Thông tư 12-LĐ-TT-1964 ban hành quy phạm kỹ thuật an toàn khai thác đá do Bộ lao động ban hành

Số hiệu 12-LĐ-TT
Ngày ban hành 14/07/1964
Ngày có hiệu lực 29/07/1964
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động
Người ký Bùi Quỳ
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Tài nguyên - Môi trường

BỘ LAO ĐỘNG
*******

Số: 12-LĐ-TT

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

Hà Nội, ngày 14 tháng 07 năm 1964

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY PHẠM KỸ THUẬT AN TOÀN KHAI THÁC ĐÁ

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG

 

Kính gửi:

Các Bộ và các ngành quản lý sản xuất,
Các Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh,
Các Sở, Ty, Phòng Lao động.

 

Do yêu cầu của các ngành kinh tế quốc dân, việc khai thác đá ngày càng phát triển, đòi hỏi phải có một quy phạm kỹ thuật an toàn về khai thác đã áp dụng chung cho các ngành, các địa phương, nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động và tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động.

Để đáp ứng yêu cầu đó, căn cứ vào Nghị định số 187-CP ngày 20-12-1963 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Lao động, và sau khi lấy ý kiến của các ngành quản lý sản xuất, Tổng Công đoàn Việt Nam, Ủy ban Khoa học Nhà nước và các ngành có liên quan, Bộ Lao động ban hành, kèm theo thông tư này, bản quy phạm kỹ thuật an toàn về khai thác đá để thay thế bản quy tắc kỹ thuật làm đá ban hành kèm theo Thông tư số 05-LĐ-TT ngày 13-02-1961 của Bộ Lao động.

Dưới đây, Bộ Lao động giới thiệu nội dung và hướng dẫn việc tổ chức thực hiện bản quy phạm.

I. NỘI DUNG BẢN QUY PHẠM

Bản quy phạm gồm có sáu chương sắp xếp theo trình tự các công việc khai thác đá từ đục khoan, bắn mìn, bẩy đá cho đến đập đá vận chuyển, trong đó:

Chương I quy định những nguyên tắc chung như:

- Điều kiện bắt buộc khi mở xí nghiệp khai thác đá là phải làm đơn xin phép khai thác để chính quyền địa phương có thể cân nhắc trước việc nên hay không nên cho phép khai thác và nghiên cứu trước các điều kiện đảm bảo an toàn lao động của xí nghiệp trong trường hợp cho phép khai thác; đơn xin phép khai thác phải gửi cho cơ quan lao động địa phương nghiên cứu trước khi chuyển lên Ủy ban hành chính xét và cấp giấy phép;

- Trách nhiệm của Ban giám đốc hoặc Ban chỉ huy trong công tác bảo hộ lao động;

- Những yêu cầu đối với công nhân làm đá: sức khỏe, trình độ chuyên môn và kỹ thuật an toàn...

Chương II quy định những biện pháp an toàn khi làm việc trên núi, gồm những việc như cắt tầng, làm lối lên xuống, đục đá, khoan đá và cạy gỡ đá trên núi. Quy định tại điều 14 về cắt tầng là một việc cải tiến trong phương pháp khai thác đá, các xí nghiệp phải khắc phục mọi khó khăn để thực hiện quy định này, tránh lối gặp đâu khai thác đấy hoặc để công nhân tự ý moi đá rất nguy hiểm. Việc làm lối lên xuống núi cho công nhân quy định tại điểm 18 cũng là một vấn đề mới trong phương pháp khai thác, nhằm khắc phục lối leo dây rất nguy hiểm hiện nay, dễ gây ra tai nạn đứt dây leo hoặc buột tay ngã trong khi leo.

Chương III quy định về an toàn khi sử dụng thuốc nổ bắn đá. Nói chung khi sử dụng thuốc nổ đều phải triệt để thi hành bản quy phạm an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ đã ban hành. Trong chương này chỉ nêu lên những vấn đề cần đặc biệt chú ý khi sử dụng thuốc nổ bắn đá mà từ trước đến nay các công trường khai thác đá hay vi phạm, như điều 45 quy định việc bắn mìn có hộ chiếu và kiểm tra thực hiện đúng hộ chiếu, một biện pháp rất tốt để ngăn ngừa tai nạn lao động do sử dụng thuốc nổ tùy tiện gây nên như gặp đâu khoan đấy, không tính toán đến khoảng cách, đường cản, chỉ tiêu thuốc nổ, không dùng kín thật, cắt dây mìn quá ngắn, moi móc mìn câm, v.v...

