Thông tư 16/2024/TT-BGDĐT quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu | 16/2024/TT-BGDĐT |
Ngày ban hành | 20/11/2024 |
Ngày có hiệu lực | 06/01/2025 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký | Nguyễn Văn Phúc |
Lĩnh vực | Thủ tục Tố tụng,Giáo dục |
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2024/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2024 |
QUY ĐỊNH VỀ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp ngày 10 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp; Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Thông tư này quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, bao gồm: Phạm vi các việc giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp; thời hạn giám định tư pháp; giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, Hội đồng giám định tư pháp; việc cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp; quy trình thực hiện giám định tư pháp; hồ sơ và lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp.
Thông tư này áp dụng đối với giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc và cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Điều 3. Phạm vi các việc giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo
Giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, bao gồm: giám định tư pháp về chương trình, nội dung giáo dục; về sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu giảng dạy; về thi, kiểm tra, tuyển sinh, đào tạo và văn bằng, chứng chỉ; về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; về quản lý người học; về bảo đảm chất lượng giáo dục; về kiểm định chất lượng giáo dục và các nội dung chuyên môn khác thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp
Quy chuẩn chuyên môn được áp dụng cho hoạt động giám định trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo là quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về các loại việc được quy định tại Điều 3 Thông tư này và văn bản khác có liên quan của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.
Điều 5. Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo
1. Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo thực hiện theo quy định tại Điều 26a Luật Giám định tư pháp năm 2012, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2020 (sau đây gọi chung là Luật Giám định tư pháp).
2. Thời hạn giám định tối đa là 03 tháng đối với vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc 01 loại việc quy định tại Điều 3 Thông tư này.
3. Thời hạn giám định tối đa là 04 tháng đối với:
a) Vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc 01 loại việc quy định tại Điều 3 Thông tư này và có tính chất phức tạp hoặc có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân;
b) Vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc từ 02 loại việc trở lên quy định tại Điều 3 Thông tư này.
4. Thời hạn giám định tư pháp có thể được gia hạn nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa của từng trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, do cơ quan trưng cầu giám định quyết định bằng văn bản theo đề nghị của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2024/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2024 |
QUY ĐỊNH VỀ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp ngày 10 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp; Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Thông tư này quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, bao gồm: Phạm vi các việc giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp; thời hạn giám định tư pháp; giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, Hội đồng giám định tư pháp; việc cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp; quy trình thực hiện giám định tư pháp; hồ sơ và lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp.
Thông tư này áp dụng đối với giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc và cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Điều 3. Phạm vi các việc giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo
Giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, bao gồm: giám định tư pháp về chương trình, nội dung giáo dục; về sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu giảng dạy; về thi, kiểm tra, tuyển sinh, đào tạo và văn bằng, chứng chỉ; về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; về quản lý người học; về bảo đảm chất lượng giáo dục; về kiểm định chất lượng giáo dục và các nội dung chuyên môn khác thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp
Quy chuẩn chuyên môn được áp dụng cho hoạt động giám định trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo là quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về các loại việc được quy định tại Điều 3 Thông tư này và văn bản khác có liên quan của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.
Điều 5. Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo
1. Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo thực hiện theo quy định tại Điều 26a Luật Giám định tư pháp năm 2012, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2020 (sau đây gọi chung là Luật Giám định tư pháp).
2. Thời hạn giám định tối đa là 03 tháng đối với vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc 01 loại việc quy định tại Điều 3 Thông tư này.
3. Thời hạn giám định tối đa là 04 tháng đối với:
a) Vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc 01 loại việc quy định tại Điều 3 Thông tư này và có tính chất phức tạp hoặc có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân;
b) Vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc từ 02 loại việc trở lên quy định tại Điều 3 Thông tư này.
4. Thời hạn giám định tư pháp có thể được gia hạn nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa của từng trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, do cơ quan trưng cầu giám định quyết định bằng văn bản theo đề nghị của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp được xem xét bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp thực hiện như sau:
a) Có trình độ đại học trở lên về ngành đào tạo phù hợp với chức danh hoặc vị trí việc làm;
b) Có thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên tính từ ngày được tuyển dụng hoặc tiếp nhận làm việc, phù hợp với phạm vi các việc giám định tư pháp quy định tại Điều 3 Thông tư này.
