Thứ 5, Ngày 31/10/2024

Thông tư 08/TT năm 1988 hướng dẫn về khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông do Bộ Giáo dục ban hành

Số hiệu 08/TT
Ngày ban hành 21/03/1988
Ngày có hiệu lực 21/03/1988
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục
Người ký Nghiêm Chưởng Châu
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 08/TT

Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 1988

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC KHEN THƯỞNG VÀ THI HÀNH KỶ LUẬT HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG.

Kính gởi:

- Các Sở Giáo dục
- Các trường trực thuộc Bộ.

Bộ Giáo Dục đã quy định về quyền hạn, nhiệm vụ học sinh quy định về việc khen thưởng và kỉ luật học sinh các trường phổ thông. Nay Bộ hướng dẫn cụ thể việc khen thưởng và thi hành kỉ luật học sinh phổ thông như sau:

I. Mục đích, ý nghĩa, các nguyên tắc tiến hành việc khen thưởng và thi hành kỉ luật đối với học sinh. Các đối tượng khen thưởng và thi hành kỉ luật:

1. Việc khen thưởng và thi hành kỉ luật đối với học sinh là một trong các biện pháp giáo dục quan trọng trong nhà trường phổ thông, nhằm mục đích:

- Khuyến khích học sinh phấn đấu vươn lên, noi theo các gương tốt để tu dưỡng và rèn luyện bản thân.

- Ngăn chặn không để các hiện tượng sai trái phát triển, giáo dục các học sinh phạm sai lầm, giúp các học sinh này phấn đấu trở thành học sinh tốt.

- Thúc đẩy học sinh tự giác thực hiện quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của mình nhằm nâng cao ý thức góp phần xây dựng mọi nề nếp, kỷ cương trong nhà trường.

2. Việc khen thưởng và kỉ luật đối với học sinh được thực hiện đúng đắn sẽ góp phần tích cực vào việc củng cố và phát triển phong trào thi đua “Hai tốt” trong nhà trường phổ thông từng bước thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của nhà trường và từng cấp học. Muốn vậy, cần phải đảm bảo được các nguyên tắc sau:

a) Chính xác, khách quan, vô tư, không định kiến, hẹp hòi, tùy tiện.

b) Dân chủ, bình đẳng, có lí có tình đối với mọi học sinh.

c) Lấy giáo dục làm chính, đồng thời giữ nghiêm kỉ luật. Phát huy ưu điểm, bồi dưỡng những nhân tố tích cực, lấy đó làm chỗ dựa để khắc phục những thiếu sót, những biểu hiện tiêu cực.

d) Tiến hành kịp thời những hình thức thích hợp.

e) Tạo ra trong nhà trường và ngoài xã hội một dư luận đúng đắn, ủng hộ cái tốt, phê phán cái sai.

f) Có kế hoạch theo dõi sự tiến bộ và sửa chữa của học sinh phạm lỗi.

g) Khen phải kèm theo hình thức thưởng thích đáng.

3. Đối tượng khen thưởng và thi hành kỉ luật:

Đối tượng khen thưởng là những học sinh gương mẫu, thực hiện nhiệm vụ của mình đã được Bộ quy định. Đối tượng thi hành kỉ luật là những học sinh có khuyết điểm tương đối nghiêm trọng, vi phạm những quy định về nhiệm vụ học sinh đã được Bộ quy định.

II. Hình thức khen thưởng:

Bộ hướng dẫn thực hiện việc khen thưởng như sau:

1. Khen trước lớp:

Những học sinh làm tốt mặt này hoặc mặt khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình trong từng tháng hoặc từng học kì qua các biểu hiện sau đây sẽ được khen trước lớp.

a) Có biểu hiện tốt và hành vi đạo đức như:

Nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập và sinh hoạt, có tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong học tập và sinh hoạt; tích cực góp phần tham gia vào việc bảo vệ trật tự, trị an trong xã hội, nhặt được của rơi trả lại cho người mất, có thái độ hành vi tốt trong việc cư xử với mọi người v.v…

b) Có biểu hiện tốt về mặt học tập nhu:

Đạt kết quả học tập tốt trong tháng (tất cả các bài được kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết đều đạt từ điểm 7 trở lên)

- Cần cù, vượt khó vươn lên, tiến bộ vượt bậc trong học tập.

[...]