THÔNG TƯ
CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 131-TCHQ/GSQL NGÀY 24 THÁNG 6 NĂM
1997 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 65/CP NGÀY 13.10.1995 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC
QUY ĐỊNH THỦ TỤC XUẤT NHẬP KHẨU ĐÁ QUÝ
Căn cứ Nghị định số 65/CP
ngày 13/10/1995 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý hoạt động trong
lĩnh vực đá quý.
Căn cứ Nghị định 54/CP ngày 28/8/1993 của Chính phủ về việc quy định chi tiết
thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Căn cứ Thông tư số 03/TM-CSTTTN ngày 11/3/1997 của Bộ Thương mại về việc hướng
dẫn thực hiện Nghị định 65/CP của Chính phủ.
Căn cứ Công văn số 1823 TCT/AC ngày 17/9/1996 của Tổng cục Thuế - Bộ Tài
chính về việc đăng ký sử dụng hoá đơn đặc thù.
Căn cứ Quyết định số 1940/QĐ-TCCB ngày 15/7/1996 của Bộ Công nghiệp về việc
thành lập Trung tâm nghiên cứu - kiểm định đá quý và vàng.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn và quy định cụ thể về thủ tục XNK đá quý như
sau:
I. NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG:
1. Các doanh nghiệp được Bộ
Thương mại cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đá quý mới được phép kinh
doanh XNK đá quý.
Các doanh nghiệp được thành lập
theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực đá quý phải theo đúng
phạm vi giấy phép do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp và kế hoạch xuất nhập khẩu đá
quý hàng năm được Bộ Thương mại duyệt.
2. Các doanh nghiệp kinh doanh
đá quỹ không đủ điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh XNK nhưng nếu có nhu
cầu XNK đá quý thì phải được Bộ Thương mại cho phép uỷ thác XNK đá quý qua các
doanh nghiệp có giấy phép XNK đá quý.
3. Các quy định tại Thông tư này
chỉ áp dụng đối với các sản phẩm là đá quý và đồ trang sức mỹ nghệ có gắn đá
quý được gia công chế tác từ các nguồn nguyên liệu khai thác tại Việt Nam của
các Đơn vị được phép kinh doanh xuất nhập khẩu đá quý theo chỉ đạo của Tổng
Công ty đá quý và vàng Việt Nam (VIGECO).
II. TRÁCH NHIỆM
CỦA TỔNG CÔNG TY ĐÁ QUÝ VÀ VÀNG VIỆT NAM:
1. Tổng Công ty đá quý và vàng
Việt Nam phải lập danh sách và thông báo cho Tổng cục Hải quan tên và địa chỉ
các Trụ sở giao dịch, các đơn vị được phép kinh doanh bán đá quý xuất khẩu thuộc
Tổng Công ty (dưới đây được gọi là Đơn vị bán hàng).
2. Đăng ký với Tổng cục Hải quan
và Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố có liên quan mẫu hoá đơn đặc thù để mua bán
các sản phẩm là đá quý và các đồ trang sức mỹ nghệ có gắn đá quý đã được Bộ Tài
chính duyệt, mẫu niêm phong, con dấu và chữ ký của người có trách nhiệm ký hoá
đơn và ký niêm phong.
3. Tổng Công ty đá quý hoặc Đơn
vị bán hàng chỉ được phép cấp hoá đơn cho khách mua hàng trước khi xuất cảnh 10
ngày và có trách nhiệm hướng dẫn khách mua hàng thực hiện đúng quy định của Hải
quan về bảo quản niêm phong, xuất trình hàng, tờ khai hải quan và hoá đơn cho Hải
quan cửa khẩu nơi xuất cảnh.
4. Ngay sau khi bán hàng (trừ
ngày nghỉ theo quy định của pháp luật), Tổng Công ty hoặc Đơn vị bán hàng có
trách nhiệm đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố để làm thủ tục nộp thuế xuất khẩu
và các khoản thu khác theo quy định hiện hành.
5. Tổng Công ty đá quý và các
Đơn vị bán hàng phải có quy chế quản lý và các phương tiện, sổ sách theo dõi kịp
thời số hàng đã bán, hàng tồn kho hàng ngày, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
việc kiểm tra thanh tra theo định kỳ hoặc đột xuất của các cơ quan chức năng đối
với hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đá quý.
III. THỦ TỤC
HẢI QUAN:
Các doanh nghiệp kinh doanh XNK
đá quý được Bộ Thương mại cấp giấy phép kinh doanh XNK mới được phép xuất khẩu,
nhập khẩu đá quý.
