BỘ
TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
10/2008/TT-BTP
|
Hà
Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 78/2008/NĐ-CP
NGÀY 17/7/2008 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ HỢP TÁC VỚI NƯỚC NGOÀI VỀ PHÁP LUẬT
Căn cứ Nghị định số
93/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 78/2008/NĐ-CP ngày 17/7/2008 của Chính phủ về quản lý hợp
tác với nước ngoài về pháp luật;
Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 78/2008/NĐ-CP
ngày 17/7/2008 của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật
(sau đây gọi tắt là Nghị định số 78/2008/NĐ-CP) như sau:
I. HỘI ĐỒNG
THẨM ĐỊNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN HỢP TÁC
1.Thành phần Hội đồng thẩm định
Thành phần Hội đồng thẩm định
trong các trường hợp được quy định tại Điều 13 của Nghị định số
78/2008/NĐ-CP bao gồm:
- Chủ tịch và Thư ký Hội đồng do
Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ
Tư pháp;
- Các thành viên Hội đồng gồm đại
diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài
chính, Văn phòng Chính phủ, Uỷ ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài và các cơ quan, tổ chức có liên quan và không bao gồm đại diện đơn vị đề
nghị thẩm định;
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định
danh sách cụ thể các thành viên của Hội đồng thẩm định theo đề nghị của các Bộ,
ngành liên quan. Căn cứ vào tính chất, nội dung của chương trình, dự án, Bộ trưởng
Bộ Tư pháp quyết định việc mời các chuyên gia, các nhà khoa học tham gia Hội đồng
thẩm định để tham gia ý kiến tư vấn phục vụ cho hoạt động của Hội đồng thẩm định;
- Số lượng thành viên Hội đồng
thẩm định ít nhất là 07 người, trong đó đại diện Bộ Tư pháp chiếm không quá 1/2
(một phần hai).
2.Cuộc họp của Hội đồng thẩm định
a) Cuộc họp thẩm định do Chủ tịch
Hội đồng thẩm định triệu tập và chủ tọa trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ
ngày Bộ Tư pháp gửi hồ sơ thẩm định đến các thành viên Hội đồng.
Cuộc họp của Hội đồng thẩm định
chỉ được tiến hành trong trường hợp có mặt ít nhất là hai phần ba tổng số thành
viên của Hội đồng. Trong trường hợp không thể tham dự cuộc họp, thành viên Hội
đồng gửi Chủ tịch Hội đồng ý kiến thẩm định của mình bằng văn bản.
b) Cuộc họp của Hội đồng thẩm định
được tiến hành theo trình tự sau:
- Chủ tịch Hội đồng thẩm định
tuyên bố lý do buổi họp;
- Đại diện đơn vị đề nghị thẩm định
trình bày nội dung cơ bản của chương trình, dự án và các thông tin cần thiết
khác;
- Thư ký Hội đồng thẩm định đọc
ý kiến của những thành viên Hội đồng thẩm định vắng mặt (nếu có);
- Thành viên Hội đồng thảo luận,
tập trung vào những nội dung thẩm định theo quy định tại Điều 10
Nghị định số 78/2008/NĐ-CP;
- Chủ tịch Hội đồng kết luận về
từng vấn đề.
c) Thư ký Hội đồng thẩm định có
trách nhiệm tổ chức ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng thẩm định. Biên bản phải
ghi đầy đủ các ý kiến phát biểu tại cuộc họp. Những vấn đề chưa được Hội đồng
nhất trí cũng phải được ghi rõ trong biên bản. Biên bản phải được Chủ tịch Hội
đồng thẩm định và Thư ký Hội đồng thẩm định ký.
3.Chuẩn bị văn bản thẩm định của
Hội đồng thẩm định
- Trên cơ sở biên bản cuộc họp của
Hội đồng thẩm định, trong thời hạn ít nhất là 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày
kết thúc cuộc họp của Hội đồng thẩm định, Thư ký Hội đồng thẩm định có trách
nhiệm chuẩn bị dự thảo văn bản thẩm định để trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định
xem xét, ký văn bản thẩm định. Văn bản thẩm định được đóng dấu của Bộ Tư pháp.
- Trong thời hạn chậm nhất là 05
(năm) ngày làm việc, sau ngày kết thúc cuộc họp của Hội đồng thẩm định, biên bản
cuộc họp và văn bản thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ quản để nghiên cứu,
chỉnh lý dự thảo văn kiện chương trình, dự án hợp tác trước khi trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, phê duyệt; đồng thời được gửi đến Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp.
