Thông tư 109/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định 72/2013/QĐ-TTg quy định cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu | 109/2014/TT-BTC |
Ngày ban hành | 15/08/2014 |
Ngày có hiệu lực | 01/10/2014 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Xuất nhập khẩu,Tài chính nhà nước |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 109/2014/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2014 |
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 14/3/2008;
Căn cứ Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg ngày 26/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5776/VPCP-KTTH ngày 30/7/2014 của Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg ngày 26/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu (sau đây gọi là Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg).
Điều 1. Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp, khu thương mại tự do và các khu có tên gọi khác được xác định là khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
1. Được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
2. Là khu vực địa lý có ranh giới xác định;
3. Được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng (trừ Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị và Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh);
4. Có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu;
5. Có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng khác có liên quan, có tổ chức Hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa và phương tiện ra, vào khu.
Điều 2. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoạt động trong khu kinh tế cửa khẩu thực hiện theo quy định áp dụng đối với khu kinh tế của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 3. Ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân
Người Việt Nam và người nước ngoài trực tiếp làm việc, sản xuất kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu, có thu nhập từ việc làm, sản xuất kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân được giảm 50% số thuế phải nộp theo hướng dẫn tại Thông tư số 176/2009/TT-BTC ngày 09/9/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc giảm thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm việc tại khu kinh tế.
Điều 4. Ưu đãi về thuế giá trị gia tăng
1. Hàng hóa, dịch vụ từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu xuất khẩu ra nước ngoài thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
2. Hàng hóa, dịch vụ sản xuất và được tiêu thụ trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
3. Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa các khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu với nhau thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
5. Hàng hóa, dịch vụ từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu và hàng hóa, dịch vụ từ nội địa Việt Nam xuất khẩu vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%, trừ những trường hợp sau:
a) Hàng hóa, dịch vụ không được áp dụng thuế giá trị gia tăng 0% theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13) và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Hàng hóa không thực hiện thủ tục hải quan khi xuất khẩu từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu và từ nội địa Việt Nam vào khu phi thuế quan không được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng.
Danh mục hàng hóa không thực hiện thủ tục hải quan và danh mục hàng hóa kiểm tra trước khi hoàn thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hàng hóa nêu tại khoản này được quy định tại phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 109/2014/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2014 |
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 14/3/2008;
Căn cứ Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg ngày 26/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5776/VPCP-KTTH ngày 30/7/2014 của Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg ngày 26/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu (sau đây gọi là Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg).
Điều 1. Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp, khu thương mại tự do và các khu có tên gọi khác được xác định là khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
1. Được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
2. Là khu vực địa lý có ranh giới xác định;
3. Được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng (trừ Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị và Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh);
4. Có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu;
5. Có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng khác có liên quan, có tổ chức Hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa và phương tiện ra, vào khu.
Điều 2. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoạt động trong khu kinh tế cửa khẩu thực hiện theo quy định áp dụng đối với khu kinh tế của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 3. Ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân
Người Việt Nam và người nước ngoài trực tiếp làm việc, sản xuất kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu, có thu nhập từ việc làm, sản xuất kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân được giảm 50% số thuế phải nộp theo hướng dẫn tại Thông tư số 176/2009/TT-BTC ngày 09/9/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc giảm thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm việc tại khu kinh tế.
Điều 4. Ưu đãi về thuế giá trị gia tăng
1. Hàng hóa, dịch vụ từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu xuất khẩu ra nước ngoài thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
2. Hàng hóa, dịch vụ sản xuất và được tiêu thụ trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
3. Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa các khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu với nhau thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
5. Hàng hóa, dịch vụ từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu và hàng hóa, dịch vụ từ nội địa Việt Nam xuất khẩu vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%, trừ những trường hợp sau:
a) Hàng hóa, dịch vụ không được áp dụng thuế giá trị gia tăng 0% theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13) và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Hàng hóa không thực hiện thủ tục hải quan khi xuất khẩu từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu và từ nội địa Việt Nam vào khu phi thuế quan không được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng.