Tất cả các lô đá quý không phân
biệt trị giá khi xuất ra nước ngoài để bán hoặc khi tái nhập do không bán được
đều phải có giấy giám định lô hàng theo quy định để xuất trình khi làm thủ tục
hải quan.
1. Khi xuất khẩu một lô đá quý
có trị giá từ 10.000 USD trở lên - các doanh nghiệp phải nộp cho Hải quan cửa
khẩu bộ hồ sơ gồm có:
- Giấy phép kinh doanh XNK đá
quý do Bộ Thương mại cấp (bản sao có xác nhận công chứng Nhà nước).
- Hợp đồng mua bán đá quý.
- Giấy giám định đá quý do Cơ
quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam cấp theo quy định (bản chính).
- Hoá đơn mua bán đá quý do Bộ
Tài chính phát hành.
2. Khi xuất khẩu một lô đá quý
có giá trị dưới 10.000 USD thì doanh nghiệp chỉ cần xuất trình với Hải quan cửa
khẩu:
- Giấy phép kinh doanh XNK đá
quý do Bộ Thương mại cấp (bản sao có xác nhận công chứng Nhà nước).
- Giấy giám định đá quý do cơ
quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam cấp theo quy định (bản chính).
- Hoá đơn mua bán đá quý do Bộ
Tài chính phát hành.
3. Khi nhập khẩu đá quý doanh
nghiệp phải xuất trình với Hải quan cửa khẩu bộ hồ sơ gồm có:
- Giấy phép kinh doanh xuất nhập
khẩu đá quý do Bộ Thương mại cấp (bản sao có xác nhận công chứng Nhà nước).
- Hợp đồng hoặc văn bản có giá
trị như hợp đồng mua bán đá quý.
- Giấy giám định đá quý do cơ
quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam cấp theo quy định (bản chính).
4. Các doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu đá quý có trách nhiệm nộp đủ thuế cho từng lô hàng xuất khẩu, nhập
khẩu theo đúng quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quy định
chi tiết tại Nghị định số 54/CP ngày 28/8/1993 của Chính phủ và các văn bản hướng
dẫn thực hiện của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.
5. Xuất nhập khẩu đá quý theo
hình thức phi mậu dịch:
5.1. Cục Hải quan tỉnh, thành phố
khi tiếp nhận hoá đơn bán hàng đặc thù của Tổng công ty VIGECO hoặc của đơn vị
bán hàng trực thuộc Tổng công ty thì tiến hàng đóng dấu treo (dấu của Cục Hải
quan tỉnh, thành phố) trên từng hoá đơn và mở sổ quản lý theo dõi chặt chẽ về số
lượng, số xêri hoá đơn đã đăng ký.
5.2.1. Khách mua sản phẩm là đá
quý, đồ trang sức mỹ nghệ có gắn đá quý tại các đơn vị bán hàng trực thuộc Tổng
Công ty khi xuất cảnh phải có trách nhiệm xuất trình với nhân viên Hải quan cửa
khẩu:
- Tờ khai hải quan phi mậu dịch
xuất khẩu theo mẫu HQ2-96 (2 bản).
- Hoá đơn mua bán đá quý là loại
hoá đơn đặc thù do Bộ Tài chính phát hành (phải có dấu treo của Cục Hải quan tỉnh,
thành phố).
- Giấy giám định đá quý (bản sao
có xác nhận của Tổng công ty).
- Hàng mua đã được niêm phong
theo quy định tại Điểm 2, phần II nêu trên.
5.2.2 Tổng Công ty hoặc đơn vị
bán hàng có trách nhiệm xuất trình bộ hồ sơ để làm thủ tục xuất khẩu đá quý tại
Cục Hải quan tỉnh, Thành phố (nơi làm thủ tục thuế xuất khẩu đá quý) gồm:
- Tờ khai hải quan HQ2-96.
- Hoá đơn bán hàng (liên 4).
- Giấy giám định đá quý do cơ
quan có thẩm quyền Nhà nước Việt Nam cấp theo quy định (bản chính).
Cơ quan hải quan có trách nhiệm
kiểm tra đối chiếu; tính thuế và thu thuế theo luật định.
5.3 Nhân viên hải quan cửa khẩu
có trách nhiệm kiểm tra tờ khai, hoá đơn mua hàng, niêm phong, mở niêm phong và
kiểm hoá (so sánh với các đặc điểm của đá quý ghi trong hoá đơn và tờ khai) để
xem xét, xác nhận thực xuất trên tờ khai hải quan.
