BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 12/2012/TT-BCT
|
Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2012
|
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ
AMÔNI NITRAT DÙNG ĐỂ SẢN XUẤT THUỐC NỔ ANFO
Căn cứ Nghị
định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm
2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Công Thương và Nghị định số 44/2011/NĐ-CP
ngày 14 tháng 6 năm 2011 về sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định
189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29
tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị
định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm
2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Thông tư
số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007
của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy
chuẩn kỹ thuật;
Điều 1. Ban
hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Amôni Nitrat dùng để
sản xuất thuốc nổ Anfo.
Điều 2. Thông
tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 26 tháng 7 năm 2012.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng, Cục trưởng
thuộc Bộ, Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Thông tư này.
Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí
thư;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Website: Chính phủ, BCT;
- Công báo;
- Lưu: VT, KHCN.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Nam Hải
|
QCVN 03 : 2012/BCT
QUY CHUẨN KỸ
THUẬT QUỐC GIA
VỀ AMÔNI NITRAT DÙNG ĐỂ SẢN XUẤT THUỐC
NỔ ANFO
National Technical Regulations
on Ammonium Nitrate for producing ANFO explosive
Lời nói đầu:
QCVN 03:2012/BCT
do Vụ Khoa học và Công nghệ soạn thảo, trình duyệt; Bộ Khoa học và Công nghệ
thẩm định; Bộ Công Thương ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2012/TT-BCT ngày 12
tháng 6 năm 2012.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ AMÔNI NITRAT DÙNG ĐỂ SẢN XUẤT THUỐC NỔ ANFO
National Technical Regulations
on Ammonium Nitrate for producing ANFO explosive
1. Quy định chung
1.1. Phạm vi điều
chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật
này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật, phương pháp thử áp dụng đối với Amôni
nitrat dạng hạt xốp dùng để sản xuất thuốc nổ ANFO, các Amôni nitrat dạng khác
không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này.
1.2. Đối tượng
áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật
này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoạt động liên
quan tới Amôni nitrat dùng để sản xuất thuốc nổ ANFO trên lãnh thổ Việt Nam,
trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
1.3. Giải thích
từ ngữ
1.3.1. Khối lượng
riêng rời của Amôni nitrat: Là khối lượng của một đơn vị thể tích Amôni nitrat
ở trạng thái rời đổ đống hay còn gọi là khối lượng riêng đổ đống hoặc tỷ trọng
rắc.
1.3.2. Amôni
nitrat dạng hạt xốp: Là Amôni nitrat được tạo hạt ở dạng hình cầu có tỷ trọng
thấp do có nhiều mao mạch bên trong nên có khả năng hấp phụ cao.
1.4. Tài liệu
viện dẫn
1.4.1. QCVN 02:2008/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công
nghiệp.
1.4.2. QCVN 01:2012/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
an toàn trong sản xuất, thử nghiệm và nghiệm thu vật liệu nổ công nghiệp.
2. Quy định kỹ thuật
Chỉ tiêu kỹ
thuật: Amôni nitrat (NH4NO3)
dùng để sản xuất thuốc nổ ANFO là dạng hạt xốp và phải đạt các yêu cầu kỹ thuật
quy định ở Bảng 1.
Bảng 1: Chỉ tiêu chất lượng của NH4NO3 dùng để
sản xuất thuốc nổ ANFO
TT
|
Chỉ tiêu
|
Mức
|
1
|
Độ tinh khiết, %
|
³ 98,5
|
2
|
Độ ẩm, %
|
£ 0,3
|
3
|
Khối lượng riêng
rời, g/cm3
|
0,73 ¸ 0,83
|
4
|
Cỡ hạt 0,5 ¸ 3,0 mm, %
|
³ 95
|
5
|
Khả năng hấp phụ
dầu, %
|
³ 7
|
6
|
Cặn không tan
trong nước, %
|
£ 0,15
|
7
|
Độ pH (dung dịch
10 %)
|
4,5 ¸ 5,5
|
8
|
Độ bền cơ học, g/mm2
|
96 ¸ 153
|
3. Phương pháp thử
3.1. Xác định độ ẩm
3.1.1. Nguyên
tắc
Dựa trên sự giảm
khối lượng của vật liệu do bay hơi nước trong quá trình sấy.
