời điểm điều chỉnh, được tính theo phương pháp bình quân gia quyền lãi suất các loại nguồn vốn huy động quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.

Đối với năm 2013, trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng nhà nước hoặc Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và thông báo mức lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam bình quân chung để làm cơ sở xác định lãi suất tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 31/12/2013.

3. Kỳ hạn trả lãi tiền gửi do Ngân hàng Chính sách xã hội thỏa thuận với các tổ chức tín dụng nhà nước phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phương pháp tính, trả lãi.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