- Hải quan Cửa khẩu lưu 01 tờ
khai hải quan và hoá đơn liên 3; trả lại cho khách 01 tờ khai hải quan và hoá
đơn liên 2.
- Hoá đơn liên 3 và tờ khai hải
quan lưu - tập trung cuối ngày để chuyển về Cục hải quan tỉnh, Thành phố nơi đã
đóng dấu đăng ký (dấu treo) để theo dõi việc sử dụng hoá đơn.
- Hải quan Cửa khẩu lập sổ riêng
để theo dõi đá quý xuất khẩu theo các hoá đơn đặc thù được quy định tại văn bản
này. Hàng tháng báo cáo kết quả về hải quan Tỉnh, Thành phố.
5.4. Khi Cục hải quan Tỉnh,
Thành phố nhận được hoá đơn liên 3 và tờ khai do Hải quan cửa khẩu gửi về thì bộ
phận đã làm thủ tục Hải quan cho đơn vị bán hàng có trách nhiệm phức tập và
thanh toán với bộ hồ sơ đang lưu trữ. Nếu phát hiện có vấn đề sai phạm thì xử
lý theo các quy định hiện hành.
5.5 Đối với hành khách xuất cảnh,
nhập cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam có mang theo tư trang vàng, bạc, kim loại
quý, đá quý thực hiện theo tiêu chuẩn hành lý miễn thuế được quy định tại Nghị
định 17/CP ngày 6.02.1995 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện của
Tổng cục Hải quan.
IV. MỘT SỐ
QUY ĐỊNH KHÁC:
1. Tạm nhập - tái xuất hoặc tạm
xuất - tái nhập các lô hàng là sản phẩm đá quý và đồ trang sức mỹ nghệ có gắn
đá quý để tham gia hội chợ và triển lãm thương mại được thục hiện theo các quy
định tại:
- Quyết định số 390/TTg ngày
01.8.1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế hội chợ và triển lãm
thương mại.
- Thông tư số 05/TM-XNK ngày
25.2.1995 của Bộ Thương mại về việc hướng dẫn thực hiện quy chế hội chợ và triển
lãm thương mại.
- Công văn số 472/TCHQ-GSQL ngày
18.3.1995 của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn thực hiện quy chế hội chợ,
triển lãm thương mại.
2. Đá quí và nguyên liệu phụ được
nhập khẩu để gia công chế tác thành sản phẩm và sau đó xuất khẩu toàn bộ sản phẩm
đó theo chỉ định của Bên đặt gia công được thực hiện theo Quyết định số
126/TCHQ-GSQL ngày 8.4.1995 của Tổng cục hải quan ban hành quy chế về quản lý hải
quan đối với hàng gia công xuất nhập khẩu và nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất
hàng xuất khẩu.
3. Các tổ chức khi mang ra nước
ngoài các sản phẩm là đá quý và đồ trang sức mỹ nghệ có gắn đá quý để bán đều
phải thực hiện đúng các quy định về thủ tục xuất nhập khẩu và nộp đủ thuế theo
luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành.
- Trường hợp không bán được sản
phẩm, khi tiến hành thủ tục nhập vào Việt Nam thì được xét giải quyết truy hoàn
số tiền thuế đã nộp khi làm thủ tục xuất khẩu.
- Trường hợp bán được sản phẩm,
thủ tục khi chuyển tiền về nước được thực hiện theo đúng các quy định của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
V. XỬ LÝ VI
PHẠM:
Các tổ chức, cá nhân vi phạm các
quy định nêu trên, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc
truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.
VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
1. Cứ 3 tháng một lần, Tổng công
ty và các đơn vị bán hàng có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo và xuất trình các hồ
sơ chứng từ cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố để kiểm tra đối chiếu.
Cục Hải quan tỉnh, thành phố có
trách nhiệm báo cáo thống kê về số lượng, trọng lượng, trị giá bán, số tiền thuế
đã nộp và đánh giá nhận xét tình hình thực hiện gửi về Tổng cục Hải quan (qua Cục
giám sát quản lý về hải quan).
2. Thông tư này có hiệu lực kể từ
ngày 01/7/1997.
Quá trình thực hiện, yêu cầu tổng
hợp báo cáo Tổng cục kịp thời những vướng mắc, phát sinh ngoài thẩm quyền giải
quyết của địa phương để xin ý kiến chỉ đạo.