BỘ
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
05-TMDL/QLTT
|
Hà
Nội, ngày 07 tháng 5 năm 1992
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH SỐ 05-TMDL/QLTT NGÀY 7 THÁNG 5
NĂM 1992 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHỈ THỊ 94/CT(NGÀY 25-3-1992) CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
BỘ TRƯỞNG
Ngày 25-3-1992, Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng đã ban hành Chỉ thị số 94 /CT về tổ chức và quản lý thị trường vùng
biên giới Việt- Trung trong tình hình mới. Bộ Thương mại và Du lịch hướng dẫn
việc thực hiện những nội dung của chỉ thị này thuộc phạm vi quản lý của ngành
thương maị và du lịch như sau:
I.QUY ĐỊNH
CHUNG
Các quy định tại Chỉ thị 94/CT của
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng áp dụng cho các dạng trao đổi hàng hoá qua biên giới
trên đất liền Việt Trung
Hàng hoá trao đổi qua biên giới
trên đất liền Việt -Trung có thể là hàng mậu dịch xuất nhập khẩu hoặc hàng trao
đổi của cư dân biên giới (bao gồm cả xuất nhập khẩu tiểu ngạch).
Các hợp tác và liên doanh với
phía Trung Quốc (kể cả đại lý, mở cửa hàng ăn uống và khách sạn các loại) không
nằm trong khuôn khổ của chỉ thị này, và phải được thực hiện theo đúng Luật đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
II. VỀ MẬU DỊCH
XUẤT NHẬP KHẨU
Mậu dịch XNK là hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu do các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (đã được Bộ Thương mại và Du
lịch cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu) thực hiện thông qua các của khẩu
Đồng Đăng-Bằng Tường, Hữu Nghị-Hữu Nghị Quan, Móng Cái-Đông Hưng, Lào Cai-Hà Khẩu
và các cửa khẩu khác mà hai nước thoả thuận. Hoạt động này phải tuân thủ:
1. Hiệp định thương mại giữa
Chính phủ Cộng hoà XHCN Việt Nam và chính phủ CHND Trung Hoa (ký ngày
7-11-1991) và thông tư của Bộ Thương mại và Du lịch hướng dẫn thực hiện hiệp định
này (Thông tư số 11-TMDL/TT, ngày 7-12-1991)
2. Nghị định 114/HĐBT (ngày
7-4-1992) của Hội đồng Bộ trưởng("Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu, nhập
khẩu"), và hướng dẫn của Bộ Thương mại và Du lịch và các Bộ, các ngành có
liên quan về việc thực hiện Nghị định này.
III. VỀ VIỆC
MUA BÁN TRAO ĐỔI HÀNG HOÁ CỦA CƯ DÂN BIÊN GIỚI
Trao đổi hàng hoá của cư dân
biên giới là việc trao đổi hàng hoá do cư dân khu vực biên giới thực hiện
(trong Hiệp định Thương mại Việt - Trung, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới
được gọi là buôn bán dân gian, và trong hiệp định tạm thời về việc giải quyết
công việc trên vùng biên giới hai nước Việt- Trung gọi là mậu dịch biên giới và
mậu dịch địa phương). Trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới bao gồm hai hình
thức: trao đổi của cư dân và xuất nhập khẩu tiểu ngạch.
1. Trao đổi của cư dân: là trao
đổi hàng hoá của đồng bào các dân tộc sinh sống ở khu vực biên giới khi đi chợ
phiên hoặc đi thăm người thân bên kia biên giới; có mang sản phẩm do mình làm
ra, và hàng tiêu dùng hàng ngày để trao đổi lấy vật dụng cho bản thân và gia
đình, không nhằm mục đích buôn bán kiếm lời. Trong trao đổi cư dân không được
mang các hàng hoá thuộc danh mục cấm xuất, nhập khẩu (kèm theo thông tư này). Số
lượng hoặc trị giá mỗi lần mang qua biên giới, được miễn thuế, không được vượt
quá mức do Tổng cục Hải quan và UBND tỉnh biên giới thống nhất quy định.
2. Xuất nhập khẩu tiểu ngạch: là
việc buôn bán qua biên giới để kiếm lời của những người buôn bán là cư dân khu
vực biên giới.
2.1. Xuất nhập khẩu tiểu ngạch
thực hiện theo các quy định sau:
a) Đối tượng làm xuất nhập khẩu
tiểu ngạch (gọi là người kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch) là người buôn
bán có hộ khẩu thường trú tại các xã (và đơn vị hành chính tương đương với xã)
giáp biên giới, đã được UBND huyện cấp giấy phép kinh doanh theo nghị định
66/HĐBT(ngày 2-3-1992) và được UBND tỉnh biên giới cấp giấy phép kinh doanh xuất
nhập khẩu tiểu ngạch.
