Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Thông tư 08/1997/TT-KHĐT quy định danh mục ngành nghề công nghiệp khuyến khích đầu tư, hạn chế đầu tư hoặc cấm đầu tư vào các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao do Bộ Công nghiệp ban hành

Số hiệu 08/1997/TT-KHĐT
Ngày ban hành 29/07/1997
Ngày có hiệu lực 29/07/1997
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Công nghiệp
Người ký Nguyễn Minh Thông
Lĩnh vực Đầu tư

BỘ CÔNG NGHIỆP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 08/1997/TT-KHĐT

Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 1997

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 08/1997/TT-KHĐT NGÀY 29 THÁNG 7 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN VỀ QUY ĐỊNH DANH MỤC NGÀNH NGHỀ CÔNG NGHIỆP KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ, HẠN CHẾ ĐẦU TƯ HOẶC CẤM ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CÔNG NGHỆ CAO

Căn cứ Nghị định 74/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp.
Căn cứ Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ về ban hành Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Căn cứ Chỉ thị 264/TTg ngày 24/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các văn bản hướng dẫn và triển khai một số công việc thực hiện Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện về quy định danh mục ngành nghề công nghiệp được khuyến khích, hạn chế hoặc cấm đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao như sau:

A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.

I. NGUYÊN TẮC CHUNG:

Tất cả các ngành nghề công nghiệp đáp ứng được ít nhất một trong các yêu cầu sau đây nói chung đều được khuyến khích đầu tư vào các KCN:

1. Những ngành nghề sản xuất công nghiệp theo định hướng quy hoạch tổng thể của cả nước đã được Chính phủ thông qua.

2. Khai thác tiềm năng và sử dụng chủ yếu vật tư, nguyên liệu trong nước (kể cả thành phẩm, bán thành phẩm, thứ phẩm, phế liệu, chất thải... của các ngành công nghiệp khác).

3. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, ngành công nghiệp khác trong nước (cung cấp nguyên liệu, máy móc, thiết bị, bộ phận, chi tiết, phụ tùng, bán thành phẩm... cho ngành khác; gia công cho ngành khác...).

4. Sản xuất hàng xuất khẩu, hàng thay thế hàng nhập khẩu.

5. Sử dụng công nghệ - kỹ thuật cao; sản xuất ra các sản phẩm cao cấp, sản phẩm mang hàm lượng KHCN cao, vật liệu mới.

6. Thu hút nhiều lao động và tạo ra giá trị gia tăng cao.

II. NHỮNG NGÀNH NGHỀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ:

1. Cơ khí:

- Chế tạo thiết bị, phụ tùng phục vụ cơ giới hoá nông nghiệp; chế biến lương thực, nông sản; đánh bắt và chế biến hải sản.

- Chế tạo máy động lực và phụ tùng máy động lực.

- Chế tạo thiết bị, phụ tùng cho các ngành công nghiệp:

+ Thiết bị, phụ tùng cho ngành xây dựng (máy móc, thiết bị phục vụ cơ giới hoá xây dựng) và ngành CN vật liệu xây dựng (trước hết là xi mặng, gạch ngói, nghiền - sàng đá, vật liệu trang trí nội thất...).

+ Thiết bị, phụ tùng cho công nghiệp luyện kim.

+ Thiết bị, phụ tùng cho công nghiệp hoá chất - hoá dầu.

+ Thiết bị, phụ tùng cho ngành khai thác - chế biến khoáng sản.

+ Thiết bị, phụ tùng cho các nhà máy điện; thiết bị kỹ thuật điện, phu tùng, phụ kiện, khí cụ điện... phục vụ chương trình điện khí hoá.

+ Thiết bị, phụ tùng cho công nghiệp khai thác dầu khí.

+ Thiết bị, phụ tùng cho các ngành công nghiệp nhẹ (dệt - may, giấy, da - giầy, nhựa, thực phẩm công nghiệp).

+ Thiết bị, phụ tùng cho bản thân ngành cơ khí.

- Chế tạo sản phẩm phục vụ ngành giao thông vận tải:

+ Chế tạo phụ tùng, chi tiết, bộ phận phục vụ chương trình nội địa hoá ngành công nghiệp ôtô - xe máy.

+ Đóng tàu thuỷ, toa xe và các phương tiện GTVT khác; chế tạo phụ tùng thay thế - sửa chữa.

[...]