3. Bổ nhiệm, cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp
a) Hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Luật Giám định tư pháp;
b) Việc bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện như sau: Thủ trưởng đơn vị chuyên môn thuộc Bộ đề xuất người của đơn vị mình có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, gửi danh sách kèm theo thông tin nhân sự đến Vụ Pháp chế để lựa chọn, đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
a) Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Giám định tư pháp;
b) Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Giám định tư pháp;
c) Việc miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp tại Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện như sau: Thủ trưởng đơn vị chuyên môn thuộc Bộ lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp thuộc phạm vi được giao quản lý hoạt động giám định tư pháp theo quy định, gửi về Vụ Pháp chế để rà soát, đề nghị Bộ trưởng xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp.
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp được xem xét lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
2. Tổ chức có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Giám định tư pháp, Điều 8 Thông tư này được lựa chọn làm tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Căn cứ yêu cầu giám định thực tế của hoạt động tố tụng, Thủ trưởng đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều này, lập hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc; Vụ trưởng Vụ Pháp chế lựa chọn đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này, đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
1. Có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Giám định tư pháp.
2. Có trang thiết bị bảo quản, lưu giữ đối tượng, hồ sơ, tài liệu giám định và trang thiết bị khác đáp ứng yêu cầu thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp và pháp luật khác có liên quan.
Điều 9. Hội đồng giám định trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo
Trường hợp cần phải thành lập Hội đồng giám định theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Giám định tư pháp, đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có nội dung cần giám định chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ lựa chọn thành viên Hội đồng giám định, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Hội đồng giám định; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện giám định của Hội đồng giám định.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO
Điều 10. Tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp
1. Trường hợp trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Trình tự, thủ tục tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp được thực hiện như tiếp nhận văn bản do các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định tại Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Vụ Pháp chế có trách nhiệm lựa chọn, đề xuất Bộ trưởng phân công nhiệm vụ cho đơn vị chuyên môn phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định; trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định liên quan đến nhiều đơn vị chuyên môn thì đề xuất rõ đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp trong việc tham mưu tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định;
c) Đơn vị chuyên môn được giao nhiệm vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, tham mưu cụ thể việc tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định; trường hợp tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định thì phải kèm dự thảo văn bản cử người thực hiện giám định.
2. Trường hợp trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp gửi đến đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc
Căn cứ vào nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, Thủ trưởng đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, người đứng đầu tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có trách nhiệm phân công giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định.
3. Trường hợp được trưng cầu, yêu cầu giám định đích danh thì giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc tiếp nhận và báo cáo Thủ trưởng cơ quan, tổ chức chủ quản biết, tạo điều kiện cho việc thực hiện giám định.
4. Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định phải được lập thành biên bản theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Giám định tư pháp.
5. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này có quyền từ chối tiếp nhận, thực hiện giám định tư pháp trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 24 và Điều 34 Luật Giám định tư pháp hoặc nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không thuộc phạm vi các việc giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo theo quy định tại Điều 3 Thông tư này. Việc từ chối tiếp nhận, giám định phải bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
Điều 11. Chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp
1. Nghiên cứu hồ sơ, thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) về vụ việc giám định tư pháp.
2. Trường hợp cần phải có thêm hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung giám định thì đề nghị người trưng cầu, yêu cầu giám định cung cấp thêm thông tin, tài liệu.
3. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định lập hồ sơ đề nghị tạm ứng chi phí giám định, gửi người trưng cầu, yêu cầu giám định. Người trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm xem xét và thực hiện việc tạm ứng chi phí cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Thực hiện giám định tư pháp
1. Việc thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được tiến hành như sau:
a) Nghiên cứu, phân tích kỹ hồ sơ, đối tượng giám định và các tài liệu, thông tin được cung cấp;
b) Xác định rõ đối tượng, nội dung chuyên môn cần xem xét, đánh giá;
c) Tiến hành khảo sát hoặc xác minh vấn đề cần thiết có liên quan mà người trưng cầu, yêu cầu giám định không thể cung cấp được tài liệu, thông tin về vấn đề đó (nếu có);
d) Tiến hành so sánh, đối chiếu vấn đề hoặc đối tượng cần giám định với quy chuẩn chuyên môn về vấn đề hoặc đối tượng cần giám định;
đ) Đưa ra nhận xét, đánh giá, nêu ý kiến chuyên môn cụ thể, rõ ràng về vấn đề hoặc đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định;
e) Xây dựng, ban hành bản kết luận giám định tư pháp;
g) Lập hồ sơ giám định tư pháp.
2. Trong quá trình thực hiện giám định, nếu có nội dung mới hoặc vấn đề khác phát sinh thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải thông báo ngay bằng văn bản cho người trưng cầu, yêu cầu giám định biết và thống nhất phương án giải quyết.
3. Người thực hiện giám định phải lập văn bản ghi nhận toàn bộ quá trình thực hiện giám định tư pháp theo quy định tại Điều 31 Luật Giám định tư pháp.
Điều 13. Kết luận giám định tư pháp
1. Bản kết luận giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo thực hiện theo Mẫu số 1 và Mẫu số 2 quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp người giám định tư pháp được trưng cầu, yêu cầu đích danh thì bản kết luận giám định tư pháp phải có chữ ký và ghi rõ họ, tên của người giám định tư pháp. Trường hợp tổ chức được yêu cầu cử người giám định tư pháp thì bản kết luận giám định tư pháp phải có chữ ký, ghi rõ họ, tên của người giám định tư pháp và có xác nhận chữ ký của tổ chức cử người giám định.
3. Trường hợp cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Thông tư này được trưng cầu, yêu cầu giám định thì ngoài chữ ký, họ và tên của người giám định, người đứng đầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức còn phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp. Cơ quan, đơn vị, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định phải chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp của mình.
Trường hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao Thủ trưởng đơn vị chuyên môn về vấn đề cần giám định ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đóng dấu Bộ Giáo dục và Đào tạo vào bản kết luận giám định tư pháp.
4. Trường hợp Hội đồng giám định quy định tại Điều 9 Thông tư này thực hiện giám định tư pháp thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao Thủ trưởng đơn vị chuyên môn có nội dung cần giám định ký thừa lệnh vào bản kết luận giám định tư pháp.
5. Khi hoàn thành bản kết luận giám định, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định tư pháp, Hội đồng giám định lập hồ sơ đề nghị người trưng cầu, yêu cầu giám định thanh toán chi phí cho việc thực hiện giám định theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp.
Điều 14. Hồ sơ và lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp
1. Hồ sơ giám định tư pháp bao gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Giám định tư pháp, được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
2. Hồ sơ giám định tư pháp được bảo quản, lưu trữ theo quy định của Luật Giám định tư pháp, pháp luật về văn thư, lưu trữ và quy định của cơ quan, đơn vị thực hiện giám định tư pháp.
3. Người thực hiện giám định tư pháp có trách nhiệm bàn giao hồ sơ giám định cho cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ quản; hồ sơ giám định tư pháp của Hội đồng giám định được bàn giao cho đơn vị có thành viên là Chủ tịch Hội đồng. Cơ quan, đơn vị, tổ chức nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 01 năm 2025.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
1. Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo là đơn vị đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 41 Luật Giám định tư pháp và Thông tư này.
2. Các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:
a) Tham mưu, đề xuất nội dung hoặc hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định, việc thực hiện giám định ở chuyên ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi chức năng của đơn vị;
b) Xây dựng nguồn nhân lực thực hiện giám định tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý;
c) Chuẩn bị và chịu trách nhiệm về nội dung, tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ giám định ở lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi chức năng; phối hợp với Vụ Pháp chế, cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ giám định tư pháp cho người giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;
d) Tổ chức thực hiện việc lập, bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định theo quy định;
đ) Đề xuất khen thưởng người giám định tư pháp thuộc đơn vị mình theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác quy định tại Thông tư này.
