Thông tư 1793/1997/TT-BTP hướng dẫn nghiệp vụ của tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ do Bộ Thương mại ban hành

Số hiệu 1793/1997/TT-BTP
Ngày ban hành 30/12/1997
Ngày có hiệu lực 14/01/1998
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Nguyễn Đình Lộc
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1793/1997/TT-BTP

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 1997

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TƯ PHÁP SỐ 1793/1997/TT-BTP NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ CỦA TỔ CHỨC PHÁP CHẾ Ở CÁC BỘ,CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ

Để thi hành Nghị định số 94/CP của Chính phủ ngày 6 tháng 9 năm 1997 về tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là tổ chức pháp chế Bộ), Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về nghiệp vụ của tổ chức pháp chế Bộ như sau:

I. TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT:

Để thi hành Điều 4 của Nghị định số 94/CP, tổ chức pháp chế Bộ thực hiện các công việc sau đây:

1. Lập dự kiến Chương trình xây dựng pháp luật (Khoản 1).

1.1. Theo kế hoạch hàng năm hoặc theo nhiệm kỳ của Quốc hội, tổ chức pháp chế Bộ phải đề nghị bằng văn bản với các đơn vị (Cục, Vụ, Viện,...) trong Bộ, ngành mình để các đơn vị kiến nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Bộ luật, Luật, Pháp lệnh, các văn bản của Chính phủ và các văn bản của Bộ, ngành mình) nhằm điều chỉnh các mối quan hệ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành.

1.2. Văn bản kiến nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải nêu rõ những điểm sau đây:

- Sự cần thiết ban hành văn bản kiến nghị;

- Hình thức văn bản;

- Đối tượng, phạm vi điều chỉnh và dự kiến bố cục của văn bản cần ban hành;

- Dự kiến đơn vị chủ trì soạn thảo, các đơn vị tham gia soạn thảo; sự phối hợp với các cơ quan hữu quan để soạn thảo văn bản;

- Thời gian, tiến độ và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm cho việc soạn thảo văn bản.

1.3. Tổ chức pháp chế Bộ có nhiệm vụ kiến nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

1.4. Thời gian mà tổ chức pháp chế Bộ yêu cầu các đơn vị kiến nghị ban hành văn bản và tổng hợp kiến nghị Chương trình xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ, ngành mình chậm nhất vào cuối tháng 6 năm trước; nếu là chương trình theo nhiệm kỳ của Quốc hội, thì thời gian đề xuất và tổng hợp kiến nghị chậm nhất vào cuối tháng 6 của năm kết thúc nhiệm kỳ của Quốc hội khoá trước.

1.5. Sau khi nhận được Danh mục văn bản do các đơn vị kiến nghị, tổ chức pháp chế Bộ tổng hợp thành Bản dự kiến Chương trình xây dựng pháp luật của Bộ, ngành hàng năm hoặc theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

1.6. Tổ chức pháp chế Bộ tổ chức cuộc họp với các đơn vị trong Bộ, ngành, mời đại diện của Bộ Tư pháp tham dự dưới sự chủ trì của lãnh đạo Bộ, ngành để xem xét Bản dự kiến Chương trình xây dựng pháp luật.

Trên cơ sở ý kiến kết luận của lãnh đạo Bộ, ngành, tổ chức pháp chế Bộ lập Bản dự kiến Chương trình xây dựng pháp luật của Bộ, ngành trình Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành quyết định và ký gửi đến Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ trong thời hạn được quy định tại Khoản 3, Điều 9 của Nghị định số 101/CP của Chính phủ ngày 23-9-1997. Trong Bản dự kiến Chương trình xây dựng pháp luật của Bộ, ngành cần nêu rõ các vấn đề theo quy định tại điểm 1.2 của mục này đối với từng dự án.

1.7. Khi Chương trình xây dựng pháp luật đã được cấp có thẩm quyền (Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngành) thông qua, tổ chức pháp chế Bộ đề xuất bằng văn bản với lãnh đạo Bộ, ngành xem xét, quyết định kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình xây dựng pháp luật, đồng thời có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các đơn vị được Bộ, ngành giao chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tiến độ và chất lượng. Tổ chức pháp chế Bộ cử người trực tiếp tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật.

1.8. Tổ chức pháp chế Bộ có trách nhiệm định kỳ hàng tháng, hàng quý, sáu tháng, hàng năm hoặc đột xuất báo cáo lãnh đạo Bộ, ngành về tình hình thực hiện kế hoạch xây dựng pháp luật, những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và kịp thời có các kiến nghị, đề xuất cụ thể bằng văn bản để lãnh đạo Bộ, ngành xem xét, giải quyết. 2. Thẩm định về mặt pháp lý các dự thảo văn bản do các đơn vị khác của Bộ, ngành soạn thảo (khoản 2).

2.1. Theo Khoản 2, Điều 4 của Nghị định số 94/CP, thì tổ chức pháp chế Bộ chỉ thẩm định dự thảo văn bản do các đơn vị khác soạn thảo về mặt pháp lý trước khi trình lãnh đạo Bộ, ngành.

Thẩm định về mặt pháp lý Bản dự thảo văn bản được tiến hành trên cơ sở xem xét, đánh giá các vấn đề sau đây:

- Sự cần thiết ban hành văn bản;

- Sự phù hợp của hình thức văn bản với vấn đề cần được giải quyết;

- Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản;

- Bố cục của văn bản;

- Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật;

- Tính khả thi của văn bản;

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