4. Tiếp thu ý kiến thẩm định
Cơ quan chủ quản có trách nhiệm
nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định. Trong trường hợp không nhất
trí với ý kiến của Hội đồng thẩm định, thì cơ quan chủ quản phải có ý kiến giải
trình bằng văn bản gửi Bộ Tư pháp. Nếu không nhất trí với ý kiến giải trình của
cơ quan chủ quản, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp với cơ quan chủ quản để thống nhất
ý kiến. Trong trường hợp cơ quan chủ quản vẫn bảo lưu quan điểm của mình, thì Bộ
Tư pháp có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
II. CHẾ ĐỘ
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
1. Thời hạn gửi báo cáo
a) Chậm nhất là ngày 30 tháng 5
và ngày 30 tháng 11 hàng năm, các cơ quan chủ quản gửi Bộ Tư pháp báo cáo tình
hình thực hiện hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật theo Mẫu số 2 ban
hành kèm theo Thông tư này.
b) Trong trường hợp Quốc hội hoặc
Chính phủ yêu cầu báo cáo đột xuất về tình hình hợp tác với nước ngoài về pháp
luật, các cơ quan chủ quản có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp
trong việc cung cấp thông tin, đảm bảo tiến độ và chất lượng của báo cáo.
2. Nội dung của Báo cáo
Báo cáo của các cơ quan chủ quản
gửi Bộ Tư pháp có các nội dung chính sau đây:
a) Thống kê các dự án, chương
trình, hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật, bao gồm các cấu phần liên
quan đến hợp tác pháp luật trong các dự án, chương trình khác;
b) Đánh giá chung về tình hình hợp
tác với nước ngoài về pháp luật;
c) Đánh giá đóng góp của các dự
án, chương trình, hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật;
d) Những hạn chế, vướng mắc
trong quá trình hợp tác với nước ngoài về pháp luật; nguyên nhân của hạn chế,
vướng mắc.
e) Kiến nghị với Chính phủ, Bộ
Tư pháp các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác với nước ngoài về pháp luật.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Ban hành kèm theo Thông tư này
các biểu mẫu sau đây:
- Mẫu số 1: Đề cương đề xuất nhu
cầu hợp tác với nước ngoài về pháp luật.
- Mẫu số 2: Báo cáo tình hình thực
hiện chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc hoặc phát sinh những việc mới, thì các cơ quan chủ quản có văn bản
phản ánh về Bộ Tư pháp để được hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Uỷ ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Các đơn vị thuộc BTP;
- Lưu: VT, HTQT./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Hoàng Thế Liên
|
MẪU SỐ 1.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ĐỀ XUẤT DỰ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH, HOẠT ĐỘNG
HỢP TÁC VỚI NƯỚC NGOÀI VỀ PHÁP LUẬT
I. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA
CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, HOẠT ĐỘNG:
1. Mô tả tóm tắt quy hoạch, kế
hoạch phát triển của đơn vị thụ hưởng (cơ quan, ngành, lĩnh vực) liên quan đến
nội dung của chương trình, dự án và sự cần thiết, vai trò, vị trí của chương
trình, dự án trong quy hoạch, kế hoạch đó.
2. Khái quát các chương trình, dự
án khác đã và đang thực hiện bằng những nguồn vốn khác nhau nhằm mục đích hỗ trợ
giải quyết các vấn đề có liên quan của đơn vị đề xuất chương trình, dự án.
3. Khái quát những vấn đề cần giải
quyết trong phạm vi của chương trình, dự án đề xuất.
4. Nêu rõ những đối tượng thụ hưởng
trực tiếp của chương trình, dự án đề xuất.
II. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ:
1. Tính phù hợp của mục tiêu chương
trình, dự án với chính sách và định hướng ưu tiên của nhà tài trợ.
2. Phân tích lý do lựa chọn và lợi
thế của nhà tài trợ.
3. Các điều kiện ràng buộc theo
quy định của nhà tài trợ (nếu có) và khả năng đáp ứng các điều kiện này của
phía Việt Nam.
III. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu dài hạn:
2. Mục tiêu ngắn hạn:
IV. CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU:
Kết quả dự kiến đạt được của chương
trình, dự án (theo từng cấu phần nếu có)
V. CẤU PHẦN, HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
VÀ DỰ KIẾN PHÂN BỔ NGUỒN LỰC:
Mô tả tóm tắt các cấu phần, hoạt
động chủ yếu theo từng kết quả của chương trình, dự án (trong đó nêu rõ từng kết
quả theo từng cấu phần) và nguồn lực dự kiến tương ứng.
