Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Thông tư 09/LĐTBXH-TT-1996 hướng dẫn cấp và ghi sổ bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 09/LĐTBXH-TT
Ngày ban hành 26/04/1996
Ngày có hiệu lực 01/05/1996
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký Lê Huy Đồng
Lĩnh vực Bảo hiểm,Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09/LĐTBXH-TT

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 1996

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 09/LĐ-TBXH-TT NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN CẤP VÀ GHI SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Căn cứ vào các Điều 182 và 183 Chương XV của Bộ Luật Lao động ban hành kèm theo Lệnh số 35/L/CTN ngày 5 tháng 7 năm 1994 của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam;
Căn cứ Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 và Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 1443/LĐ-TBXH ngày 9 tháng 10 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành mẫu số bảo hiểm xã hội;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc cấp và ghi sổ bảo hiểm xã hội như sau:

I- QUY ĐỊNH CHUNG.

1. Sổ bảo hiểm xã hội do cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp cho các đối tượng quy định tại Mục II dưới đây, để ghi nhận quá trình làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

2. Sổ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, theo quy định của pháp luât.

3. Người tham gia bảo hiểm xã hội phải có sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp bị mất sổ hoặc sổ bảo hiểm xã hội không còn sử dụng được vì nhứng lý do chính đáng thì được Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét cấp lại.

4. Cơ quan, đơn vị, chủ sử dụng lao động (gọi chung là người sử dụng lao động) có trách nhiệm:

- Lập danh sách đối tượng quy định ở Mục II dưới đây do đơn vị quản lý để đăng ký cấp sổ bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

- Ghi và xác nhận các nội dung quy định trong sổ bảo hiểm xã hội;

- Quản lý sổ bảo hiểm xã hội trong thời gian người lao động làm việc tại đơn vị.

II- ĐỐI TƯỢNG CẤP SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI

1. Đối tượng cấp sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 3 Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26.1.1995 của Chính phủ, bao gồm:

- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước;

- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên;

- Người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp; trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác;

- Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể;

- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang;

- Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện;

- Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp; người làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện;

2. Đối tượng cấp sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 3 Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15.7.1993 của Chính phủ, bao gồm:

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân Việt Nam;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân;

- Cán bộ thuộc ngành cơ yếu hưởng lương theo hệ thống tiền lương lực lương vũ trang.

3. Các đối tượng quy định tại điểm 1 và 2 trên (gọi chung là người lao động) đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương do cơ quan, đơn vị cũ trả thì cũng thuộc đối tượng cấp sổ bảo hiểm xã hội.

Trường hợp những người thuộc diện quy định tại điểm 1 và 2 trên nhưng làm việc theo tính chất mùa vụ hoặc theo thể thức hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng thì không cấp sổ bảo hiểm xã hội.

III- CÁCH GHI SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI

1. Căn cứ để ghi sổ bảo hiểm xã hội.

[...]