Danh mục hàng hóa không thực hiện thủ tục hải quan và danh mục hàng hóa kiểm tra trước khi hoàn thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hàng hóa nêu tại khoản này được quy định tại phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Hàng hóa, dịch vụ từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu đưa vào tiêu thụ tại các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc đưa vào tiêu thụ trong nội địa Việt Nam phải chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Về thuế tiêu thụ đặc biệt
1. Hàng hóa từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu xuất khẩu ra nước ngoài thuộc đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
2. Hàng hóa sản xuất và được tiêu thụ trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ và trừ hàng hóa sản xuất, tiêu thụ trong khu phi thuế quan không được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng.
3. Hàng hóa được mua bán giữa các khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu với nhau thuộc đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ và trừ hàng hóa mua bán với khu phi thuế quan không được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng.
a) Xe ô tô chở người dưới 24 chỗ;
b) Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan không được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng;
c) Hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng chịu thuế ngay khi nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu quy định tại mục II phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Hàng hóa từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu và hàng hóa từ nội địa Việt Nam xuất khẩu vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ và trừ hàng hóa từ nội địa xuất khẩu vào khu phi thuế quan không được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng.
6. Hàng hóa từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu đưa vào tiêu thụ tại các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc đưa vào tiêu thụ trong nội địa Việt Nam thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ hàng hóa đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này.
7. Việc khấu trừ, hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt và các nội dung khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 6. Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại khu kinh tế cửa khẩu (trừ khu phi thuế quan) được miễn thuế nhập khẩu, bao gồm:
a) Thiết bị, máy móc nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a.1) Phù hợp với lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, qui mô của dự án đầu tư;
a.2) Đáp ứng các qui định về tài sản cố định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy. Trong đó:
b.1) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BKHĐT ngày 13/8/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được.
b.2) Phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BKHCN ngày 18/02/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn xác định phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ.
c) Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại điểm a và điểm b khoản này nếu thuộc một trong hai điều kiện sau:
c.1) Là linh kiện, chi tiết, bộ phận của thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải được nhập khẩu ở dạng rời;
c.2) Là linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện nhập khẩu để lắp ráp, kết nối các máy móc, thiết bị lại với nhau để đảm bảo hệ thống máy móc, thiết bị được vận hành bình thường.
d) Nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc quy định tại điểm a khoản này. Trong đó, nguyên liệu, vật tư trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
đ) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được. Trong đó, vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại khoản này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế công nghệ, đổi mới công nghệ.
2. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu (trừ các dự án sản xuất các sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, sản phẩm điện tử, điện lạnh và những mặt hàng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ) được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất.
Việc xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được làm căn cứ miễn thuế thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BKHĐT ngày 13/8/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được.
3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu
a) Hàng hóa từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu xuất khẩu ra nước ngoài thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu.
b) Hàng hóa sản xuất và được tiêu thụ trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế.
d) Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào và được tiêu thụ trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, trừ hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng chịu thuế ngay khi nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu quy định tại mục II phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
đ) Hàng hóa từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu và hàng hóa từ nội địa Việt Nam xuất khẩu vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, trừ các trường hợp sau:
d.1) Hàng hóa là vật liệu xây dựng từ nội địa Việt Nam hoặc từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu đưa vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu để xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chung trong khu phi thuế quan được miễn thuế xuất khẩu.
d.2) Hàng hóa, dịch vụ có xuất xứ từ nội địa Việt Nam xuất khẩu vào và chỉ sử dụng trong khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo tỉnh Quảng Trị và khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo tỉnh Hà Tĩnh được miễn thuế xuất khẩu.
e) Hàng hóa từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu đưa vào tiêu thụ tại các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc đưa vào tiêu thụ trong nội địa Việt Nam chịu thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành, trừ hàng hóa đã chịu nhập khẩu quy định tại điểm d khoản này.
g) Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào nội địa Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu; trường hợp có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào nội địa Việt Nam chỉ phải nộp thuế nhập khẩu tính trên phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong hàng hóa đó (trừ hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp của dự án đầu tư có tổng vốn đầu tư trên 20 tỷ đồng tại khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo tỉnh Hà Tĩnh và khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài, khi nhập khẩu vào nội địa Việt Nam thì được miễn thuế nhập khẩu 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất). Việc xác định thuế nhập khẩu phải nộp đối với phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hóa nhập vào nội địa Việt Nam thực hiện như sau:
g.1) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại khu phi thuế quan nhập khẩu vào nội địa đã có đăng ký với cơ quan Hải quan về danh mục hàng hóa nhập khẩu sử dụng làm nguyên liệu, linh kiện sản xuất hàng nhập khẩu vào nội địa và định mức nguyên liệu, linh kiện dùng để sản xuất hàng nhập khẩu trước khi nhập vào nội địa Việt Nam thì việc xác định thuế nhập khẩu phải nộp căn cứ vào số lượng, mức thuế suất của mặt hàng nhập khẩu vào nội địa Việt Nam và trị giá tính thuế tính trên phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hóa nhập khẩu vào nội địa Việt Nam;
g.2) Trường hợp không xác định được trị giá tính thuế theo quy định tại điểm g.1 khoản này thì cơ quan hải quan ấn định thuế đối với phần nguyên liệu, linh kiện cấu thành trong mặt hàng nhập khẩu vào nội địa Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và trị giá hải quan.
i) Đối với hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan nằm trong khu kinh tế cửa khẩu nếu đủ điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu đó theo quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
k) Thủ tục hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là Thông tư số 128/2013/TT-BTC).
Điều 7. Ưu đãi về tiền thuê đất, thuê mặt nước và tiền sử dụng đất
Dự án đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước và tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg, trong đó danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích hoặc ưu đãi đầu tư và lĩnh vực khuyến khích hoặc ưu đãi đầu tư thực hiện theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Điều 8. Thu các khoản phí, lệ phí
1. Các công việc, dịch vụ có thu phí, lệ phí mà Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu được uỷ quyền thực hiện: Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí, lệ phí thu được theo quy định tại văn bản do cơ quan có thẩm quyền quy định đối với từng khoản phí, lệ phí đó.
2. Các công việc, dịch vụ được uỷ quyền thực hiện có thu phí, lệ phí nằm trong Danh mục chi tiết phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí, Nghị định số 115/2011/NĐ-CP ngày 14/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung điểm 2, mục IV phần B Danh mục chi tiết phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP nhưng chưa có văn bản hướng dẫn hoặc đã có văn bản hướng dẫn nhưng không phù hợp với điều kiện thực tế tại khu kinh tế cửa khẩu thì Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu xây dựng đề án thu (bao gồm cả mức thu và nội dung quản lý, sử dụng tiền phí, lệ phí thu được theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí) gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành thực hiện.
1. Tiền sử dụng hạ tầng là khoản thu nhằm bù đắp chi phí đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, duy trì điều kiện phục vụ hoặc tái tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội.
2. Nhà đầu tư có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trong khu kinh tế cửa khẩu có sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong khu phải trả tiền sử dụng hạ tầng.
3. Đối với các công trình do doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội thuộc khu kinh tế cửa khẩu đầu tư xây dựng:
a) Doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội thuộc khu kinh tế cửa khẩu được tổ chức quản lý, khai thác và thu tiền sử dụng hạ tầng của các nhà đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
b) Mức thu tiền sử dụng hạ tầng kỹ thuật - xã hội do doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội thuộc khu kinh tế cửa khẩu đầu tư xây dựng quyết định và được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên một trong các chỉ tiêu sau:
b.1) Tổng doanh thu xuất khẩu.
b.2) Tổng doanh thu hoạt động sản xuất, dịch vụ.
b.3) Tổng số tiền thuê lại đất đã có cơ sở hạ tầng.
