Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Thông tư 1907/1999/TT-BKHCNMT hướng dẫn thực hiện Khoản 3 Điều 6 Nghị định 20/1999/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá do Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ban hành

Số hiệu 1907/1999/TT-BKHCNMT
Ngày ban hành 28/10/1999
Ngày có hiệu lực 12/11/1999
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Người ký Chu Tuấn Nhạ
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1907/1999/TT-BKHCNMT

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 1999

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ 1907/1999/TT- BKHCNMT NGÀY 28 THÁNG 10 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KHOẢN 3 ĐIỀU 16-NGHỊ ĐỊNH 20/1999/NĐ-CP NGÀY 12/4/1999 CỦACHÍNH PHỦ VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 86/CP ngày 8 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá;
Căn cứ Nghị định số 20/1999/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá;
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 20/1999/NĐ-CP ngày12 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá như sau:

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1.1 Thông tư này quy định các điều kiện, thủ tục kiểm tra và cấp Thông báo xác nhận đủ các điều kiện đối với các Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá nói ở Điểm 1.2 của Thông tư này để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền trưng cầu thực hiện giám định hàng hoá phục vụ quản lý nhà nước.

1.2 Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá quy định tại Khoản 1 Điều 3 - Nghị định 20/1999/NĐ - CP của Chính phủ ngày 12 tháng 4 năm 1999, cụ thể là doanh nghiệp kinh doanh và dịch vụ giám định hàng hoá 100% vốn trong nước được thành lập theo pháp luật Việt Nam hiện hành ( dưới đây gọi tắt là Doanh nghiệp giám định).

1.3 Điều kiện và thủ tục kiểm tra, xác nhận điều kiện nói ở Mục 2 và Mục 3 của Thông tư này không áp dụng đối với các Cơ quan sự nghiệp kỹ thuật trực thuộc các Bộ quản lý chuyên ngành có chức năng thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hoá phục vụ quản lý nhà nuớc (dưới đây gọi tắt là Cơ quan kiểm tra).

1.4 Cùng với các cơ quan kiểm tra, các doanh nghiệp giám định sau khi được kiểm tra và cấp Thông báo xác nhận đủ điều kiện sẽ được phép thực hiện việc giám định hàng hoá phục vụ hoạt động quản lý nhà nước theo yêu cầu chính thức bằng văn bản trưng cầu giám định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Điều kiện đối với Doanh nghiệp giám định được trưng cầu

Các Doanh nghiệp giám định được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trưng cầu thực hiện giám định hàng hoá phục vụ quản lý nhà nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

2.1- Được cấp một trong các chứng chỉ (đang còn thời hạn hiệu lực) sau đây:

a) Chứng chỉ chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN - ISO 9000;

b) Chứng chỉ công nhận Tổ chức giám định phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5957 - 1995 ( tương ứng với ISO 17020);

c) Chứng chỉ công nhận Phòng Thử nghiệm phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5958 - 1995 (tương ứng với ISO 17025).

2.2 Có giám định viên và phương tiện kỹ thuật thử nghiệm được các chỉ tiêu quan trọng chủ yếu của loại hàng hoá đăng ký kiểm tra .

3 . Thủ tục kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện giám định hàng hoá phục vụ quản lý nhà nước

3.1- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường giao cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Tổng cục TCĐLCL) tổ chức thực hiện việc kiểm tra điều kiện giám định và cấp Thông báo xác nhận đủ điều kiện giám định hàng hoá phục vụ quản lý nhà nước.

3.2- Doanh nghiệp giám định nếu có nhu cầu thực hiện giám định hàng hoá phục vụ quản lý nhà nước phải gửi hồ sơ tới Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Hồ sơ gồm có:

a) Giấy đăng ký kiểm tra điều kiện giám định hàng hoá phục vụ quản lý nhà nước (theo quy định tại Phụ lục số 1 của Thông tư này);

b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

c) Bản sao một trong các chứng chỉ quy định tại điểm 2.1 của Thông tư này;

d) Danh sách giám định viên ( theo quy định tại phụ lục số 2 của Thông tư này).

đ) Danh mục trang thiết bị thử nghiệm chủ yếu (theo quy định tại phụ lục số 3 của Thông tư này).

3.3- Trình tự kiểm tra và xác nhận điều kiện giám định hàng hoá phục vụ quản lý nhà nước:

3.3.1- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc chưa đầy đủ, sau 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo cho Doanh nghiệp giám định biết để bổ sung.

3.3.2- Trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục TCĐLCL tổ chức thực hiện xong việc kiểm tra điều kiện được quy định tại Mục 2 của Thông tư này đối với doanh nghiệp giám định. Trường hợp loại hàng hoá được Doanh nghiệp giám định đăng ký là hàng hoá đặc thù (quy định tại Nghị định 86/CP của Chính phủ ngày 8 tháng 12 năm 1995), việc kiểm tra có sự tham gia của đại diện các Bộ quản lý chuyên ngành.

3.3.2.1- Căn cứ kết quả kiểm tra, Tổng cục TCĐLCL ra Thông báo xác nhận đủ điều kiện thực hiện giám định hàng hoá phục vụ quản lý nhà nước đối với Doanh nghiệp giám định, đồng thời thông báo bằng văn bản cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết để có cơ sở và căn cứ tiến hành việc trưng cầu giám định khi cần thiết.Mẫu Thông báo xác nhận đủ điều kiện giám định hàng hoá phục vụ quản lý nhà nước được quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này.

Thông báo này không thay thế cho văn bản trưng cầu giám định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

[...]