3.1.2. Dụng cụ
hóa chất
3.1.2.1. Cân phân
tích, độ chính xác đến 10-4g.
3.1.2.2. Tủ sấy 0 ¸ 3000C,
giới hạn điều chỉnh nhiệt độ ± 1 0C.
3.1.2.3. Bình hút
ẩm.
3.1.2.4. Hộp lồng
đường kính 90 mm.
3.1.2.5. Hỗn hợp K2Cr2O7/H2SO4.
3.1.2.6. Nước cất,
theo TCVN 4851:1989
3.1.3. Tiến
hành
3.1.3.1. Rửa hộp
lồng nhiều lần bằng hỗn hợp K2Cr2O7/H2SO4
rồi tráng bằng nước cất ba lần. Sấy hộp lồng ở 1000C ¸ 1050C
trong vòng 60 phút. Để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng (khoảng 30
phút) rồi đem cân và ghi lại khối lượng G1.
3.1.3.2. Cân khoảng
10g mẫu chính xác đến 10-4g trong hộp lồng đã sấy và ghi lại khối
lượng G2.
3.1.3.3. Sấy mẫu ở
nhiệt độ 100 ¸ 105 0C trong thời gian 210 ¸ 240 phút. Lấy ra để nguội
trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng (khoảng 30 phút) rồi đem cân và ghi lại
khối lượng G3.
3.1.4. Tính kết
quả
3.1.4.1. Độ ẩm (Wa)
của mẫu, tính bằng phần trăm theo công thức:
Trong đó:
- G1 là
khối lượng hộp lồng đã sấy, gam.
- G2 là
khối lượng hộp lồng và mẫu trước khi sấy, gam.
- G3 là
khối lượng hộp lồng và mẫu sau khi sấy, gam.
3.1.4.2. Thí
nghiệm được lặp lại 3 lần để lấy kết quả trung bình. Chênh lệch kết quả giữa
các lần thí nghiệm không được vượt quá 0,02 %.
3.2. Xác định khối lượng riêng rời
3.2.1. Nguyên
tắc
Khối lượng riêng
rời của Amôni nitrat được xác định bằng cách đổ tự do mẫu từ một khoảng cách
nhất định vào dụng cụ đã biết trước thể tích. Từ thể tích dụng cụ và khối lượng
mẫu đã chiếm chỗ xác định được khối lượng riêng rời.
3.2.2. Thiết
bị, dụng cụ
3.2.2.1. Cân phân
tích, độ chính xác đến 10-4g
3.2.2.2. Bộ dụng
cụ xác định khối lượng riêng rời (xem hình 1)
3.2.2.3. Thước gạt
3.2.2.4. Nước cất,
theo TCVN 4851:1989
3.2.2.5. Hỗn hợp K2Cr2O7/H2SO4
3.2.2.6. Bình hút
ẩm.
3.2.3. Tiến
hành
3.2.3.1. Xác định
khối lượng riêng rời được tiến hành trong phòng thí nghiệm có độ ẩm không khí Wa
< 65 %.
3.2.3.2. Rửa sạch
các bình hứng bằng hỗn hợp K2Cr2O7/H2SO4,
tráng lại bằng nước cất 3 lần. Sấy khô bình hứng ở 100 - 105 0C; để
nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng rồi cân và ghi khối lượng G1i.
3.2.3.3. Đặt bình
hứng dưới phễu sao cho đáy phễu hướng đồng trục với tâm của bình hứng, đáy phễu
cách mặt bình hứng khoảng 15¸20 mm. Cố định khoảng cách này trong cả quá trình làm thí nghiệm.
CHÚ DẪN
1- Bình hứng
2- Phễu
3- Giá đỡ
Hình 1. Bộ dụng cụ để xác định khối lượng riêng rời
3.2.3.4. Đổ Amôni nitrat
vào phễu sao cho nó rơi xuống đầy bình hứng phía dưới. Dùng thước phẳng gạt
ngang mặt bình hứng. Cân khối lượng bình hứng đã chứa mẫu và ghi khối lượng G2i.
3.2.3. Tính kết
quả
3.2.4.1. Khối
lượng riêng rời của Amôni nitrat trong từng lần thử (Si) được tính
theo công thức:
Trong đó:
- Vi là thể tích
bình hứng thứ i, cm3.