Các doanh nghiệp Nhà nước ở cấp
tỉnh thuộc UBND Tỉnh biên giới có nhu cầu xuất nhập khẩu tiểu ngạch, có thể lập
mạng lưới (cửa hàng, trạm, công ty, xí nghiệp...) tại khu vực giáp biên giới để
UBND tỉnh xem xét cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch.
b) Chỉ được kinh doanh xuất nhập
khẩu các mặt hàng quy định trong giấy phép kinh doanh.
c) Không được buôn bán các hàng
hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu (kèm theo thông tư này).
Danh mục hàng này được Bộ Thương mại và Du lịch xem xét công bố trong từng thời
gian.
d) Trị giá hàng hoá mỗi lần xuất
hoặc nhập khẩu không vượt quá 500.000đ (năm trăm ngàn đồng) tương đương trị giá
200kg gạo tẻ, tính theo thời giá).
e) Được phép thanh toán bằng bản
tệ, theo đúng hướng dẫn ngân hàng.
g) Hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu
ngạch phải vận chuyển qua các cửa khẩu hoặc các cặp đường mòn do chính quyền cấp
tỉnh của hai bên thoả thuận mở và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan cửa
khẩu, hoặc đồn biên phòng (nơi không có Hải quan).
h) Phải nộp thuế xuất nhập khẩu
tiểu ngạch theo Quyết định 115/HĐBT (ngày 9-4-1992) hướng dẫn của Bộ Tài chính
và Tổng cục Hải quan về việc thực hiện quyết định đó.
2.2. Quản lý xuất nhập khẩu tiểu
ngạch.
a) Mỗi lần xuất, nhập khẩu phải
làm tờ khai hàng hoá xuất, nhập khẩu tiểu ngạch. Tờ khai hàng hoá xuất, nhập khẩu
tiểu ngạch do Tổng cục Hải quan và Bộ Thương mại và du lịch thống nhất phát
hành. Trong tờ khai phải ghi mã số hàng hoá để tiện theo dõi, thống kê. Mã số
hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch cũng theo mã số hàng hoá xuất nhập khẩu mậu
dịch do Bộ Thương mại và Du lịch quy định.
b) Trong vòng 5 (năm) ngày sau
khi ký nhận tờ khai, hải quan cửa khẩu hoặc bộ đội biên phòng (nơi không có Hải
quan) có trách nhiệm gửi 1 (một) bản tờ khai về Bộ Thương mại và Du lịch để
theo dõi. Định kỳ (tháng, quý, năm) Giám đốc Sở Thương mại và Du lịch lập báo
cáo (có đề xuất các vấn đề cần xử lý) về tình hình xuất nhập khẩu tiểu ngạch gửi
về Bộ Thương mại và Du lịch để tổng hợp chung, báo cáo lên Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng.
c) Sở Thương mại và Du lịch có
trách nhiệm phối hợp với lực lượng biên phòng và Hải quan theo dõi và kiểm tra
hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch, đảm bảo hoạt động này thực hiện đúng quy định.
IV. TỔ CHỨC
VÀ QUẢN LÝ CHỢ BIÊN GIỚI
Chợ biên giới là địa điểm chủ yếu
để cư dân tiến hành trao đổi hàng hoá kể cả xuất nhập khẩu tiểu ngạch.
1. Đối tượng tham gia trao đổi
buôn bán tại chợ biên giới:
1.1. Cư dân có hộ khẩu thường
trú ở khu vực biên giới.
1.2. Các tổ chức kinh tế và người
kinh doanh Việt Nam ở ngoài khu vực biên giới chỉ được mở cửa hàng, cửa hiệu,
quầy bán hàng giao dịch kinh doanh thường xuyên tại chợ biên giới khi có đủ điều
kiện sau đây:
a) Có giấy phép kinh doanh nội địa
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
b) Được sự chấp thuận bằng văn bản
của Giám đốc Sở Thương mại và Du lịch của tỉnh biên giới có chợ.
c) Có giấy phép ra vào khu vực
biên giới do công an tỉnh biên giới có chợ cấp theo đúng các quy định tại điều
9 và điều 10 của nghị định 99/HĐBT(ngày 27-3-1992) của Hội đồng Bộ trưởng về
quy chế khu vực biên giới
d) Không được qua biên giới sang
phía Trung quốc, chỉ được tham gia chợ biên giới ở phía Việt Nam.
