Thông tư 141-VP năm 1963 giải thích việc sử dụng quyền hạn nói ở điểm 4 và 5 thuộc điều 5 trong Pháp lệnh quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Bộ Công an ban hành

Số hiệu 141-VP
Ngày ban hành 22/07/1963
Ngày có hiệu lực 06/08/1963
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Công An
Người ký Trần Quốc Hoàn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ CÔNG AN
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 141-VP

Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 1963 

 

THÔNG TƯ

GIẢI THÍCH VIỆC SỬ DỤNG QUYỀN HẠN NÓI Ở ĐIỂM 4 VÀ 5 THUỘC ĐIỀU 5 TRONG PHÁP LỆNH QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CẢNH SÁT NHÂN DÂN NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Ngày 20 tháng 07 năm 1962, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký lệnh công bố pháp lệnh đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 16 tháng 07 năm 1962 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Trong điều 5 của pháp lệnh có ghi hai quyền hạn ở điểm 4 và 5 là:

“Trong khi làm nhiệm vụ khẩn cấp:

a) Ngăn chặn hành động phá hoại,

b) Đuổi bắt kẻ phạm tội,

c) Cấp cứu người bị nạn,

được quyền mượn các loại phương tiện giao thông vận tải và phương tiện thông tin liên lạc của cơ quan, đoàn thể hoặc tư nhân (trừ của Đoàn ngoại giao) và những người điều khiển các phương tiện đó” và:

“Được quyền đi lại trong thành phố, thị xã, thị trấn bằng các phương tiện giao thông công cộng mà không phải trả tiền trong khi đang làm nhiệm vụ”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cho Cảnh sát nhân dân hai quyền hạn ghi trong điểm 4 và 5 (điều 5) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cần thiết cho công tác đấu tranh chống các bọn tội phạm, giữ gìn trật tự an ninh chung và phục vụ nhân dân tốt hơn nữa của lực lượng Cảnh sát nhân dân.

Bộ Công an giải thích một số vấn đề chi tiết về hai quyền hạn nói trên, để các cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân nắm vững vận dụng cho đúng đắn, để các cơ quan, đoàn thể và nhân dân hiểu rõ, giúp đỡ cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân làm tốt nhiệm vụ và giám sát việc sử dụng quyền hạn của Cảnh sát nhân dân.

I. QUYỀN ĐƯỢC MƯỢN CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN LIÊN LẠC TRONG KHI LÀM NHIỆM VỤ KHẨN CẤP

Nhiệm vụ khẩn cấp đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân cần phải mượn phương tiện giao thông vận tải và thông tin liên lạc, nhưng chỉ hạn trong ba trường hợp:

a) Ngăn chặn hành động phá hoại: nghĩa là ngăn chặn hành vi dùng chất cháy, chất nổ, chất độc, vũ khí hoặc bằng bất cứ phương pháp nào khác có thể gây tổn thất nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã, của nhân dân, gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân, của gia súc, tổn thất đến sản xuất, ngăn chặn những cuộc gây rối trật tự trị an.

b) Đuổi bắt kẻ phạm tội: nghĩa là đuổi bắt những kẻ phạm pháp quả tang, quy định trong sắc luật số 002-SLT ngày 18 tháng 06 năm 1957 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa:

- Đang làm việc phạm pháp hoặc sau khi phạm pháp thì bị phát giác ngay;

- Đang bị đuổi bắt sau khi phạm pháp;

- Đang bị giam giữ mà lẩn trốn;

- Đang có lệnh truy nã.

c) Cấp cứu người bị nạn: nghĩa là gặp người bị tai nạn bất ngờ, nếu không đưa đi bệnh viện cấp cứu ngay thì nguy hiểm đến tính mạng người đó, ví dụ bị cảm ngã giữa đường bất tỉnh, động kinh ngất, phụ nữ có mang sắp đẻ, hoặc đang đẻ rơi, người bị tai nạn xe cộ, bị đánh thành thương v.v…

Nói chung, khi có những việc đã nói trên thuộc phạm vi 3 trường hợp khẩn cấp do pháp lệnh quy định thì cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân đang công tác thấy cần phải kịp thời giải quyết, nhưng bản thân cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân lúc đó thiếu phương tiện để đi lại hoặc để báo tin thật nhanh chóng thì được quyền mượn các phương tiện giao thông, vận tải hoặc phương tiện thông tin liên lạc.

Việc mượn các phương tiện giao thông vận tải phải hết sức thận trọng và có cân nhắc để tránh những trường hợp không thật cần thiết cũng mượn phương tiện.

Các phương tiện giao thông vận tải do cán bộ chiến sĩ Cảnh sát nhân dân được mượn gồm có: xe ô-tô, xe mô-tô, xe đạp máy, xe đạp, ca-nô, xuống máy, thuyền, đò, riêng đối với trường hợp cấp cứu người bị nạn thì có thể được mượn cả xe ngựa và xe xích-lô.

Các phương tiện thông tin liên lạc do cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân được mượn gồm có: máy điện thoại, điện báo, vô tuyến điện. Mượn phương tiện thông tin liên lạc là chỉ để dùng tại chỗ.

Những phương tiện mà cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân không được mượn là:

- Xe Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa;

- Xe của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa;

[...]
10
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