Thông tư 16/2012/TT-BGTVT quy định về đào tạo, cấp và quản lý chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 16/2012/TT-BGTVT
Ngày ban hành 25/05/2012
Ngày có hiệu lực 01/08/2012
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Đinh La Thăng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/2012/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2012

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, CẤP VÀ QUẢN LÝ CHỨNG CHỈ THẨM TRA VIÊN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về đào tạo, cấp và quản lý Chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về đào tạo, cấp và quản lý Chứng ch Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thôngnày áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đào tạo, cấp và quản lý Chứng ch Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thẩm tra an toàn giao thông đường bộ là việc Tổ chức tư vấn tiến hành nghiên cứu, phân tích các tài liệu có liên quan (Báo cáo đầu tư xây dựng công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật xây dựng công trình, hồ sơ hoàn công công trình, hồ sơ quản lý tuyến đường, hồ sơ các vụ tai nạn giao thông) và tiến hành kiểm tra hiện trường để phát hiện các khả năng tiềm ẩn tai nạn giao thông hoặc đánh giá nguyên nhân gây tai nạn giao thông và đề xuất giải pháp khắc phục nhằm bảo đảm giao thông trên tuyến an toàn, thông suốt.

2. Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ là người được đào tạo và được cấp Chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.

3. Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông đường bộ là Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ, chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện việc thẩm tra an toàn giao thông công trình đường bộ.

4. Cơ sở đào tạo là Tổ chức thực hiện việc đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.

Chương II

CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU ĐÀO TẠO

Điều 4. Mục tiêu, yêu cầu

1. Mục tiêu

Đào tạo đội ngũ Thẩm tra viên có đ năng lực thực hiện công tác thẩm tra an toàn giao thông đường bộ.

2. Yêu cầu

Nội dung chương trình và tài liệu đào tạo bảo đảm cho học viên:

a) Nắm vững quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến an toàn giao thông, thẩm tra an toàn giao thông đường bộ;

b) Nắm được quy định, yêu cầu của các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến an toàn giao thông đường bộ;

[...]