Thông tư 17/2009/TT-BGTVT về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải do Bộ Giao thông Vận tải ban hành

Số hiệu 17/2009/TT-BGTVT
Ngày ban hành 11/08/2009
Ngày có hiệu lực 25/09/2009
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Hồ Nghĩa Dũng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 17/2009/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 11 tháng 08 năm 2009

 

THÔNG TƯ

VỀ BÁO CÁO ĐIỀU TRA TẠI NẠN HÀNG HẢI

- Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ – CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tả
i;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về Báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến báo cáo và điều tra tại nạn hàng hải trong các trường hợp sau đây:

1. Tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển Việt Nam.

2. Tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển nước ngoài khi hoạt động tại:

a) Vùng nước cảng biển, vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam;

b) Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong trường hợp tai nạn đó có liên quan đến tàu thuyền Việt Nam, các công trình ngoài khơi hoặc gây sự cố và ô nhiễm môi trường.

3. Tai nạn hàng hải xảy ra đối với tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, thủy phi cơ tại vùng nước cảng biển Việt Nam.

Điều 3. Phân loại tai nạn hàng hải

Căn cứ mức độ thiệt hại, tai nạn hàng hải được phân loại như sau:

1. Tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn hàng hải gây ra một trong các thiệt hại dưới đây:

a) Làm chết hoặc mất tích trên ba người;

b) Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của mười người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của sáu người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

d) Gây thiệt hại với giá trị từ năm tỷ đồng Việt Nam trở lên về tài sản, vật chất, chi phí cho việc sửa chữa, lai dắt, trục vớt, thanh thải phương tiện chìm đắm; chi phí cho việc khắc phục hư hỏng của công trình ngầm dưới nước và trên mặt nước; chi phí khắc phục ách tắc luồng hàng hải; chi phí khắc phục sự cố và ô nhiễm môi trường;

d) Làm ách tắc luồng hàng hải từ 48 giờ trở lên;

e) Gây thiệt hại đồng thời về tính mạng, sức khỏe con người và tài sản, vật chất từ 02 trường hợp trở lên trong số các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tai nạn hàng hải nghiêm trọng là tai nạn hàng hải gây ra một hoặc các thiệt hại dưới đây:

a) Làm chết hoặc mất tích từ một đến ba người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của năm đến mười người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến năm người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

[...]