- G1i
là khối lượng bình hứng trong lần thử thứ i, gam.
- G2i
là khối lượng bình hứng và mẫu trong lần thử thứ i, gam.
- i là thứ tự lần
thử từ 1 đến 3.
3.2.4.2. Thí
nghiệm được lặp lại 3 lần để lấy kết quả trung bình. Chênh lệch kết quả giữa
các lần thí nghiệm không được lớn hơn 0,05 g/cm3
3.3. Xác định cỡ hạt
3.3.1. Thiết
bị, dụng cụ
3.3.1.1. Cân kỹ
thuật độ chính xác đến 10-2 g;
3.3.1.2. Máy phân
tích sàng rây và bộ rây cỡ 0,5¸3 mm;
3.3.1.3. Hộp lồng
đường kính 90 mm.
3.3.2. Tiến
hành
3.3.2.1. Quá trình
xác định cỡ hạt NH4NO3 phải thực hiện trong phòng có
nhiệt độ từ 25±3 0C và độ ẩm Wa < 65%.
3.3.2.2. Cân 100g
mẫu trong hộp lồng với độ chính xác 10-2 g, ghi khối lượng G.
3.3.2.3. Đưa mẫu
vào máy phân tích sàng rây, cho máy hoạt động trong 5 phút thì ngừng máy. Đem
cân lượng mẫu còn lại trên từng rây và ghi lại các khối lượng Gi.
3.3.3. Tính kết
quả
3.3.3.1. Tỷ lệ phần
trăm của từng loại cỡ hạt Xi được tính theo công thức:
%
Trong đó:
- Gi là
khối lượng mẫu còn lại trên từng cỡ rây, gam
- G là khối lượng
mẫu mang thử, gam.
3.3.3.2. Thí
nghiệm được lặp lại 3 lần để lấy kết quả trung bình. Chênh lệch kết quả giữa
các lần thử không được vượt quá 0,5%.
3.4. Xác định độ tinh khiết của Amôni Nitrat bằng phương pháp chuẩn
độ
3.4.1. Nguyên
tắc
Hàm lượng Amôni nitrat
được xác định theo phương pháp chuẩn độ trung hòa với Natri hidroxit (NaOH)
trong môi trường formalin - nước với sự có mặt của chất chỉ thị phenolphtalein.
3.4.2. Dụng cụ
và hóa chất
3.4.2.1. Tủ sấy.
3.4.2.2. Cân phân
tích, độ chính xác 10-4 g.
3.4.2.3. Bình tam
giác dung tích 250 ml.
3.4.2.4. Buret 50
ml.
3.4.2.5. Pipet 10
ml.
3.4.2.6. Ống đong
50 ml.
3.4.2.7. Dung dịch
NaOH 0,2 N và 0,1 N.
3.4.2.8. Dung dịch
Phenolftalein 1%.
3.4.2.9. Hỗn hợp
formalin - nước (tỷ lệ 1:1) theo TCVN 1055 : 86.
3.4.2.10. Nước
cất, theo TCVN 4851 : 1989.
3.4.2.11. Dung
dịch axit Oxalic nồng độ chính xác 0,1N.
3.4.3. Tiến
hành
3.4.3.1. Sấy mẫu
đến khối lượng không đổi.
3.4.3.2. Cân khoảng
1 gam mẫu chính xác đến 0,1 mg và ghi lại khối lượng G; cho mẫu vào bình tam
giác 250 ml.
3.4.3.3. Hòa tan
mẫu bằng 50 ml nước cất, thêm vào bình 25 ml hỗn hợp formalin-nước, lắc đều rồi
để yên trong khoảng 30 phút sau đó thêm khoảng 3 đến 4 giọt phenolftalein vào
hỗn hợp.
3.4.3.4. Chuẩn độ
với dung dịch NaOH 0,2N tới khi dung dịch vừa chuyển sang màu hồng nhạt, ghi
lại thể tích dung dịch NaOH 0,2N đã tiêu tốn (V).
3.4.3.5. Thí
nghiệm với mẫu trắng: Trình tự tiến hành như trên nhưng không có NH4NO3
và chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1N, ghi lại thể tích dung dịch NaOH 0,1 N đã
tiêu tốn (V1).
