Thông tư 10-NV 1974 hướng dẫn thi hành Nghị định 177-CP 1974 bổ sung chính sách đối với thương binh và gia đình liệt sĩ do Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 10-NV
Ngày ban hành 02/11/1974
Ngày có hiệu lực 17/11/1974
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Lê Đình Thiệp
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 10-NV

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 1974 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 177-CP NGÀY 17-7-1974 CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BỔ SUNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH VÀ GIA ĐÌNH LIỆT SĨ

Ngày 17 tháng 7 năm 1974, Hội đồng Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 177-CP bổ sung chế độ trợ cấp cho thương binh có thương tật nặng khi về gia đình cần có người giúp đỡ  trong sinh hoạt hàng ngày và bổ sung chế độ trợ cấp tiền tuất cho bố mẹ có nhiều con là liệt sĩ hoặc có con độc nhất là liệt sĩ. Các điểm bổ sung chính sách được thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 1974 trở đi.

Sau thi thống nhất ý kiến với Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành Nghị định nói trên như sau.

I. ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH

Để chăm sóc tốt hơn đời sống của thương binh có thương tật về gia đình, Hội đồng Chính Phủ đã sửa đổi và viết lại điểm 3 điều 14 của điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhân khi ốm đau, bị thương, mất sức lao động, về hưu hoặc chết như sau: “Thương binh thương tật nặng xếp hạng 6, 7 và 8 về gia đình cần có người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày thì hàng tháng đươc hưởng thêm một khoản trợ cấp bằng 10% lương chính hoặc sinh hoạt phí. Nếu khoản  trợ cấp ấy chưa bằng 10đ đối với thương binh hạng 6 và 7 thì được trợ cấp cho đủ 10đ; nếu chưa đủ 12đ đối với thương binh hạng 8 thì trợ cấp cho đủ 12đ”.

Việc thực hiện quy định mới trên đây như sau:

1. Đối tượng được hưởng trợ cấp vì cần người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày gồm những thương binh mới, hạng A và B và những người bị thương được hưởng chính sách như thương binh, được xếp hạng thương tật 6, 7 và 8 và về an dưỡng ở gia đình. Những thương binh không về an dưỡng ở gia đình thì không hưởng trợ cấp theo quy định này.

2. Thương binh đã được trợ cấp thương tật bằng 100% lương chính, bằng hoặc cao hơn sinh hoạt phí vẫn được lĩnh khoản trợ cấp vì cần người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày nói trên.

3. Thương binh về an dưỡng ở gia đình trước ngày 01 tháng 7 năm 1974 đã được hưởng mức trợ cấp 10% vì cần người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày thì nay đều được hưởng mức trợ cấp mới kể từ ngày 01 tháng 7 năm 1974.

Thương binh về gia đình từ ngày 01 tháng 7 năm 1974 trở đi, được hưởng trợ cấp thương tật theo mức về gia đình từ ngày nào thì được trợ cấp vì cần người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày từ đó.

4. Về thủ tục và trách nhiệm thi hành:

a) Đối với thương binh đã xuất ngũ về gia đình (do Quân đội  đưa về hoặc do các trại thương binh đưa về) thì các Ty, Sở xem xét, đề nghị Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố ra quyết định trợ cấp theo mức trợ cấp mới, ghi hoặc điều chỉnh lại mức trợ cấp thương tật của thương binh (mục “khi về gia đình” hoặc mục “thay đổi mức trợ cấp”) gửi về Bộ Nội vụ một bản quyết định trợ cấp mới có ghi rõ sổ trợ cấp thương tật và nguyên quán của thương binh để lưu vào hồ sơ thương binh.

b) Từ nay trở đi, đơn vị Quân đội cho thương binh xuất ngũ về an dưỡng ở gia đình thì tính và ghi luôn khoản trợ cấp vì cần người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày theo mức trợ cấp mới trong hồ sơ trợ cấp thương tật của thương binh để khi về gia đình có thể lĩnh ngay khoản trợ cấp này và sau khi đăng ký với địa phương.

II. ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH LIỆT SĨ

Để chăm sóc tốt hơn đời sống của bố mẹ có nhiều con là liệt sĩ hoặc có con độc nhất là liệt sĩ, Hội đồng Chính Phủ đã bổ sung một đoạn “e” vào cuối điểm 1, điều 45 của điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhân khi ốm đau, bị thương, mất sức lao động, về hưu hoặc chết… như sau: “Những bố mẹ có từ 2 con trở lên là liệt sĩ hoặc có con độc nhất là liệt sĩ nếu mất sức lao động thì được trợ cấp mỗi người mỗi tháng 15đ nếu ở nông thôn, hoặc 18đ nếu ở nội thành thành phố Hà Nội, Hải Phòng”.

Việc thực hiện quy định như sau:

a. Đối tượng được hưởng mức trợ cấp trên đây là bố mẹ liệt sĩ đủ điều kiện được hưởng tiền tuất hàng tháng, có từ 2 con trở lên là liệt sĩ, trong đó có ít nhất 1 con là liệt sĩ thuộc đối tượng gia đình được cấp tuất hàng tháng hoặc chỉ có, hoặc chỉ còn lại 1 người con độc nhất, mà người con ấy là liệt sĩ thuộc đối tượng gia đình được cấp tuất hàng tháng.

2. Mức trợ cấp tiền tuất mới quy định (15đ ở nông thôn, 18đ ở thành phố Hà Nội, Hải Phòng) là mức trợ cấp chính. Nếu liệt sĩ là quân nhân, là công nhân, viên chức hoặc thanh nhiên xung phong thì ngoài định suất trợ cấp này, bố mẹ của liệt sĩ con được hưởng thêm các khoản trợ cấp khác theo quy định hiện hành về trợ cấp tiền tuất hàng tháng.

Mức trợ cấp trên đây thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 1974. Đối với một số trường hợp đến ngày đó, gia đình liệt sĩ còn được hưởng bảo lưu trợ cấp B, mà trợ cấp B thấp hơn trợ cấp tuất thì được hưởng khoản chênh lệch giữa trợ cấp tuất với trợ cấp B từ ngày 01 tháng 7 năm 1974. Thí dụ: một mẹ liệt sĩ được lĩnh bảo lưu trợ cấp B từ 1 tháng 4 năm 1974 đến 31 tháng 3 năm 1975, mỗi tháng 12đ; trợ cấp mới là 16,50đ nên được lĩnh khoản trên lệch giữa trợ cấp tuất mới và trợ cấp B từ 01 tháng 7 năm 1974 đến 31 tháng 3 năm 1975 là 4,50đ x 9 = 40,50đ. Khoản trợ cấp chênh lệch này do ngành thương binh xã hội cấp, và thanh toán khi cấp tiền tuất.

4. Thủ tục thi hàng trợ cấp nói trên như sau:

a) Trong giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ, Ủy ban hành chính cơ sở ghi thêm những điều sau đây:

- Ghi tên các liệt sĩ và số bằng Tổ quốc ghi công của từng liệt sĩ, nếu là trường hợp bối mẹ có nhiều con là liệt sĩ;

- Chứng nhận bố mẹ liệt sĩ không con con nào khác, nếu là trường hợp có con độc nhất là liệt sĩ.

Nếu gia đình liệt sĩ đã có hồ sơ tuất rồi thì nay làm giấy chứng nhận bổ sung.

b) Các Ty, Sở thương binh và xã hội xem xét nếu thấy đủ các điều kiện quy định nói trên thì làm thủ tục trợ cấp tuất (hoặc đìều chỉnh lại trợ cấp tuất) cho bố mẹ của liệt sĩ rồi gửi lại hồ sơ về Bộ để báo cáo.

Những quy định trước đây trá với Nghị định 177-CP và thông tư này nay hủy bỏ.

 

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG





Lê Đình Thiệp

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