Thông tư 07/2011/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xác định đối tượng, mức hưởng trợ cấp và tổ chức thực hiện trợ cấp khó khăn theo Quyết định 471/QĐ-TTg về trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu | 07/2011/TT-BLĐTBXH |
Ngày ban hành | 15/04/2011 |
Ngày có hiệu lực | 15/04/2011 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Người ký | Phạm Minh Huân |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
07/2011/TT-BLĐTBXH |
Hà
Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2011 |
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày
30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức,
viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người
hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc xác định đối tượng, mức hưởng
trợ cấp và tổ chức thực hiện trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên
chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng
trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn như sau:
1. Thông tư này
hướng dẫn đối tượng và tổ chức thực hiện trợ cấp khó khăn theo quy định tại Quyết
định số 471/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ
tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quyết định số 471/QĐ-TTg).
2. Thời điểm
30/3/2011 là mốc thời gian để xác định đối tượng và mức thu nhập quy định được
hưởng trợ cấp.
3. Việc chi trợ
cấp khó khăn được thực hiện làm 02 lần trong Quý II/2011, lần thứ nhất thực hiện
trong tháng 4/2011 và lần thứ hai thực hiện trong tháng 5/2011.
4. Đối với cá
nhân thuộc nhiều đối tượng được hưởng trợ cấp khó khăn theo Quyết định số 471/QĐ-TTg thì được hưởng trợ cấp theo đối tượng
có mức cao nhất. Đối với hộ nghèo ngoài trợ cấp đối với hộ theo quy định tại Khoản 5, Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg nếu thành viên trong hộ
thuộc đối tượng thì vẫn được hưởng trợ cấp khó khăn; trường hợp thuộc nhiều đối
tượng hưởng trợ cấp thì được hưởng trợ cấp theo đối tượng có mức trợ cấp cao nhất.
5. Các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi
là Bộ, cơ quan trung ương) và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện đảm bảo việc chi trả nợ cấp
khó khăn cho đối tượng kịp thời, đúng thời gian, đúng đối tượng và mức trợ cấp
theo quy định.
6. Tùy thuộc điều
kiện thực tế, các Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
thực hiện việc chi trả trợ cấp khó khăn cho các đối tượng cùng với thời gian
chi trả tiền lương và trợ cấp thường xuyên khác do cơ quan, đơn vị và địa
phương gần nhất đang trực tiếp quản lý và thực hiện chính sách cho đối tượng để
thuận lợi cho đối tượng và tiết kiệm chi phí quản lý.
7. Việc xác định
nhu cầu kinh phí, sử dụng và quản lý nguồn kinh phí chi trả, phương thức chi trả,
kế toán, thanh quyết toán kinh phí trợ cấp khó khăn theo Quyết định số 471/QĐ-TTg thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài
chính.
Điều
2. Về xác định đối tượng và mức hưởng trợ cấp khó khăn:
Chi tiết các nhóm
đối tượng được hưởng trợ cấp khó khăn theo quy định tại Điều 1 Quyết
định số 471/QĐ-TTg được xác định cụ thể như sau:
1. Đối tượng có
mức lương thấp, đời sống khó khăn được hưởng trợ cấp khó khăn là những người có
hệ số lương (lương chức vụ hoặc lương theo ngạch, bậc hiện hưởng) từ 3,00 trở
xuống được hưởng trợ cấp mức 250.000 đồng/người, gồm:
a) Cán bộ (quy định
tại Khoản 1, Điều 4 Luật cán bộ, công chức ngày 13/11/2008),
công chức (quy định tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP
ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức) thuộc biên chế
hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
b) Viên chức thuộc
biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy
định của pháp luật làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
c) Cán bộ, công
chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà
nước quy định được cấp có thẩm quyền cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức
phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam;
d) Cán bộ, công
chức ở xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
2 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức
danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường,
thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
đ) Giáo viên mầm
non trong biên chế và giáo viên mầm non hợp đồng quy định tại Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủ
tướng Chính phủ;
e) Cán bộ y tế
xã, phường, thị trấn hưởng lương theo Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 và Quyết định số
131/TTg ngày 04 tháng 3 năm 1995 của Thủ tướng
Chính phủ;
g) Các đối tượng
ký kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của
Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành
chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đã được xếp lương theo quy định tại Nghị định
số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng
vũ trang, đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
h) Người làm
công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu;
i) Quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân
đội nhân dân Việt Nam;
k) Hạ sĩ quan,
công nhân, nhân viên công an hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an
nhân dân Việt Nam;
Các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 nêu trên bao gồm cả những người trong thời gian tập sự, thử việc, nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người hưởng
lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội mức thấp có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm
xã hội hàng tháng và trợ cấp hàng tháng từ 2,2 triệu đồng/tháng trở xuống được
hưởng trợ cấp mức 250.000 đồng/người, gồm:
a) Cán bộ, công
chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người nghỉ hưu đang hưởng
trợ cấp hàng tháng từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết
định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm
2009 của Thủ tướng Chính phủ), quân nhân, công an nhân dân và người làm công
tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
b) Cán bộ xã,
phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP
ngày 22 tháng 10 năm 2009, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP
ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP
ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng
tháng.