3.4.3.6. Dung dịch
NaOH 0,1N; NaOH 0,2N phải được chuẩn độ lại bằng dung dịch chuẩn axit Oxalic
0,1N trước khi dùng.
3.4.4. Tính kết
quả
3.4.4.1. Độ tinh
khiết của Amôni nitrat (Xa) được tính theo công thức:
Trong đó:
- V là thể tích
dung dịch NaOH 0,2 N sử dụng khi chuẩn độ mẫu thực, ml.
- V1 là
thể tích dung dịch NaOH 0,1 N sử dụng khi chuẩn độ mẫu trắng, ml.
- N là nồng độ
dung dịch NaOH dùng để chuẩn độ mẫu thực.
- N1 là
nồng độ dung dịch NaOH dùng để chuẩn độ mẫu trắng.
- G là khối lượng
mẫu, gam.
- 0,08004: số gam
NH4NO3 trong 1 ml dung dịch có nồng độ 1N.
3.4.4.2. Thí
nghiệm được lặp lại 3 lần để lấy kết quả trung bình. Chênh lệch kết quả giữa
các lần thử không vượt quá 0,2 %.
3.5. Xác định khả năng hấp phụ dầu
3.5.1. Nguyên
tắc
Xác định khả năng
hấp phụ dầu của Amôni nitrat bằng cách đưa một khối lượng mẫu Amôni nitrat
nhúng trong lượng dư dầu. Sau đó dầu dư được loại đi bằng máy ly tâm. Sự tăng
khối lượng của mẫu là lượng dầu đã thấp phụ trong mẫu Amôni nitrat.
3.5.2. Dụng cụ,
hóa chất
3.5.2.1. Cân phân
tích, độ chính xác đến 10-4 g.
3.5.2.2. Tủ sấy điều
chỉnh nhiệt độ đến ± 1 0C.
3.5.2.3. Máy ly
tâm tốc độ cao.
3.5.2.4. Cốc dung
tích 50 ml.
3.5.2.5. Chén lọc
xốp hoặc chén thủy tinh đục lỗ.
3.5.2.6. Cốc dung
tích 250 ml.
3.5.2.7. Bình hút
ẩm.
3.5.2.8. Dầu nhiên
liệu.
3.5.3. Tiến
hành
3.5.3.1. Rửa sạch
chén lọc xốp, sấy khô, để nguội trong bình hút ẩm, nhúng chén lọc xốp trong cốc
đựng dầu 30 phút rồi đem ly tâm ở tốc độ 1000 vòng/phút trong thời gian 5 phút,
sau đó cân và ghi khối lượng G1.
3.5.3.2. Đưa mẫu
vào các chén lọc xốp, sao cho lượng mẫu chiếm khoảng 2/3 thể tích cốc (đảm bảo
mẫu không bị văng ra ngoài khi ly tâm).
3.5.3.3. Cân và
ghi lại khối lượng chén lọc xốp chứa mẫu G2.
3.5.3.4. Đổ vào
mỗi cốc 250 ml khoảng 100 ml dầu. Nhúng chén lọc xốp có chứa mẫu vào cốc đựng
dầu và ngâm trong 30 phút (dầu phải ngập hết mẫu). Hết thời gian ngâm, lấy chén
lọc xốp chứa mẫu ra khỏi cốc dầu và để ráo sạch dầu (thời gian để ráo 1 phút là
đủ).
3.5.3.5. Sau khi
để ráo, đặt chén lọc xốp chứa mẫu vào cốc của máy ly tâm, lót giấy xốp để chèn
chắc cốc lọc trong quá trình ly tâm và phải để cốc đựng mẫu có khối lượng tương
đương nhau ở hai vị trí đối diện của máy ly tâm. Khởi động cho máy ly tâm làm
việc với tốc độ 1000 vòng/phút trong thời gian 5 phút.
3.5.3.6. Cân và
ghi lại khối lượng của chén lọc xốp chứa mẫu sau khi ly tâm G3.
3.5.4. Tính kết
quả
3.5.4.1. Lượng dầu
hấp phụ (Xd) tính bằng phần trăm khối lượng theo công thức:
Trong đó:
- G1 là
khối lượng chén lọc xốp, gam.
