Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Thông tư 10/2002/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội kèm theo Nghị định 25/2001/NĐ-CP do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 10/2002/TT-BLĐTBXH
Ngày ban hành 12/06/2002
Ngày có hiệu lực 27/06/2002
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký Nguyễn Thị Hằng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 10/2002/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2002

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 10/2002/TT-BLĐTBXH NGÀY 12-6-2002 VỀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI (BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 25/2001/NĐ/CP NGÀY 31-5-2001 CỦA CHÍNH PHỦ)

Căn cứ Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 25/2001/NĐ/CP ngày 31-5-2001 của Chính phủ, Bộ Lao động thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế này như sau:

I. HỒ SƠ, THỦ TỤC THÀNH LẬP VÀ GIẢI THỂ

1. Hồ sơ thành lập cơ sở bảo trợ xã hội

Hồ sơ thành lập cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 của Quy chế, cụ thể:

a) Đề án thành lập cơ sở bảo trợ xã hội của cá nhân và tổ chức, đoàn thể theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, sử dụng nhà, đất, phương tiện phục vụ cho các hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội chỉ nộp bản sao có công chứng Nhà nước theo quy định.

c) Đơn xin thành lập cơ sở bảo trợ xã hội theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Hồ sơ làm thành 03 (ba) bản, hai bản nộp cơ quan Lao động thương bình và xã hội có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 8 của Quy chế để thẩm định; một bản lưu tại cơ sở bảo trợ xã hội.

2. Thời hạn ra văn bản cho phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội:

Cấp có thẩm quyền ra văn bản cho phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan thẩm định.

3. Giải thể cơ sở bảo trợ xã hội

a) Người có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định tại Điều 9 của Quy chế có thẩm quyền giải thể hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội.

b) Việc giải thể cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Quy chế. Phương án giải thể phải quy định rõ các nội dung giải quyết về tài sản, tài chính, đối tượng nuôi dưỡng và cán bộ nhân viên.

4. Thủ tục gia hạn thời gian hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội

a) Trước khi hết thời hạn hoạt động 60 ngày, giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội có văn bản đề nghị gia hạn gửi cơ quan có thẩm quyền.

b) Thời gian gia hạn hoạt động tối thiểu là một năm.

c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị gia hạn, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản.

II. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TIẾP NHẬN VÀO CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI

Đối tượng được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội là người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn quy định tại điều 2 của Quy chế, cụ thể là:

1. Trẻ em mồ côi: Trẻ dưới 16 tuổi, mồ côi cả cha và mẹ, trẻ bị bỏ rơi, không có nguồn nuôi dưỡng, không có người thân thích để nương tựa (không có nguồn chu cấp từ gia đình để lại, hoặc của tổ chức, cá nhân trợ giúp để sinh sống và không còn ông, bà nội, ngoại, bố mẹ nuôi hợp pháp).

2. Người già cô đơn không nơi nương tựa: Người từ đủ 60 tuổi trở lên, không có vợ hoặc không có chồng, sống độc thân, không có con nuôi hợp pháp, không có người thân thích để nương tưạ, không có nguồn thu nhập.

3. Người tàn tật nặng, người tâm thần mãn tính

a) Người tàn tật nặng không còn khả năng lao động, không có nguồn thu nhập, không có người thân thích để nương tựa.

b) Người tâm thần mãn tính, đã qua điều trị nhiều lần ở chuyên khoa tâm thần bệnh viện từ cấp huyện trở lên nhưng không khỏi, thường xuyên không tự chủ được bản thân, có những hành vi nguy hại đến tính mạng, tài sản của người khác, của tập thể, ảnh hưởng đến trật tự an toàn nơi công cộng.

Đối với trẻ em mồ côi, người già cô đơn, người tàn tật nặng, người tâm thần mãn tính còn người thân thích, nhưng người thân thích không đủ khả năng nuôi dưỡng cũng được xem xét tiếp nhận.

4. Các đối tượng khác do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định:

[...]