4. Đối với các công trình không do doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội thuộc khu kinh tế cửa khẩu đầu tư xây dựng:
a) Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu có trách nhiệm tổ chức quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng và thu tiền sử dụng hạ tầng của các nhà đầu tư trong khu để đầu tư cho việc duy tu, bảo dưỡng, duy trì điều kiện phục vụ của các công trình hạ tầng này và thực hiện quản lý theo quy định của pháp luật.
b) Mức thu tiền sử dụng hạ tầng kỹ thuật - xã hội chung trong khu kinh tế cửa khẩu không do doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định theo quy định của Luật Giá và pháp luật khác có liên quan. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hình thức định giá bảo đảm phù hợp với tình hình kinh tế xã hội địa phương và chủ trương chính sách của Nhà nước.
5. Doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội và Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu được quản lý, sử dụng toàn bộ số tiền thu được để bù đắp chi phí theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều này và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Khi thu tiền sử dụng hạ tầng kỹ thuật - xã hội, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội và Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu phải lập và giao hóa đơn cho người nộp; thực hiện hạch toán riêng và quản lý, sử dụng toàn bộ số tiền thu được theo quy định của pháp luật. Hóa đơn thu tiền sử dụng hạ tầng do doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội và Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu cấp cho người nộp là chứng từ hợp lệ, được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh và được khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
1. Phí sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng (thu đối với phương tiện ra, vào cửa khẩu), công trình dịch vụ và tiện ích công cộng khác trong khu kinh tế cửa khẩu là khoản thu nhằm bù đắp chi phí duy tu, bảo dưỡng, duy trì điều kiện phục vụ hoặc tái tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội, công trình dịch vụ và tiện ích công cộng đó.
2. Tổ chức, cá nhân có phương tiện ra, vào cửa khẩu là đối tượng nộp phí sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng (thu đối với phương tiện ra, vào cửa khẩu); tổ chức, cá nhân sử dụng công trình dịch vụ và tiện ích công cộng khác trong khu kinh tế cửa khẩu (trừ nhà đầu tư có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trong khu kinh tế cửa khẩu nộp tiền sử dụng hạ tầng theo quy định tại Điều 9 Thông tư này) là đối tượng nộp phí sử dụng công trình dịch vụ và tiện ích công cộng.
3. Doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội thuộc khu kinh tế cửa khẩu là đơn vị tổ chức thu phí sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng (thu đối với phương tiện ra, vào cửa khẩu), công trình dịch vụ và tiện ích công cộng khác trong khu kinh tế cửa khẩu. Đối với khu kinh tế cửa khẩu chưa có doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội, căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ủy quyền việc thu phí cho tổ chức khác thu cho đến khi có doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội khu kinh tế cửa khẩu.
4. Mức thu phí sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng (thu đối với phương tiện ra, vào cửa khẩu), công trình dịch vụ và tiện ích công cộng khác trong khu kinh tế cửa khẩu: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, mức độ bù đắp chi phí duy tu, bảo dưỡng, duy trì điều kiện phục vụ hoặc tái tạo công trình kết cấu hạ tầng để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp, đảm bảo nguyên tắc xác định mức thu phí quy định tại Điều 8 của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Về quản lý, sử dụng tiền phí thu được:
a) Phí thu từ các công trình, tiện ích do Nhà nước đầu tư là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước. Trường hợp tổ chức thực hiện thu phí đã được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động thu phí theo dự toán hàng năm thì tổ chức thực hiện thu phí phải nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Trường hợp tổ chức thực hiện thu phí chưa được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động thu phí hoặc được ủy quyền thu phí ngoài chức năng nhiệm vụ thường xuyên thì tổ chức thực hiện thu phí được để lại một phần trong số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí theo quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn thi hành; phần tiền phí còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước.
b) Phí thu từ các công trình, tiện ích không do Nhà nước đầu tư là khoản thu không thuộc ngân sách nhà nước. Số tiền phí thu được là doanh thu của tổ chức thực hiện thu phí; tổ chức thực hiện thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định hiện hành của Nhà nước trên kết quả thu phí.
6. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu quyết định cụ thể mức thu và việc quản lý, sử dụng tiền phí sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng (thu đối với phương tiện ra, vào cửa khẩu), công trình dịch vụ và tiện ích công cộng khác trong khu kinh tế cửa khẩu do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình theo hướng dẫn tại Điều này và quy định của pháp luật phí và lệ phí.
7. Các nội dung khác liên quan đến việc quyết định thu phí, phạm vi, đối tượng điều chỉnh của khoản thu phí, việc điều chỉnh mức thu phí, việc thu, nộp và quản lý, sử dụng tiền phí thu được, chứng từ thu phí, công khai chế độ thu phí không hướng dẫn tại Điều này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002; Thông tư số 153/2012/TT-BTC ngày 17/9/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.
1. Việc bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được thực hiện tại từng khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy chế hoạt động của từng khu kinh tế cửa khẩu. Khách tham quan du lịch khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được mua hàng nhập khẩu miễn thuế mang vào nội địa với trị giá hàng hóa không quá 1.000.000 (một triệu) đồng/1 người/1 ngày; trường hợp trị giá hàng hóa vượt quá 1.000.000 đồng/1 người/1 ngày thì khách tham quan du lịch phải làm thủ tục hải quan và kê khai nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với phần hàng hóa vượt định mức miễn thuế theo quy định tại Thông tư số 128/2013/TT-BTC.
2. Danh mục mặt hàng không bán miễn thuế cho khách tham quan du lịch khu phi thuế quan và danh mục mặt hàng chịu thuế ngay khi nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu (bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế giá trị gia tăng) được quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố nơi có khu kinh tế cửa khẩu có trách nhiệm:
a) Quy định điều kiện (quy mô vốn đầu tư, diện tích đất sử dụng kinh doanh bán hàng miễn thuế) và chỉ đạo quản lý việc kinh doanh bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch khu phi thuế quan phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh đồng thời đảm bảo quản lý chặt chẽ, tránh các trường hợp lợi dụng chính sách để buôn lậu, gian lận thương mại.
b) Trên cơ sở tham khảo Quy chế về kinh doanh bán hàng miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 44/2013/QĐ-TTg ngày 19/7/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về kinh doanh bán hàng miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn thi hành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi có khu kinh tế cửa khẩu xây dựng và ban hành Quy chế mua, bán hàng miễn thuế tại khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn. Quy chế cần đảm bảo một số nội dung và nguyên tắc như sau:
b.1) Xác định rõ đối tượng là khách tham quan du lịch được hưởng chính sách mua hàng miễn thuế.
b.2) Mua, bán hàng miễn thuế đúng đối tượng, đúng định mức quy định.
c) Xây dựng và tổ chức phối hợp các lực lượng có chức năng thực hiện các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm đối với hành vi kinh doanh trái pháp luật, lợi dụng chính sách để buôn lậu, trốn thuế; chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn (Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu, công an, bộ đội biên phòng, quản lý thị trường, thuế, hải quan, tài chính) tăng cường phối hợp để thực hiện các biện pháp kiểm tra, kiểm soát nhằm chống các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại tại khu kinh tế cửa khẩu.