- G2 là
khối lượng chén lọc xốp và mẫu trước khi ly tâm, gam.
- G3 là
khối lượng chén lọc xốp và mẫu sau khi ly tâm, gam.
3.5.4.2. Thí
nghiệm được tiến hành 4 lần. Chênh lệch độ hấp phụ dầu giữa các cốc không được
lớn hơn 0,5%. Kết quả cuối cùng là giá trị trung bình độ hấp phụ dầu của 4 lần
thí nghiệm.
3.6. Xác định lượng cặn không tan trong nước
3.6.1. Dụng cụ
và hóa chất
3.6.1.1. Nước cất
theo TCVN 4851:1989.
3.6.1.2. Bình tam
giác có nhánh hút chân không.
3.6.1.3. Cốc thủy
tinh 100 ml.
3.6.1.4. Cốc lọc
xốp G3 hoặc G4.
3.6.1.5. Tủ sấy có
điều chỉnh nhiệt độ với độ chính xác ± 1 0C.
3.6.1.6. Máy hút
chân không.
3.6.1.7. Cân phân
tích có độ chính xác 10-4 g.
3.6.1.8. Bình tia
nước cất.
3.6.1.9. Hỗn hợp
nước rửa K2Cr2O7/H2SO4.
3.6.1.10. Bình hút
ẩm Silicagen.
3.6.2. Tiến
hành
3.6.2.1. Các dụng
cụ thủy tinh được tráng rửa sạch bằng hỗn hợp nước rửa, nước cất, sấy khô và để
nguội đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm Silicalgel.
3.6.2.2. Cân khoảng
20 g mẫu Amôni nitrat trên cân phân tích rồi cho vào cốc thủy tinh 100 ml sau
đó hòa tan hoàn toàn bằng 50 ml nước.
3.6.2.3. Cân khối
lượng cốc lọc xốp và ghi lại khối lượng; lắp cốc lọc vào hệ thống máy hút chân
không đang hoạt động.
3.6.2.4. Rót toàn
bộ dung dịch qua cốc lọc, rửa thêm 5 lần, mỗi lần bằng 50 ml nước cất dội qua
cốc lọc.
3.6.2.5. Đưa cốc
lọc vào tủ sấy ở 100 - 105 0C trong khoảng 1 giờ để làm khô cốc lọc
đến khối lượng không đổi.
3.6.2.6. Lấy cốc
lọc ra khỏi tủ sấy, để nguội đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm, sau đó cân
lại cốc lọc.
3.6.3. Tính kết
quả
Lượng cặn không
tan trong nước (XK) của Amôni Nitrat, tính bằng phần trăm khối lượng
theo công thức:
Trong đó:
- G là khối lượng
mẫu, gam.
- G1 là
khối lượng cốc lọc xốp đã sấy đến khối lượng không đổi, gam.
- G2 là
khối lượng chén lọc xốp và cặn đã sấy đến khối lượng không đổi, gam.
3.7. Xác định độ pH
3.7.1. Nguyên
tắc:
Xác định độ pH của
Amôni Nitrat bằng cách đo pH của dung dịch nồng độ 10% trên máy đo pH.
3.7.2. Dụng cụ
và hóa chất
3.7.2.1. Cân phân
tích, độ chính xác đến 10-4 g.
3.7.2.2. Máy đo pH
chính xác đến 0,1 đơn vị.
3.7.2.3. Bình tam
giác, dung tích 250 ml.
3.7.2.4. Nước cất
không chứa CO2.
3.7.3. Tiến
hành
3.7.3.1. Cân khoảng
10 g mẫu chính xác đến 10-4 g, cho mẫu vào bình tam giác dung tích
250ml.
3.7.3.2. Thêm vào
bình tam giác 90 ml nước cất không chứa CO2; lắc đều cho mẫu tan
hoàn toàn.
3.7.3.3. Đo pH của
dung dịch bằng máy đo pH.
3.7.3.4. Phép đo
được tiến hành 5 lần để lấy giá trị trung bình, sai số giữa các lần đo không
vượt quá 0,2 đơn vị pH.
