Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Thông tư 05HD/UBQG-1995 hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động của các Bộ ngành và Tỉnh thành nhằm thực hiện chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000 do Ủy Ban Vì Sự Tiến Bộ Của Phụ Nữ Việt Nam ban hành

Số hiệu 05HD/UBQG
Ngày ban hành 27/01/1995
Ngày có hiệu lực 27/01/1995
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam
Người ký Trương Mỹ Hoa
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN QUỐC GIA VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05HD/UBQG

Hà Nội, ngày 27 tháng 1 năm 1995

 

THÔNG TƯ

CỦA UỶ BAN QUỐC GIA VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM SỐ 05HD/UBQG NGÀY 27 THÁNG 01 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA CÁC BỘ NGÀNH VÀ CÁC TỈNH THÀNH NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2000

Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000 đã được Chính phủ Việt Nam phê chuẩn ngày 24/8/1995 để chuyển tới Liên Hợp Quốc và công bố tại Hội nghị thế giới lần thứ tư về phụ nữ ( Bắc Kinh, 9/1995). Nhiệm vụ tiếp sau Hội nghị Bắc Kinh là mỗi quốc gia cần xây dựng kế hoạch hành động nhằm thực hiện Cương lĩnh toàn cầu vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000 cũng như Chiến lược của quốc gia mình. Vì vậy, các tỉnh thành và Bộ ngành có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hành động của địa phương và đơn vị mình, trên cơ sở đó, Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam tập hợp hình thành kế hoạch hành đồng quốc gia trình Chính phủ cho triển khai thực hiện.

Được sự chỉ đạo của Chính phủ, UBQG hướng dẫn công tác xây dựng Kế hoạch hành động như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ ĐẾN NĂM 2000:

1. Căn cứ vào chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000 và tình hình thực tế của bộ ngành, địa phương để xây dựng Kế hoạch hành động nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu của Cương lĩnh. Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ là một bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thành, kế hoạch phát triển của bộ ngành đến năm 2000.

2. Xác định những khó khăn và trở ngại chính cho sự tiến bộ của phụ nữ thuộc bộ ngành và địa phương, từ đó quán triệt quan điểm bình đẳng Giới trong các ngành, các cấp, để phụ nữ được tham gia đầy đủ và bình đẳng vào các lĩnh vực phát triển.

3. Bản kế hoạch hành động cần nêu được mục tiêu, biện pháp, thời gian, tiến độ thực hiện, nguồn tài chính và cơ quan chịu trách nhiệm triển khai từng phần việc. Sau khi được công bố, các ban ngành, đoàn thể và các cấp chính quyền thuộc tỉnh, các đơn vị trực thuộc Bộ ngành có trách nhiệm phối hợp thực hiện.

II. NỘI DUNG CỦA BẢN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ CÁC BỘ NGÀNH VÀ TỈNH, THÀNH ĐẾN NĂM 2000:

Bản Kế hoạch hành động bao gồm 3 phần chính và một phụ lục. Tuỳ theo tình hình thực tiễn mà địa phương, đơn vị có thể nêu những mục trong các phần lớn đó theo các thứ tự ưu tiên và mức độ, yêu cầu khác nhau.

1. Phần thứ nhất: Khái quát tình hình, thực trạng và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và tham gia quản lý của địa phương, đơn vị:

Trong phần này, cần nêu được các số liệu cơ bản nhất về tình hình phụ nữ; đánh giá được sự đóng góp của phụ nữ trong các lĩnh vực hoạt động chuyên môn trong gia đình, ngoài cộng đồng và xã hội; xác định những vấn đề còn tồn tại và trở ngại để đạt được sự bình đẳng, tiến bộ của phụ nữ.

2. Phần thứ 2: Các mục tiêu hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ tới năm 2000 và trong từng giai đoạn.

Đây là phần cơ bản, quan trọng nhất của bản kế hoạch hành động. Trong phần này cần quán triệt được những quan điểm, mục tiêu tổng quát và 10 mục tiêu cụ thể của Chiến lược quốc gia, đó là:

1. Tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ, góp phần xoá đói giảm nghèo.

2. Tạo điều kiện bình đẳng cho phụ nữ trong giáo dục và đào tạo. Nâng cao trình độ của phụ nữ về mọi mặt.

3. Cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và trẻ em.

4. Nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ tham gia vào bộ máy lãnh đạo, tư vấn và ra quyết định.

5. Bảo vệ, phát huy quyền của phụ nữ và tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội.

6. Tăng cường vai trò của gia đình.

7. Phát huy vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường và nguồn tự nhiên, đóng góp vào sự phát triển bền vững và cải thiện điều kiện sống.

8. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về quyền bình đẳng nam nữ.

9. Phụ nữ tham gia góp phần củng cố và xây dựng hoà bình.

10. Nâng cao năng lực của bộ máy hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

* Trong kế hoạch thực hiện của từng mục tiêu trên cần nêu rõ 5 yếu tố:

- Chỉ tiêu cụ thể cần đạt được tới năm 2000.

- Biện pháp chỉ đạo thực hiện mục tiêu và các chỉ tiêu kèm theo.

- Hoạt động cụ thể cần tiến hành/tiến độ thực hiện.

[...]