Chương IV quy định về an toàn khi làm việc ở dưới chân núi, trong đó quy định những biện pháp an toàn khi đập đá hộc, đá dăm và bố trí nơi làm việc ở chân núi cho công nhân.

Chương V quy định về an toàn khi vận chuyển đá, trong đó gồm có biện pháp an toàn khi gánh đá, khi vận chuyển bằng xe cút kít, xe goòng, ô-tô là những phương tiện vận tải thông dụng ở các xí nghiệp khai thác đá.

Chương VI quy định phạm vi và trách nhiệm thi hành bản quy phạm. Bản quy phạm áp dụng cho tất cả các xí nghiệp khai thác đá thuộc tất cả các ngành do trung ương cũng như do địa phương quản lý. Đối với các hợp tác xã nông nghiệp có khai thác đá, Ủy ban hành chính địa phương sẽ căn cứ vào tinh thần bản quy phạm mà quy định những điều cần thiết và hướng dẫn thi hành cho thích hợp.

Để đảm bảo an toàn lao động, cơ quan, xí nghiệp cung cấp mìn cho các hợp tác xã khai thác đá để thu mua phải có trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc nổ đã cung cấp (cử cán bộ chuyên môn về thuốc nổ đến hợp tác xã trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi việc sử dụng hàng ngày để ngăn ngừa việc mìn có thể lọt ra ngoài để dùng vào những việc khác), và giúp hợp tác xã thành lập tổ bắn mìn chuyên môn, tránh tình trạng sử dụng người không thành thạo vào việc bắn mìn, dễ gây ra tai nạn lao động. Cấm giao khoán trắng thuốc nổ cho hợp tác xã để thu mua đá. Nếu hợp tác xã không tôn trọng những điều chỉ dẫn về kỹ thuật an toàn có thể dẫn đến tai nạn nghiêm trọng, cơ quan, xí nghiệp phải đình chỉ việc cung cấp thuốc nộ để ngăn ngừa tai nạn lao động.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để bản quy phạm có tác dụng thiết thực và phục vụ kịp thời cho sản xuất, việc thi hành bản quy phạm cần tiến hành theo ba bước sau đây:

Bước 1: Tổ chức cho cán bộ, công nhân học tập kỹ bản quy phạm:

Trước khi phổ biến cho công nhân học tập, cán bộ phụ trách xí nghiệp và các cán bộ chỉ đạo sản xuất phải nghiên cứu nắm vững những điều quy định trong quy phạm, rồi tổ chức phổ biến cho toàn thể cán bộ, công nhân trong xí nghiệp. Sau đó, dựa vào quy phạm này để xây dựng quy trình hoặc trích từng phần việc riêng như đục đá, cạy gỡ, bắn mìn... để tổ chức cho công nhân bộ phận nào thì học kỹ phần việc đó, rồi tổ chức sát hạch phát giấy chứng nhận theo như điều 4 chương I đã quy định.

Trong khi học tập cần tổ chức cho từng bộ phận thảo luận liên hệ với thực tế nhằm nâng cao ý thức và trình độ hiểu biết về kỹ thuật an toàn cho công nhân, đồng thời qua đó phát hiện những thiếu sót trước đây để bàn biện pháp khắc phục. Việc này cần phải làm ngay.

Bước 2: Lập kế hoạch cụ thể khắc phục các thiếu sót:

Trong khi tổ chức cho cán bộ, công nhân học tập, thảo luận liên hệ thực tế, xí nghiệp cần tổ chức theo dõi, tập hợp những vấn đề thiếu sót ở các đội, tổ phát hiện và đối chiếu những quy định trong quy phạm với thực tế ở xí nghiệp để nghiên cứu lập kế hoạch khắc phục. Mục đích chính của công việc này là nhằm thi hành nghiêm chỉnh những điều quy định trong quy phạm nên kế hoạch cần phải cụ thể, chi tiết từng công việc, chỉ định người hoặc đơn vị có trách nhiệm thực hiện, thời gian hoàn thành, nguồn kinh phí (nếu cần)...

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