VI. KIẾN NGHỊ CƠ CHẾ TÀI
CHÍNH TRONG NƯỚC:
1. Đối với vốn ODA:
Vốn ODA:......... nguyên tệ,
tương đương..................USD.
2. Đối với vốn của các tổ chức
phi chính phủ:
Vốn của các tổ chức phi chính phủ:.........
nguyên tệ, tương đương..................USD.
3. Đối với vốn đối ứng:
Vốn đối ứng:.....................VND,
Trong đó:
- Hiện vật: tương
đương...........VND
- Tiền mặt:..........VND
Nguồn vốn đối ứng được huy động
theo một hoặc một số hình thức sau:
- Vốn ngân sách Trung ương cấp
phát:.....................VND (...%) tổng vốn đối ứng
- Vốn khác (nêu rõ nguồn vốn):...............................
VND (...%) tổng vốn đối ứng.
VII. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN:
1. Phương thức tổ chức quản lý
thực hiện chương trình, dự án:
2. Khái quát cơ chế làm việc,
quan hệ giữa các cơ quan: cơ quan chủ quản, chủ chương trình, dự án, Ban quản
lý chương trình, dự án, các nhà thầu, nhà tài trợ và các bên tham gia khác để
thực hiện và quản lý chương trình, dự án:
3. Năng lực tổ chức, quản lý thực
hiện của chủ chương trình, dự án dự kiến sẽ được giao thực hiện chương trình, dự
án:
VIII. PHÂN TÍCH SƠ BỘ TÍNH KHẢ
THI:
IX. PHÂN TÍCH SƠ BỘ HIỆU QUẢ:
1. Đánh giá hiệu quả trực tiếp đối
với đơn vị thực hiện:
2. Đánh giá tác động kinh tế,
môi trường và xã hội đối với ngành, lĩnh vực và địa phương:
3. Đánh giá tính bền vững của chương
trình, dự án sau khi kết thúc:
|
.......ngày.....tháng....năm.....
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ ĐỀ XUẤT
(Ký tên, đóng dấu)
|
MẪU SỐ 2.
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, HOẠT
ĐỘNG HỢP TÁC VỚI NƯỚC NGOÀI VỀ PHÁP LUẬT
Tên cơ quan chủ quản:.................................................................
Tên đơn vị thực hiện (chủ Dự
án):...............................................
I. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH,
DỰ ÁN, HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC VỚI NƯỚC NGOÀI VỀ PHÁP LUẬT :
STT
|
Tên
Dự án/Chương trình/Hoạt động
|
Tên
đối tác nước ngoài
|
Tóm
tắt mục tiêu chính
|
Tóm
tắt kết quả đầu ra đã đạt được; tiến độ giải ngân[1] (.....%)
|
Vướng
mắc, khó khăn chính hoặc vấn đề cần lưu ý trong quá trình thực hiện
|
Tên
đầu mối liên lạc[2]
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ:
1. Đánh giá chung về tình hình hợp
tác với nước ngoài về pháp luật:
2. Đánh giá đóng góp của các dự
án, chương trình, hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật (vào quá trình
xây dựng và hoàn thiện thể chế; nâng cao năng lực của các thiết chế thi hành
pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật; thông tin, tuyên truyền pháp luật,
trợ giúp pháp lý):
3. Những hạn chế, vướng mắc
trong quá trình hợp tác với nước ngoài về pháp luật (về chủ trương, chính sách;
về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện; về những vấn đề khác):
4. Các vấn đề cần lưu ý trong
quá trình hợp tác với nước ngoài về pháp luật (về chủ trương, chính sách; về
trình tự, thủ tục hình thành, phê duyệt, triển khai chương trình, dự án, hoạt động;
về năng lực của cơ quan thực hiện; về đối tác nước ngoài; về đảm bảo an ninh):
5. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ
Tư pháp các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác với nước ngoài về pháp luật:
|
.......ngày.....tháng....năm.....
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(Ký tên, đóng dấu)
|
[1] Tổng số vốn đã giải ngân/tổng số vốn cam kết viện trợ
trong Dự án, Chương trình, Kế hoạch, tính ra %.
[2] Ghi rõ tên Giám đốc/Quản đốc hoặc cán bộ theo dõi, địa
chỉ, điện thoại, e-mail.