1. Trách nhiệm của cơ quan Hải quan:
a) Cơ quan hải quan bố trí lực lượng, phương tiện, thiết bị kiểm tra hàng hóa đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải vào, ra khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu đảm bảo phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tổ chức kiểm tra thực tế đối với toàn bộ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện được ưu đãi về thuế theo quy định tại Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg và Thông tư này thuộc địa bàn quản lý.
b) Tổng cục Hải quan có trách nhiệm hướng dẫn các Cục Hải quan định kỳ hàng năm thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với những doanh nghiệp có doanh số kinh doanh hàng hóa được ưu đãi thuế cao và có rủi ro cao về quản lý rủi ro, báo cáo kết quả kiểm tra về Tổng cục Hải quan để Tổng cục Hải quan báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 3 năm sau.
c) Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế, hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm cả hàng hóa mua tại cửa hàng, siêu thị trong khu phi thuế quan đưa vào nội địa theo đúng quy định và hướng dẫn tại Thông tư số 128/2013/TT-BTC.
d) Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan ngăn chặn, xử lý các hàng vi gian lận, lợi dụng chính sách để kinh doanh trái pháp luật.
2. Trách nhiệm của cơ quan Thuế:
a) Đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc từ nội địa Việt Nam bán vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%, cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp bên bán thực hiện kiểm tra trước hoàn thuế như sau:
a.1) Phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng liên quan đến hàng hóa, dịch vụ nêu trên thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau.
a.2) Kiểm tra điều kiện khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu (hợp đồng xuất khẩu, tờ khai hàng hóa xuất khẩu, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, hóa đơn bán hàng) theo quy định.
- Doanh nghiệp bên bán chỉ được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ bán cho doanh nghiệp bên mua có trụ sở chính đóng trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu và đang hoạt động.
- Doanh nghiệp bên bán chỉ được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ bán vào trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu khi hàng hóa, dịch vụ đã được doanh nghiệp bên mua tiêu dùng (như: vật liệu xây dựng đã dùng để xây dựng công trình,...) trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu hoặc doanh nghiệp bên mua đã kê khai thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào với cơ quan thuế quản lý khu kinh tế cửa khẩu.
a.4) Ngoài nội dung kiểm tra hoàn thuế như trên, cơ quan thuế thực hiện:
- Kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khác và chứng từ, sổ sách liên quan như: Mua, bán; xuất, nhập, tồn kho hàng hóa; chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí kinh doanh; định mức kinh tế-kỹ thuật của hoạt động sản xuất, xây dựng...
- Xác minh, đối chiếu hóa đơn đầu vào, hóa đơn bán hàng.
b) Trường hợp nhóm hàng hóa nêu tại điểm a nêu trên tiếp tục được bán từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu vào các khu chức năng khác thuộc khu kinh tế cửa khẩu hoặc vào nội địa thì phải làm thủ tục hải quan và tính thu thuế giá trị gia tăng như đối với hàng hóa nhập khẩu.
- Kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khác và chứng từ, sổ sách liên quan như: Mua, bán; xuất, nhập, tồn kho hàng hóa; chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí kinh doanh; định mức kinh tế-kỹ thuật của hoạt động sản xuất, xây dựng.
- Xác minh, đối chiếu hóa đơn đầu vào, hóa đơn bán hàng; xác minh trụ sở, địa chỉ kinh doanh, mã số thuế, tình trạng hoạt động của người mua trong khu phi thuế quan.
c) Định kỳ hàng quý thực hiện báo cáo Bộ Tài chính tình hình hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Quy trình hoàn thuế, trong đó Báo cáo tổng hợp kết quả hoàn thuế chi tiết thêm dòng báo cáo kết quả hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa xuất khẩu vào khu kinh tế cửa khẩu.
3. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh bán hàng miễn thuế tại khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu:
a) Thương nhân chỉ được phép kinh doanh bán hàng miễn thuế cho khách du lịch khu phi thuế quan khi có cửa hàng nằm trong quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng được duyệt, có giấy phép hoạt động kinh doanh bán hàng miễn thuế do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Thực hiện việc bán hàng miễn thuế theo đúng quy định của Quy chế mua, bán hàng miễn thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành và hướng dẫn tại Thông tư số 128/2013/TT-BTC.
c) Doanh nghiệp kinh doanh bán hàng miễn thuế và doanh nghiệp kinh doanh có mua, bán hàng hóa thuộc diện được miễn thuế triển khai hệ thống máy tính nối mạng với cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan để cải cách thủ tục hành chính và phục vụ công tác quản lý hoạt động bán hàng miễn thuế theo quy định.
d) Định kỳ hàng tháng báo cáo hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong kỳ và báo cáo nhập-xuất-tồn với cơ quan Hải quan quản lý khu phi thuế quan để kiểm tra, theo dõi, phục vụ công tác quản lý theo hướng dẫn tại Thông tư số 128/2013/TT-BTC.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2014.
2. Thông tư này bãi bỏ:
a) Thông tư số 137/2009/TT-BTC ngày 03/7/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu;
b) Thông tư số 08/2010/TT-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg ngày 10/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 21 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu;
c) Thông tư số 116/2010/TT-BTC ngày 04/8/2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 137/2009/TT-BTC ngày 03/7/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu.
3. Các chính sách tài chính không nêu tại Thông tư này được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn hiện hành trong từng lĩnh vực.
4. Trường hợp các văn bản được trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
5. Các dự án đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành mà đang được hưởng chính sách ưu đãi cao hơn so với quy định tại Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg thì được tiếp tục được hưởng ưu đãi ghi trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư cho thời gian còn lại nếu đáp ứng đủ điều kiện về ưu đãi như sau:
a) Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực và không có thay đổi các điều khoản ưu đãi đầu tư;
b) Mức ưu đãi ghi trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư.
6. Các dự án đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành mà ưu đãi ghi trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư thấp hơn mức ưu đãi quy định tại Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg thì được hưởng mức ưu đãi theo quy định của Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg áp dụng cho thời gian còn lại của dự án.
7. Các dự án đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành có hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan mà sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào nội địa Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu tính trên phần nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu cấu thành trong hàng hóa đó; doanh nghiệp có dự án đầu tư được lựa chọn việc xác định thuế nhập khẩu phải nộp đối với phần nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hóa nhập khẩu vào nội địa Việt Nam theo một trong hai cách sau cho thời gian còn lại của dự án và doanh nghiệp phải có công văn đề nghị việc lựa chọn cách xác định thuế nhập khẩu phải nộp này gửi cơ quan hải quan quản lý khu phi thuế quan.
a) Tiếp tục thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Quyết định số 33/2009/QĐ- TTg như sau:
a.1) Xác định thuế nhập khẩu phải nộp căn cứ vào số lượng, mức thuế suất và giá tính thuế của phần nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hóa trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu vào nội địa đã có đăng ký với cơ quan Hải quan về danh mục hàng hóa nhập khẩu sử dụng làm nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm sản xuất hàng nhập khẩu vào nội địa và định mức nguyên liệu, vật tư, linh kiện bán thành phẩm dùng để sản xuất hàng nhập khẩu trước khi nhập vào nội địa Việt Nam.
a.2) Trường hợp không xác định được số thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm a.1 khoản này thì thuế nhập khẩu được tính theo mức thuế suất và giá tính thuế của mặt hàng sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp nhập khẩu vào nội địa Việt Nam tại thời điểm mở tờ khai hải quan.
b) Thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 12 Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg như sau:
b.1) Xác định thuế nhập khẩu phải nộp căn cứ vào số lượng, mức thuế suất của mặt hàng nhập khẩu vào nội địa và trị giá tính thuế trên phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hóa nhập khẩu vào nội địa Việt Nam.
b.2) Trường hợp không xác định được trị giá tính thuế theo quy định tại điểm b.1 khoản này thì cơ quan hải quan ấn định thuế đối với phần nguyên liệu, linh kiện cấu thành trong mặt hàng nhập khẩu vào nội địa Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và trị giá hải quan.
8. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị của các tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC HÀNG HÓA KHÔNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN VÀ DANH MỤC HÀNG HÓA KIỂM TRA TRƯỚC KHI HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 109/2014/TT-BTC ngày 15/8/2014 của Bộ Tài chính)
I. Danh mục hàng hóa không thực hiện thủ tục hải quan khi xuất khẩu từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu và từ nội địa Việt Nam vào khu phi thuế quan không được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng (không được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng mức 0%)
1. Bia.
2. Nước giải khát, rượu và thức uống có cồn rượu.
3. Thuốc lá điếu các loại, xì gà.
4. Điện thoại di động, thẻ cào điện thoại di động.
5. Ô tô các loại.
6. Xăng dầu; gas.
7. Văn phòng phẩm (giấy in các loại, giấy viết, sổ, bút các loại, thước kẻ và vẽ, phấn, ghim, kẹp, giấy bóng kính, giấy can, túi nhựa, cặp nhựa, băng dính, hồ dán, phong bì, túi bì cứng, sổ cặp tài liệu, dập ghim, kìm đục lỗ tài liệu).
8. Dầu ăn các loại.
9. Đường.
10. Sữa các loại, bột dinh dưỡng.
11. Mỳ, miến, cháo, phở ăn liền.
12. Bánh kẹo các loại.
13. Xà phòng, bột giặt, dầu gội đầu, dầu tắm, kem đánh răng.
14. Gaz sử dụng cho các loại thiết bị lạnh.
15. Cà phê bột các loại, bột ngọt (mì chính), bột canh, yến sào, tã giấy, quần áo, giầy dép, lưỡi cưa máy.
16. Linh kiện, phụ tùng máy tính, bo mạch điện tử.
17. Máy tính bảng, máy tính xách tay.
II. Danh mục hàng hóa kiểm tra trước khi hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu và từ nội địa Việt Nam vào khu phi thuế quan
1. Đối với trường hợp xuất khẩu vào khu phi thuế quan không được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng
Tất cả các loại hàng hóa, trừ điện và nước sạch.
2. Đối với trường hợp xuất khẩu vào các khu phi thuế quan được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng
a) Cát xây dựng; b) Đá, sỏi; c) Gạch đất nung; d) Xi măng; đ) Sắt, thép xây dựng.
DANH MỤC MẶT HÀNG KHÔNG BÁN MIỄN THUẾ CHO
KHÁCH THAM QUAN DU LỊCH VÀ DANH MỤC MẶT HÀNG CHỊU THUẾ NGAY KHI NHẬP KHẨU TỪ NƯỚC
NGOÀI VÀO KHU PHI THUẾ QUAN THUỘC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 109/2014/TT-BTC
ngày 15/8/2014 của Bộ Tài chính)
I. Danh mục mặt hàng không bán miễn thuế cho khách tham quan du lịch khu phi thuế quan
1. Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; thuốc lá lá chưa chế biến; phế liệu lá thuốc lá.
2. Rượu.
3. Bia.
4. Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng.
5. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3.
6. Tàu bay, du thuyền.
7. Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng.
8. Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống.
9. Bài lá.
10. Vàng mã, hàng mã.
11. Trứng chim và trứng gia cầm nguyên vỏ, tươi, đã bảo quản, hoặc đã làm chín.
12. Đường mía hoặc đường củ cải và đường sucroza tinh khiết về mặt hóa học, ở thể rắn.
13. Muối (kể cả muối ăn và muối đã bị làm biến tính) và natri clorua tinh khiết, có hoặc không ở dạng dung dịch nước hoặc có chứa chất chống đóng bánh hoặc chất làm tăng độ chẩy; nước biển.
1. Hàng hóa chịu thuế ngay khi nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu là các loại hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, trừ hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư bao gồm:
a) Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu;
b) Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu
2. Việc xác định hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư được căn cứ theo hướng dẫn về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư quy định tại Thông tư số 128/2013/TT-BTC./.