Nghị định 114-HĐBT năm 1992 về quản lý Nhà nước đối với xuất nhập khẩu do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Số hiệu | 114-HĐBT |
Ngày ban hành | 07/04/1992 |
Ngày có hiệu lực | 07/04/1992 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Hội đồng Bộ trưởng |
Người ký | Phan Văn Khải |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 114-HĐBT |
Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 1992 |
CUẢ HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 114-HĐBT NGÀY 7-4-1992 VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT NHẬP KHẨU
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ luật Tổ chức Hội đồng
Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Để khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hướng nhập khẩu phục vụ tốt sản xuất và tiêu
dùng bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước, nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu,
mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại với nước ngoài, góp phần thực hiện mục
tiêu kinh tế - xã Hội của đất nước;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại và Du lịch,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. - Hoạt động xuất nhập khẩu nói trong Nghị định này bao gồm:
1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, kể cả thiết bị toàn Bộ và du lịch với nước ngoài và với khu chế xuất, thông qua thương mại, hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, đầu tư (theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) và viện trợ.
2. Các hình thức dưới đây cũng được coi là xuất nhập khẩu hàng hoá:
Tạm nhập, tái xuất; tạm xuất - tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh.
Chuyển giao sở hữu công nghiệp.
Gia công, chế biến hàng hoá và bán thành phẩm cho nước ngoài hoặc thuê nước ngoài gia công, chế biến; uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu cho nước ngoài; đại lý mua, bán hàng hoá.
Điều 2. - Hoạt động xuất nhập khẩu được tiến hành dưới sự quản lý của Nhà Nước trên các nguyên tắc:
1. Tuân thủ luật pháp Việt Nam, các chính sách có liên quan (chính sách mặt hàng, chính sách thuế, chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, v. v...) và các quy định của Nhà nước về sản xuất, lưu thông và quản lý thị trường.
2. Tôn trọng luật pháp và tập quán thương mại quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết bên ngoài.
3. Bảo đảm tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài, đồng thời bảo đảm sự kiểm soát của Nhà nước.
CHÍNH SÁCH HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
1. Danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
2. Danh mục hàng xuất khẩu, nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch
3. Danh mục vật tư, thiết bị chuyên dùng
Vàng, bạc, đá quý.
Quà biếu, hàng mẫu.
Tài sản thừa kế.
Bưu phẩm, bưu điện.
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 114-HĐBT |
Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 1992 |
CUẢ HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 114-HĐBT NGÀY 7-4-1992 VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT NHẬP KHẨU
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ luật Tổ chức Hội đồng
Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Để khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hướng nhập khẩu phục vụ tốt sản xuất và tiêu
dùng bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước, nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu,
mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại với nước ngoài, góp phần thực hiện mục
tiêu kinh tế - xã Hội của đất nước;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại và Du lịch,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. - Hoạt động xuất nhập khẩu nói trong Nghị định này bao gồm:
1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, kể cả thiết bị toàn Bộ và du lịch với nước ngoài và với khu chế xuất, thông qua thương mại, hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, đầu tư (theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) và viện trợ.
2. Các hình thức dưới đây cũng được coi là xuất nhập khẩu hàng hoá:
Tạm nhập, tái xuất; tạm xuất - tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh.
Chuyển giao sở hữu công nghiệp.
Gia công, chế biến hàng hoá và bán thành phẩm cho nước ngoài hoặc thuê nước ngoài gia công, chế biến; uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu cho nước ngoài; đại lý mua, bán hàng hoá.
Điều 2. - Hoạt động xuất nhập khẩu được tiến hành dưới sự quản lý của Nhà Nước trên các nguyên tắc:
1. Tuân thủ luật pháp Việt Nam, các chính sách có liên quan (chính sách mặt hàng, chính sách thuế, chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, v. v...) và các quy định của Nhà nước về sản xuất, lưu thông và quản lý thị trường.
2. Tôn trọng luật pháp và tập quán thương mại quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết bên ngoài.
3. Bảo đảm tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài, đồng thời bảo đảm sự kiểm soát của Nhà nước.
CHÍNH SÁCH HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
1. Danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
2. Danh mục hàng xuất khẩu, nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch
3. Danh mục vật tư, thiết bị chuyên dùng
Vàng, bạc, đá quý.
Quà biếu, hàng mẫu.
Tài sản thừa kế.
Bưu phẩm, bưu điện.
Hàng của cá nhân người Việt Nam mang theo để dùng khi xuất cảnh, nhập cảnh.
Hàng của cá nhân và tổ chức nước ngài mang theo để dùng khi xuất cảnh, nhập cảnh.
Hàng hoá, vận dụng của các cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam.
Hàng mượn đường.
Hàng trao đổi của cư dân biên giới.
Hàng xuất khẩu, nhập khẩu giữa các khu chế xuất với nhau và giữa các khu chế xuất với nước ngoài.
