Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Thông tư 06/2022/TT-BLĐTBXH quy định về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 06/2022/TT-BLĐTBXH
Ngày ban hành 06/04/2022
Ngày có hiệu lực 01/06/2022
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Lê Tấn Dũng
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2022/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 2022

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp.

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp; mẫu chứng chỉ, mẫu bản sao; in, quản lý phôi; cấp phát, chỉnh sửa, thu hồi và hủy bỏ chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là cơ sở bồi dưỡng); người học chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp (sau đây gọi tắt là học viên) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

CHƯƠNG II

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DẠY TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

Điều 3. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp

1. Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp quy định tại Thông tư này bao gồm: Mục tiêu, đối tượng, thời gian bồi dưỡng và đơn vị thời gian, danh mục các mô-đun và phân bổ thời gian bồi dưỡng, chương trình các mô-đun và hướng dẫn thực hiện chương trình (Chi tiết tại Phụ lục I kèm theo).

2. Căn cứ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hằng năm, cơ sở bồi dưỡng tổ chức các khóa bồi dưỡng theo chương trình được quy định tại khoản 1 Điều này. Học viên sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng, được người đứng đầu cơ sở bồi dưỡng ban hành quyết định công nhận tốt nghiệp thì được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp.

Điều 4. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ sơ cấp

1. Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ sơ cấp quy định tại Thông tư này bao gồm: Mục tiêu, đối tượng, thời gian bồi dưỡng và đơn vị thời gian, danh mục các mô-đun và phân bổ thời gian bồi dưỡng, chương trình các mô-đun và hướng dẫn thực hiện chương trình (Chi tiết tại Phụ lục II kèm theo).

2. Căn cứ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hằng năm, cơ sở bồi dưỡng tổ chức các khóa bồi dưỡng theo chương trình được quy định tại khoản 1 Điều này. Học viên sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng, được người đứng đầu cơ sở bồi dưỡng ban hành quyết định công nhận tốt nghiệp thì được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp.

CHƯƠNG III

QUY ĐỊNH MẪU CHỨNG CHỈ, MẪU BẢN SAO; IN VÀ QUẢN LÝ PHÔI; CẤP PHÁT, CHỈNH SỬA, THU HỒI VÀ HỦY BỎ CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DẠY TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

Điều 5. Mẫu chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp

1. Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp được in 2 mặt gồm 4 trang, mỗi trang có kích thước 210 mm x 148 mm; trang 1 và trang 4 là bìa của chứng chỉ; trang 2 và 3 là nội dung của chứng chỉ.

2. Phông chữ sử dụng trong mẫu chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909: 2001, kiểu chữ Times New Roman.

3. Trang 1 và trang 4 của chứng chỉ:

[...]