1.3. Các tổ chức kinh tế và người
kinh doanh của Trung Quốc được hoạt động mua bán tại chợ biên giới ỏ phía Việt
Nam khi có đủ điều kiện sau đây:
a) Là cư dân khu vực biên giới
Việt - Trung, có giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới do cơ quan có thẩm
quyền Trung Quốc cấp.
b) Có giấy phép (hoặc giấy chứng
nhận ) kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp.
c) Được chính quyền cấp huyện
(hoặc tương đương) của phía Trung Quốc giới thiệu bằng văn bản, và được Giám đốc
Sở Thương mại và Du lịch của tỉnh biên giới Việt Nam cấp giấy phép kinh doanh tại
chợ biên giới bên Việt Nam.
d) Không được mang qua biên giới
các hàng mà phía Việt Nam cấm xuất, nhập khẩu tiểu ngạch (theo danh mục kèm
theo Thông tư này).
e) Nộp đủ thuế xuất khẩu, nhập
khẩu tiểu ngạch khi đưa hàng qua biên giới.
g) Khi kinh doanh tại chợ biên
giới phải nộp đủ thuế doanh thu, thuế lợi tức theo các luật thuế của Việt Nam
và các lệ phí (lệ phí chợ, tiền thuê địa điểm bán hàng,.v.v.) theo quy định của
UBND huyện biên giới có chợ.
h) Chấp hành nghiêm chỉnh luật
pháp Việt Nam trong thời gian sống và buôn bán trên đất Việt Nam.
1.4. Cư dân khu vực biên giới
phía Trung Quốc có giấy thông hành xuất nhập cảnh đi chợ phiên hoặc thăm người
thân bên phía Việt Nam chỉ được trao đổi hàng hoá, vật dụng trong khu vực biên
giới, chủ yếu là tại chợ biên giới.
2. Tổ chức chợ biên giới:
Chợ biên giới được thành lập
trong khu vực biên giới, theo từng cặp chợ đã được Chính phủ Việt Nam và Chính
phủ Trung Quốc thoả thuận.
UBND tỉnh biên giới, thông qua
cơ quan tham mưu của mình là sở Thương mại và Du lịch, căn cứ vào nhu cầu, khả
năng quản lý và tập quán trao đổi, chọn địa điểm lập chợ thuận tiện cho mua bán
và kiểm tra, kiểm soát, xây dựng thể thức chợ và thông báo cho chính quyền cấp
tương đương của phía Trung Quốc biết.
Trước mắt, cần củng cố các chợ
đã có: Đồng Đăng (Lạng Sơn), Ca Long (Quảng Ninh), Tà Nùng (Cao Bằng) và mở
thêm các chợ mới ở Lào Cai, Thanh Thuỷ (Hà Giang) và Ma-lu-thàng (Lai Châu).
Kinh phí xây dựng chợ chủ yếu
huy động từ nguồn đóng góp của nhân dân (trước hết là của các hộ kinh doanh
buôn bán thường xuyên tại chợ), và sự hỗ trợ của ngân sách địa phương. Nơi có
điều kiện, có thể gọi vốn đầu tư hợp tác liên doanh với các tổ chức kinh tế hoặc
cá nhân trong nước hoặc nước ngoài. Khi liên doanh với nước ngoài, thì phải
tuân theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
3. Quản lý chợ biên giới:
Mỗi chợ biên giới đều phải tổ chức
Ban quản lý chợ biên giới. Ban quản lý chợ biên giới là cơ quan sự nghiệp có
thu, và làm các nhiệm vụ tổ chức sắp xếp người kinh doanh vào chợ; đảm bảo trật
tự, vệ sinh và an toàn trong chợ; thu các lệ phí theo quy định.
Đối với các chợ lớn và vừa (từ
100 hộ kinh doanh cố định trở lên), thì cơ quan tài chính-thương ngiệp huyện
giúp UBND huyện, thị tổ chức và quản lý chợ. Đối với chợ nhỏ (dưới 100 hộ kinh
doanh cố định ) UBND huyện giao cho UBND xã tổ chức và quản lý.
UBND huyện chỉ đạo các ngành
công an, bộ đội biên phòng, tài chính, hải quan trong huyện phối hợp chặt chẽ với
Ban quản lý chợ điều hành hoạt động của chợ biên giới.