3. Các sở giáo dục và đào tạo căn cứ quy định của Luật Giám định tư pháp, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giám định tư pháp, quy định của Thông tư này và các văn bản có liên quan để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo ở địa phương.
4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Pháp chế) để xem xét, hướng dẫn, giải quyết.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
(Kèm theo Thông tư số 16/2024/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Mẫu số 1: Kết luận giám định tư pháp của tổ chức được trưng cầu thực hiện giám định.
Mẫu số 2: Kết luận giám định tư pháp của cá nhân được trưng cầu đích danh để thực hiện giám định.
Mẫu số 1: Kết luận giám định tư pháp của tổ chức được trưng cầu thực hiện giám định
BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:..../KL-BGDĐT/...(1)... |
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm …. |
KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
I. Thông tin chung về vụ việc
Căn cứ Quyết định trưng cầu giám định số….ngày...tháng...năm...của…….., ngày...tháng...năm ..., Bộ Giáo dục và Đào tạo/...đã có…………….(2)………………
Chúng tôi gồm:
1. Ông (bà):…………………………..- Giám định viên tư pháp (Số thẻ:...)/Người giám định tư pháp theo vụ việc.
Chức vụ: …………………..Thuộc cơ quan/đơn vị/tổ chức:………………………
2. Ông (bà):………………………….- Giám định viên tư pháp (Số thẻ:...)/Người giám định tư pháp theo vụ việc.
Chức vụ:…………………..Thuộc cơ quan/đơn vị/tổ chức:……………………….. đã tiếp nhận Quyết định trưng cầu giám định số ... và tài liệu, hồ sơ kèm theo do Cơ quan trưng cầu giám định giao ngày ... tháng ... năm... (Danh mục kèm theo) và đã tiến hành nghiên cứu, giám định tại: ... (3)... từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ...
II. Nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định được xem xét, đánh giá (4)
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
III. Phương pháp thực hiện giám định
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
IV. Nhận định, đánh giá, kết luận về vấn đề cần giám định (5)
1. Nội dung 1
- Tài liệu, thông tin cụ thể, đối tượng giám định (nếu có) được xem xét, đánh giá
- Cơ sở pháp lý/quy chuẩn chuyên môn cụ thể (6) để xem xét, đánh giá vấn đề/đối tượng cần giám định: ………………………………………………………………………………………………………
- Nhận định, đánh giá, kết luận:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
2. Nội dung 2
- Tài liệu, thông tin cụ thể, đối tượng giám định (nếu có) được xem xét, đánh giá
- Cơ sở pháp lý/quy chuẩn chuyên môn cụ thể (6) để xem xét, đánh giá vấn đề/đối tượng cần giám định: ………………………………………………………………………………………………………
- Nhận định, đánh giá, kết luận:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
CƠ QUAN, TỔ CHỨC |
NGƯỜI THỰC HIỆN |
Nơi nhận:
- Cơ quan trưng cầu giám định;
- Đơn vị được giao nhiệm vụ tham mưu quản lý GĐTP của Bộ Giáo dục
và Đào tạo;
- Lưu: Hồ sơ GĐTP.
__________________________
Ghi chú:
(1) Chữ viết tắt của tên đơn vị chuyên môn được phân công thực hiện giám định hoặc chủ trì thực hiện giám định.
(2) Công văn cử người/Quyết định thành lập Hội đồng giám định.
(3) Ghi rõ địa điểm thực hiện giám định.
(4) Ghi rõ các câu hỏi, yêu cầu giám định được xem xét, đánh giá.
(5) Nêu rõ nhận định, đánh giá, kết luận chuyên môn về các nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định tại mục II Kết luận này.
(6) Chỉ nêu tên điểm, khoản, điều của văn bản mà không trích dẫn nội dung văn bản vào trong bản Kết luận.
(7) Ký tên, đóng dấu của cơ quan được trưng cầu giám định.
