Thông tư 18/2004/TT-BGDĐT hướng dẫn thực hiện Điều lệ trường đại học ban hành kèm Quyết định 153/2003/QĐ-TTg do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 18/2004/TT-BGDĐT
Ngày ban hành 21/06/2004
Ngày có hiệu lực 15/07/2004
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Trần Văn Nhung
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 18/2004/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2004

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 18/2004/TT-BGD&ĐT NGÀY 21 THÁNG 6 NĂM 2004 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA ĐIỀU LỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 153/2003/QĐ-TTG NGÀY 30 THÁNG 7 NĂM 2003 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Thực hiện Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ trường đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số điều của Điều lệ trường đại học như sau:

I- GIẢI TÍCH MỘT SỐ KHÁI NIỆM

Trong Điều lệ trường đại học, một số khái niệm được hiểu như sau:

1- Trường đại học trọng điểm (khoản 4, Điều 2).

Trường đại học trọng điểm là trường đại học được xác định trong quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trong đó đào tạo những ngành nghề then chốt, với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trường đại học trọng điểm phải là một cơ sở khoa học công nghệ mạnh, có khả năng nghiên cứu cơ bản; có đủ năng lực tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư tập trung, thể hiện ở đội ngũ giảng viên, năng lực quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành và thư viện hiện đại.

Trường đại học trọng điểm được xác định trong từng giai đoạn nhất định. Căn cứ vào thực tế phát triển của các trường, quy hoạch mạng lưới trường đại học trong từng thời kỳ, khả năng đầu tư của Nhà nước và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định danh mục các trường đại học trọng điểm.

2- Cơ quan chủ quản (Khỏan 2, Điều 4)

- Cơ quan chủ quản là cơ quan quản lý trực tiếp trường đại học về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức, nhân sự, giao kế hoạch đào tạo hàng năm, cấp phát ngân sách nhà nước và quản lý tài chính tài sản. Cơ quan chủ quản của trường đại học công lập, bán công là Bộ, cơ quan ngang bộ, hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh).

- Trường đại học dân lập, tư thục chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở. Trường đại học dân lập, tư thục được tự chủ về tổ chức, nhân sự, kinh phí hoạt động.

II- QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC (ĐIỀU 8)

Trên cơ sở Điều lệ trường đại học, Thông tư hướng dẫn một số điều của Điều lệ trường đại học, Quy chế tổ chức và hoạt động của từng loại hình trường đại học và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, từng trường đại học tự xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động riêng cho trường mình, trình cơ quan chủ quản phê duyệt.

Quy chế tổ chức và hoạt động của từng trường đại học là văn bản pháp lý cho mọi hoạt động của trường. Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phải đảm bảo yêu cầu của Điều lệ trường đại học và các Quy chế đã ban hành, để quy định chi tiết, phù hợp với đặc thù của mỗi trường, như quy định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trường, của từng tổ chức trong trường, mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trong trường và giữa trường với xã hội.

III- HỘI ĐỒNG TRƯỜNG VÀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ (ĐIỀU 30)

1- Hội đồng trường:

Hội đồng trường được thành lập trong trường đại học công lập. Các trường đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế và Đại học Thái Nguyên không thành lập Hội đồng trường. Hội đồng trường trong Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế và Đại học Thái Nguyên được gọi là Hội đồng đại học.

a) Số lượng thành viên Hội đồng trường:

Số lượng thành viên Hội đồng trường được xác định trên cơ sở đặc điểm và quy mô đào tạo của từng trường. Tổng số thành viên Hội đồng trường là một số lẻ, từ 15 đến 31 thành viên. Riêng Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế và Đại học Thái Nguyên, Hội đồng đại học có nhiều nhất là 45 thành viên.

b) Cơ cấu thành viên Hội đồng trường:

Cơ cấu thành viên Hội đồng trường bao gồm các thành viên đương nhiên, các thành viên được bầu trong trường và các thành viên được mời ngoài trường.

- Các thành viên đương nhiên:

Thành viên đương nhiên của Hội đồng trường trong trường đại học gồm có: Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn trường.

Thành viên đương nhiên của Hội đồng đại học trong Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế và Đại học Thái Nguyên gồm có: Bí thư Đảng ủy, Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Đại học, Bí thư Đảng ủy và Hiệu trưởng trường đại học thành viên.

Tổng số thành viên đương nhiên không vượt quá 30% tổng số các thành viên của Hội đồng trường.

- Các thành viên được bầu trong trường gồm có:

+ Đại diện Hội đồng Khoa học và Đào tạo của trường, do Hội đồng Khoa học và Đào tạo bầu chọn.

+ Đại diện đội ngũ giảng viên của trường, do Hội nghị giảng viên toàn trường bầu chọn.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