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Để đảm bảo thực hiện tốt Chỉ thị
94/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, thay thế các quy định tại Chỉ thị 405/CT
(ngày 19-11-1990) trước đây, UBND các tỉnh biên giới thông qua cơ quan tham mưu
của mình là sở Thương mại và Du lịch triển khai gấp việc thực hiện Thông tư hướng
dẫn này, trước mắt là các việc sau:
1. Lập kế hoạch chấn chỉnh nhanh
chóng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của tỉnh theo đúng Nghị định 114/HĐBT
(ngày 7-4-1992) của Hội đồng Bộ trưởng và các văn bản của Bộ thương mại và Du lịch
hướng dẫn thực hiện nghị định này; trước hết là xem xét và lập danh sách các
doanh nghiệp đề nghị Bộ Thương mại và Du lịch cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập
khẩu.
2. Cấp giấy phép kinh doanh xuất
nhập khẩu tiểu ngạch theo mẫu giấy phép thống nhất do Bộ Thương mại và Du lịch
phát hành, cấp giấy phép cho các tổ chức và cá nhân người Trung Quốc sang mua
bán tại chợ biên giới phía Việt Nam theo đúng các quy định tại Thông tư này, với
thủ tục rõ ràng thuận tiện. Sở Thương mại và Du lịch có trách nhiệm giúp UBND tỉnh
quản lý việc mua bán, hợp tác và du lịch với Trung Quốc theo quy định tại Thông
tư này.
3. Chủ động liên lạc với chính
quyền cấp tương đương của phía Trung Quốc để bàn bạc phối hợp thực hiện các biện
pháp quản lý của hai bên trên cơ sở các quy định hai Nhà nước và đảm bảo cho cư
dân biên giới của ta được sang phía Trung Quốc buôn bán với các điều kiện tương
đương.
4. Tổ chức phối hợp giữa các
ngành, các cấp trong tỉnh để triển khai công tác chuẩn bị cho buôn bán chính
quy, phù hợp với Hiệp định thương mại Việt - Trung và các hiệp định có liên
quan (Hiệp định đường sắt, Hiệp định tạm thời về giải quyết các công việc ở
biên giới, hiệp định về miễn thị thực,.v.v).
5. Tổ chức phối hợp giữa các
ngành, các cấp trong tỉnh để triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát thị trườngbiên
giới trong đó có việc tăng cường huấn luyện nghiệp vụ và bổ sung trang bị cần
thiết cho các lực lượng kiểm soát và bảo vệ.
6. Định kỳ hoặc đột xuất, Bộ
Thương mại và Du lịch sẽ tổ chức kiểm tra tình hình trao đổi hàng hoá qua biên
giới Việt - Trung và việc thực hiện Chỉ thị 94/CT và các quy định trong Thông
tư hướng dẫn này.
7. Mọi vi phạm nội dung tinh thần
chỉ thị 94/CT, vi phạm các quy định tại Thông tư hướng dẫn này đều bị xử lý tuỳ
theo mức độ, căn cứ vào luật pháp hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày
ban hành. Trong quá trình thực hiện chỉ thị 94/CT của Chủ tịch HĐBT và Thông tư
hướng dẫn này, nếu có khó khăn vướng mắc, UBND các tỉnh biên giới và Sở Thương
mại và Du lịch của tỉnh báo cáo về Bộ Thương mại và Du lịch để có chỉ đạo hướng
dẫn kịp thời.
DANH MỤC
CÁC MẶT HÀNG CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH
QUA BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05-TMDL/QLTT ngày 7-5-1992 của Bộ Thương mại
và Du lịch)
I. MẶT HÀNG CẤM XUẤT KHẨU:
1. Vũ khí, đạn dược, chất nổ.
2. Đồ cổ và các loại văn hoá phẩm
thuộc độc quyền sở hữu nhà nước.
3. Các loại ma tuý, hoá chất độc.
4. Gỗ tròn, gỗ xẻ khai thác từ rừng
tự nhiên.
5. Song sơ chế dạng nguyên liệu.
6. Các loại động vật quý hiếm
(theo danh mục do Bộ lâm nghiệp quy định kèm theo).
II. MẶT HÀNG CẤM NHẬP KHẨU:
1. Vũ khí đạn dược, quân trang,
quân dụng, chất nổ, pháo.
2. Các loại ma tuý, hoá chất độc.
3. Các loại văn hoá phẩm đồi truỵ,
phản động.
4. Thuốc lá điếu.
III. CÁC MẶT HÀNG SAU ĐÂY CÓ
QUY CHẾ RIÊNG (THEO HƯỚNG DẪN CỦA CÁC BỘ, HOẶC LIÊN BỘ):
Xuất khẩu:
1. Gạo
2. Văn hoá phẩm
Nhập khẩu:
1. Ô tô du lịch dưới 12 chỗ ngồi.
2. Xe 2 bánh gắn máy.
3. Nguyên, phụ liệu sản xuất thuốc
lá.