3.8. Xác định độ bền cơ học của Nitrat amon dạng hạt
3.8.1. Nguyên
tắc
Tác dụng một lực
nén lên hạt Amôni nitrat hạt xốp hình cầu cho đến khi hạt bị vỡ. Căn cứ lực tác
dụng lên hạt và kích thước hạt sẽ xác định được độ bền cơ học của hạt.
3.8.2. Dụng cụ
và hóa chất:
3.8.2.1. Thiết bị
đo độ bền cơ học.
3.8.2.2. Hộp lồng
đường kính 90 mm.
3.8.2.3. Kính lúp
cầm tay có độ phóng đại ³ 50 lần.
3.8.2.4. Bảng tra
tiết diện hạt theo đường kính.
3.8.2.5. Cốc thủy
tinh 100 ml
3.8.2.6. Kẹp gắp
inox.
3.8.3. Tiến
hành
3.8.3.1. Lấy 100g
mẫu hạt amoni nitrat và sàng trên sàng cỡ 1mm.
3.8.3.2. Loại bỏ phần
lọt qua sàng; phần còn lại trên sàng được chuyển sang sàng lại trên sàng cỡ
2mm; bỏ phần trên sàng và lấy phần lọt sàng để đo độ bền cơ học.
3.8.3.3. Vặn vít
nâng, hạ đế đỡ búa nén của máy đo về vị trí thấp nhất; dùng kẹp gắp một hạt mẫu
cần đo độ bền cơ học đưa vào bộ phận nén của máy.
3.8.3.4. Xoay vít
nâng đế đỡ búa nén lên cho tới khi hạt mẫu được nâng lên tiếp xúc với mặt búa
nén thì dừng lại và ghi giá trị hiển thị trên đồng hồ đo (d0).
3.8.3.5. Hạ chốt
hãm để búa nén xuống hạt mẫu; từng bước dịch chuyển quả nén nhỏ để tăng dần các
đơn vị lực nén và quan sát liên tục hạt mẫu bị nén qua kính lúp. Khi tăng lực
nén bằng cách dịch chuyển quả cân hết thang đo nhỏ (0¸350 g) mà hạt mẫu vẫn chưa
vỡ thì vặn vít hãm hệ thống, đưa quả cân nhỏ về vị trí 0 và dịch chuyển quả cân
lớn tiến lên một vạch đo (tương đương 300 g), sau đó tiếp tục dịch chuyển quả
cân trên thang đo nhỏ.
3.8.3.6. Lặp lại
các thao tác trên và liên tục quan sát cho đến khi hạt mẫu bắt đầu bị nứt vỡ
thì ghi lại giá trị lực tác dụng lên hạt.
3.8.3.7. Giá trị
của lực tác dụng lên mẫu đo là tổng giá trị đọc được trên cả hai thang đo, tính
bằng gam (G).
3.8.3.8. Dùng kẹp
nhấc hạt vỡ khỏi vị trí của búa nén; nâng chốt hãm lên sau đó xoay vít nâng đế
đỡ búa nén cho tới khi đế được nâng lên tiếp xúc với mặt búa thì dừng lại; đọc
và ghi lại kết quả trên đồng hồ đo (d1).
3.8.3.9. Giá trị
đường kính hạt khi đó được xác định bằng: d = d1 - d0.
3.8.4. Tính kết
quả
3.8.4.1. Độ bền cơ
học của hạt được xác định theo công thức:
, g/mm2
Trong đó:
- F là độ bền cơ
học của hạt, g/mm2.
- G là tổng lực
tác dụng lên hạt tại thời điểm hạt bị nứt vỡ, gam.
- S = P. (d/2)2:
diện tích tiết diện ngang hạt mẫu, mm2.
3.8.4.2. Quá trình
đo được lặp lại 5 lần để lấy kết quả trung bình. Chênh lệch kết quả giữa các
lần đo không vượt quá 5%.
4. Tổ chức thực hiện
4.1. Vụ Khoa học
và Công nghệ thuộc Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên
quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
4.2. Các tổ chức,
cá nhân có liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên lãnh thổ Việt
Nam tuân thủ quy định tại Quy chuẩn này.
4.3. Trường hợp
các tài liệu viện dẫn trong Quy chuẩn kỹ thuật này có sửa đổi, bổ sung hoặc
thay thế thì áp dụng theo quy định của văn bản mới.