Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Thông tư 112/1998/TT-BGTVT hướng dẫn việc quản lý và cấp giấy phép lưu hành đặc biệt cho xe quá tải, xe quá khổ, xe bánh xích trên đường bộ do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành

Số hiệu 112/1998/TT-BGTVT
Ngày ban hành 29/04/1998
Ngày có hiệu lực 14/05/1998
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Lã Ngọc Khuê
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 112/1998/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 1998

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 112/1998/TT-BGTVT NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ VÀ CẤP GIẤY PHÉP LƯU HÀNH ĐẶT BIỆT CHO XE QUÁ TẢI, XE QUÁ KHỔ,XE BÁNH XÍCH TRÊN ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Điều 22 - Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông ngày 02 tháng 12 năm 1994;
Căn cứ Điều 19 và Điều 26 - Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 29 tháng 5 năm 1995 của Chính phủ;
Căn cứ vào thực trạng của hệ thống cầu, đường hiện nay;
Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc quản lý và cấp phép lưu hành đặc biệt cho xe quá tải, xe quá khổ, xe bánh xích như sau:

1. Quy định chung:

1.1. Xe quá tải, xe quá khổ khi lưu hành trên đường giao thông công cộng và xe bánh xích khi tự hành trên đường giao thông công cộng phải có giấy phép lưu hành đặc biệt (GPLHĐB) do cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp.

1.2. Xe quá tải là xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc xe theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (gọi chung là thiết kế của nhà sản xuất) có trọng lượng toàn bộ phân bố trên trục (gọi tắt là tải trọng trục) hoặc có trọng lượng toàn bộ của xe gồm trọng lượng bản thân xe cộng với trọng tải hàng hoá (gọi tắt là tổng tải trọng) vượt quá quy định về sức chịu tải của cầu và đường.

1.3. Xe quá khổ là xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc khi xe xếp hàng có kích thước bao vượt quá quy định cho phép của cầu và đường.

1.4. GPLHĐB chỉ cấp cho xe quá tải, xe quá khổ khi vận chuyển hàng hoá không thể tháo, cắt rời hoặc chia nhỏ như các cỗ máy, các thiết bị, các kiện hàng cần chở nguyên đai, nguyên kiện (kể cả container) và các xe bồn (xe xitéc) vận chuyển chất lỏng phải chở đầy để đảm bảo an toàn, làm cho tải trọng hoặc kích thước vượt quá quy định.

1.5. Xe, máy chuyên dùng khi tự hành trên đường giao thông công cộng có tổng tải trọng hoặc kích thước vượt quá quy định của cầu và đường được coi như xe quá tải, xe quá khổ.

1.6. Nghiêm cấm các chủ xe (hoặc lái xe) chở hàng quá tải trọng cho phép theo thiết kế của nhà sản xuất.

1.7. Việc cấp GPLHĐB phải trên cơ sở đảm bảo vận hành an toàn cho phương tiện và an toàn cho các công trình giao thông đường bộ, đồng thời giúp chủ xe chọn các hướng tuyến hoạt động hợp lý.

1.8. Để giảm bớt lượng xe quá tải, xe quá khổ hoạt động trên đường bộ, khuyến khích các chủ hàng và chủ phương tiện tận dụng khả năng vận chuyển hàng hoá quá khổ, quá tải bằng các phương tiện đường sắt, đường sông.

1.9. Thủ tục hàng chính trong việc cấp GPLHĐB phải đảm bảo nguyên tắc nhanh, gọn, chặt chẽ và đúng quy định.

2. Quy định về tải trọng và kích thước khi cấp GPLHĐB

2.1. Về tải trọng:

2.1.1. Phạm vi giới hạn về tổng tải trọng cấp GPLHĐB được quy định cụ thể cho 07 dạng phương tiện cơ giới đường bộ thông dụng như sau:

- Dạng 1: Xe 02 trục đơn (Hình vẽ số 1 - Phụ lục 1):

Trên 16 tấn đến 18 tấn.

Quy định này chỉ áp dụng khi xét cấp GPLHĐB cho các loại xe, máy chuyên dùng có 02 trục đơn tự hành trên đường giao thông công cộng, không áp dụng cho xe 02 trục đơn làm nhiệm vụ vận tải hàng hoá. Đối với xe vận tải hàng hoá có 02 trục đơn, cho phép tổng tải trọng của xe tối đa là 16 tấn. Không cấp GPLHĐB cho xe 02 trục đơn chở hàng hoá quá mức tổng tải trọng 16 tấn.

- Dạng 2: Xe 03 trục, gồm có:

+ Xe có trục chuyển hướng kép phía trước và trục đơn phía sau

(Hình vẽ số 2a - Phụ lục 1)

+ Xe có trục chuyển hướng đơn phía trước và trục kép phía sau

(Hình vẽ số 2b - Phụ lục 1): Trên 21 tấn đến 24 tấn.

- Dạng 3: Xe 04 trục với các trục trước và sau đều là trục kép

(Hình vẽ số 3 - Phụ lục 1): Trên 28 tấn đến 30 tấn

- Dạng 4: Xe kéo sơ mi rơ moóc 03 trục đơn, trong đó đầu kéo có 02 trục đơn và sơ mi rơ moóc có 01 trục đơn (Hình vẽ số 4 - Phụ lục 1): Trên 24 tấn đến 26 tấn.

- Dạng 5: Xe kéo sơ mi rơ moóc 04 trục, gồm có:

[...]