4. Linh kiện và phụ kiện điện tử
dạng CKD dùng cho lắp ráp và sản xuất tiêu thụ trong nước.
5. Các loại máy phát vô tuyến, hữu
tuyến.
6. Văn hoá phẩm.
7. Thuốc chữa bệnh cho người và
dụng cụ y tế.
Chú thích:
1. Bộ văn hoá - Thông tin và Thể
thao cùng Bộ Thương mại và Du lịch có văn bản hướng dẫn chi tiết về đồ cổ và
văn hoá phẩm.
2. Bộ Công nghiệp nặng cùng Bộ
Thương mại và Du lịch có văn bản hướng dẫn chi tiết về hoá chất độc.
3. Mục 4 và 5 thuộc danh mục
hàng cấm xuất khẩu xem thông tư hướng dẫn thi hành của Liên Bộ Thương mại và Du
lịch - Lâm nghiệp - Tài chính - Ủy bản Kế hoạch Nhà nước.
PHỤ LỤC
DANH MỤC ĐỘNG VẬT RỪNG QUÝ HIẾM CẤM XUẤT KHẨU
(Do Bộ Lâm nghiệp công bố)
A. LỚP THÚ MAMALIA:
Bộ chồn giơi-Dermopters:
1. Chồn giơi-Galeopithecus.
Bộ Linh trương - Primates:
2. Culi lùn-Nycticebus pigmaeus.
3. Voọc mũi hếch-Rhinopithecus
Avunnculus.
4. Voọc xám - Trachypithecus
phayrel.
5. Voọc chà vá Trung Bộ
-Pygathrix nemacus.
6. Voọc chà vá Nam Bộ-Pygathrix
nigripes.
7. Voọc đen- Prebytis francoisi
, bao gồm 5 loài phụ :
- Voọc đen má trắng- Presbytis
Francoisi franncoisi.
- Voọc đầu trắng - Presbytis
Francoisi Poliocaphalus
- Voọc mông trắng - Presbytis
Francoisi delaccuri
- Voọc Hà Tĩnh - Presbytis
Francoisi Hatinensis.
- Voọc đen Tây Bắc - Presbytis
Francoisi sp.
8. Vượn đen-Hylobates concolor
concolor.
9. Vượn đen má trắng - Hylobatis
concolor leucogenis.
10. Vượn tay trắng - Hylobateslar.
11. Vượn đen má trắng Nam Bộ -
Hylobates concolor Gabrienlae.
Bộ gặm nhấm - Rhodentia:
12. Sóc bay trây -
Petauristalylei.
13. Sóc bay nhỏ -Belomys.
14. Sóc bay đen trắng- Hylopetes
alionigar.
15. Sóc bay lông tai-Belomys
Pearsoni.
Bộ guốc lẻ- Perissodactyla:
16. Tê giác một sừng-Rhinoceres
sondaious
Bộ guốc chẵn - arotiodactyla:
17. Bò tót - Bosgaurus.
18. Bò xám - Novibos sauveli.
19. Bò rừng - Bosbauteng.
20. Trâu rừng - Bubalis.
21. Gà tong - Gernus eldi.
22. Hươu vàng - Gervus porainus.
23. Hươu xạ - Moschus
moschiferus.
Bộ có vòi- Proboscide:
24. Voi-Elephas maximus.
Bộ ăn thịt- Garaivors:
25. Hổ-Felis tigris.
26. Báo hoa mai-Felis pardus.
27. Báo gấm-Neofelis nebulosa.
28. Beo-Felis maxmorata.
29. Mèo đốm- Felis maxmorata.
30. Cầy mực - artictis binturong
31. Cầy vằn- Chrotogal owstoni.
32. Cầy gấm- Prionodon
pardicolor
33. Gấu chó - Helarctos
malayanus.
34. Cầy vàng - Martes flaniguls.
B. LỚP CHIM-AVES
35. Công-Pavemuticus imprator
36. Gà tiền - Polyplectron
bicalcaracum
37.Gà tiền mặt đỏ - Polyplectron
germaini
38. Trĩ-Rbeinaritia
39. Gà lôi - Loplura diardi
dardi
40. Gà lôi lam mào đen - Loplura
imperialis delaccus
41. Gà lôi lam mào trắng -
Loplura diardi bonoparte
42. Gà dẫy - Lemtopptilos
javanicus.
43. Sếu đỏ - Grusantigol.
C. LỚP BÒ SÁT - RENTILIES:
44. Cá sấu nước ngọt -
Crocodilus sianmensis
45. Hổ mang chúa - Ophiofagus
Hana
46. Cá cóc Tam Đảo -
Paramesotion.