(8) Ký, ghi rõ họ tên của từng người thực hiện giám định.
Mẫu số 2: Kết luận giám định tư pháp của cá nhân được trưng cầu đích danh để thực hiện giám định
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
I. Thông tin chung về vụ việc
Căn cứ Quyết định trưng cầu giám định số ... ngày ... tháng ... năm... của…………….
Tôi tên là:…………………………………- Giám định viên tư pháp (Số thẻ:...)/Người giám định tư pháp theo vụ việc.
Chức vụ: ………………………………………………………………………..
Nơi công tác: …………………………………………………………………… đã tiếp nhận Quyết định trưng cầu giám định số ... và tài liệu, hồ sơ kèm theo do Cơ quan trưng cầu giám định giao ngày ... tháng ... năm... (Danh mục kèm theo) và đã tiến hành nghiên cứu, giám định tại: ... (1)... từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ...
II. Nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định được xem xét, đánh giá (2)
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
III. Phương pháp thực hiện giám định
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
IV. Nhận định, đánh giá, kết luận về vấn đề/đối tượng cần giám định (3)
1. Nội dung 1
- Tài liệu, thông tin cụ thể, đối tượng giám định (nếu có) được xem xét, đánh giá
- Cơ sở pháp lý/quy chuẩn chuyên môn cụ thể (4) để xem xét, đánh giá vấn đề/đối tượng cần giám định: ……………………………………………………………………
- Nhận định, đánh giá, kết luận:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
2. Nội dung 2
- Tài liệu, thông tin cụ thể, đối tượng giám định (nếu có) được xem xét, đánh giá
- Cơ sở pháp lý/quy chuẩn chuyên môn cụ thể (4) để xem xét, đánh giá vấn đề/đối tượng cần giám định: ……………………………………………………………………
- Nhận định, đánh giá, kết luận:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
|
NGƯỜI THỰC HIỆN |
__________________________
Ghi chú:
(1) Ghi rõ địa điểm thực hiện giám định.
(2) Ghi rõ các câu hỏi, yêu cầu giám định được xem xét, đánh giá.
(3) Nêu rõ nhận định, đánh giá, kết luận chuyên môn về các nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định tại mục II Kết luận này.
(4) Chỉ nêu tên điểm, khoản, điều của văn bản mà không trích dẫn nội dung văn bản vào trong bản Kết luận.
MẪU DANH MỤC TÀI LIỆU TRONG HỒ SƠ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
(Kèm theo Thông tư số 16/2024/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
DANH MỤC TÀI LIỆU TRONG HỒ SƠ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
Số: /(năm)/HSGĐ
Nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định (ghi tóm tắt nội dung)
……………………………………………………………………………………….
Ngày lập…………………………………………………………………………….
Người lập hồ sơ……………………………………………………………………
Thành phần hồ sơ (Liệt kê các tài liệu theo bảng sau):
STT |
Trích yếu tài liệu, số, ký hiệu, thời gian ban hành |
Số tờ (Từ tờ.. đến tờ..) |
Đặc điểm tài liệu (bản chính/bản sao) |
Ghi chú |
1 |
Quyết định trưng cầu giám định, văn bản yêu cầu giám định và tài liệu kèm theo (nếu có) |
|
|
|
2 |
Văn bản phân công, cử người thực hiện giám định hoặc Quyết định thành lập Hội đồng giám định |
|
|
|
3 |
Biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định |
|
|
|
4 |
Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định |
|
|
|
5 |
Bản ảnh giám định (nếu có) |
|
|
|
6 |
Kết luận giám định trước đó hoặc ý kiến, kết luận chuyên môn do tổ chức, cá nhân khác thực hiện (nếu có) |
|
|
|
7 |
Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc sử dụng dịch vụ phục vụ việc giám định tư pháp (nếu có) |
|
|
|
8 |
Bản kết luận giám định tư pháp |
|
|
|
9 |
Biên bản giao nhận kết luận giám định; giao trả lại đối tượng giám định (nếu có) |
|
|
|
10 |
Tài liệu khác liên quan đến việc giám định (nếu có) |
|
|
|