Các dịch vụ du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, bưu điện, hàng không, đường sắt, đường biển, đường Bộ.
DOANH NGHIệP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
Điều 6. - Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu quy định như sau:
1. Đối với doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu:
a. Doanh nghiệp được thành lập theo đúng pháp luật (doanh nghiệp Nhà nước thành lập theo Nghị định 388-HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991; Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập theo Luật Công ty; doanh nghiệp tư nhân thành lập theo Luật doanh nghiệp tư nhân) và cam kết hoạt động theo đúng pháp luật.
b. Hoạt động theo đúng ngành hàng đã đăng ký.
c. Doanh nghiệp phải có vốn lưu động tính bằng tiền Việt Nam, tương đương 200.000 (hai trăm nghìn) USD tại thời điểm đăng ký kinh doanh xuất, nhập khẩu; số vốn này phải được xác nhận về mặt pháp lý.
2. Đối với doanh nghiệp sản xuất:
Doanh nghiệp được thành lập theo đúng pháp luật (như quy định tại mục a điểm 1 nói trên) có hàng xuất khẩu, không kể mức vốn lưu động, không kể kim ngạch nhiều hay ít, không phân biệt thành phần kinh tế, đều có thể được xuất khẩu hàng hoá do mình sản xuất, nhập khẩu vật tư, nguyên liệu cần thiết cho sản xuất doanh nghiệp.
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU
Doanh mục mặt hàng cần thay thế hàng nhập khẩu trong từng thời kỳ do Uỷ ban kế hoạch Nhà nước công bố sau khi trao đổi với các Bộ, ngành có liên quan.
Bộ Tài chính hướng dẫn mức và thời gian giảm thuế.
Điều 11. - Các doanh nghiệp gia công hàng hoá cho nước ngoài được hưởng những quyền lợi sau:
1. Được nhập khẩu miễn thuế thiết bị, vật tư cho nhu cầu gia công.
Nếu hàng hoá do nước ngoài trả thay tiền gia công thuộc danh mục hàng quản lý bằng hạn ngạch thì trước khi thoả thuận với phía nước ngoài thì phải được Bộ Thương mại và Du lịch chấp thuận.
2. Tiền gia công hàng xuất khẩu được miễn thuế doanh thu.
1. Hàng năm căn cứ kế hoạch trả nợ, viện trợ và cho vay đối với nước ngoài được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt, Bộ Tài chính thông báo Bộ Thương mại và Du lịch hạn mức trả nợ, viện trợ và cho vay cụ thể đối với từng nước (hoặc từng đối tượng riêng).
2. Bộ Thương mại và Du lịch thoả thuận với phía nước ngoài về hàng hoá xuất khẩu phù hợp với kế hoạch và hạn mức nêu trên và cùng Bộ Tài chính tổ chức việc đấu thầu để chọn các doanh nghiệp thực hiện.
3. Hàng xuất khẩu trả nợ, viện trợ và cho vay nói tại Điều này do Bộ Tài chính thanh toán từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Bộ Tài chính và Bộ Thương mại và Du lịch ra thông tư hướng dẫn thi hành.
1. Nghiên cứu chiến lược ngoại thương; ban hành hoặc trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành các văn bản nhằm hoàn chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật ngoại thương; cùng các Bộ, ngành hữu quan tạo môi trường kinh doanh và định hướng phát triển mặt hàng xuất khẩu.
2. Kiểm tra việc chấp hành luật pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu toàn quốc.
1. Hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện đúng các chính sách và quy định của Nhà nước về quản lý xuất nhập khẩu trong phạm vi ngành và địa phương.
2. Kiến nghị điều chỉnh chính sách, biện pháp quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.
Điều 16. - Việc quản lý các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu bằng hạn ngạch như sau:
1. Vào thời gian chuẩn bị kế hoạch hàng năm, các Bộ quản lý ngành hàng đề xuất tổng hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu cho năm sau của từng mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch.
2. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì cùng Bộ Thương mại và Du lịch tổng hợp trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt.
3. Sau khi tham khảo ý kiến các ngành và địa phương liên quan, các hiệp hội xuất nhập khẩu (nếu có), Bộ Thương mại và Du lịch phân bổ hạn ngạch (kể cả hạn ngạch nước ngoài phân bổ cho Việt Nam) trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh daonh xuất nhập khẩu, và hướng dẫn thi hành. Hạn gạch phân bổ cho doanh nghiệp không được phép trao đổi, chuyển nhượng hoặc mua bán.
Điều 20. - Không cho phép dùng phương thức trả chậm để nhập khẩu hàng tiêu dùng.
Bộ Thương mại và Du lịch quy định thủ tục và tổ chức việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu.
Điều 24. - Bộ Thương mại và Du lịch ban hành quy chế giám định hàng hoá xuất nhập khẩu.
Điều 27.- Mọi hành vi vi phạm của các quy định tại Nghị định này đều bị xử lý theo pháp luật.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |