Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Thông tư 05-LĐTBXH-TT-1996 hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về không ký kết hợp đồng lao động tại Nghị định 87/CP-1995 và 88/CP-1995 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 05-LĐTBXH/TT
Ngày ban hành 12/02/1996
Ngày có hiệu lực 12/02/1996
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký Trần Đình Hoan
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Vi phạm hành chính

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05-LĐTBXH/TT

Hà Nội, ngày 12 tháng 2 năm 1996

 

THÔNG TƯ

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 05-LĐTBXH-TT NGÀY 12 THÁNG 2 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ KHÔNG KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 87/CP NGÀY 12/12/1995 VÀ SỐ 88/CP NGÀY 14/12/1995 CỦA CHÍNH PHỦ

Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng và Nghị định số 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội; Bộ Lao đồng - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc xử phạt hành chính về không ký kết hợp đồng lao động như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG XỬ PHẠT:

Đối tượng xử phạt được áp dụng đối với người sử dụng lao động các cơ sở: vũ trường, điểm karaoke, dịch vụ xoa bóp, khách sạn, nhà nghỉ, nhà điều dưỡng, căn hộ cho thuê, nhà trọ bình dân, nhà hàng ăn uống, quán cà phê, quán giải khát có sử dụng lao động là vũ nữ, tiếp viên, nhân viên (sau đây gọi chung là người lao động) mà không ký kết hợp đồng lao động.

II. HÀNH VI VI PHẠM VÀ MỨC XỬ PHẠT:

Hành vi vi phạm và mức xử phạt theo Điều 4; điểm c khoản 3 Điều 15 và khoản 2 Điều 22 Nghị định số 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ được quy định cụ thể như sau:

1. Đối với vũ trường:

a) Phạt tiền với mức 3.200.000 đồng đối với người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động.

b) Các hành vi vi phạm nói trên, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể được giảm xuống thấp hơn, nhưng không thấp hơn 1.500.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể được tăng lên cao hơn, nhưng không cao hơn 5.000.000 đồng.

2. Đối với các cơ sở còn lại:

a) Phạt tiền với mức 3.500.000 đồng đối với người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động.

b) Các hành vi vi phạm nói trên, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có có thể được giảm xuống thập hơn, nhưng không thấp hơn 2.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể được tăng lên cao hơn, nhưng không cao hơn 5.000.000 đồng.

3. Phạt tiền với mức từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, đối với người sử dụng lao động tại các cơ sở quy định tại thông tư này không đăng ký và báo cáo việc sử dụng lao động với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện).

4. Những tình tiết sau đây được gọi là giảm nhẹ:

a) Vi phạm lần đầu;

b) Thành khẩn nhận lỗi, khắc phục ngay lỗi.

5. Những tình tiết sau đây được coi là tăng nặng:

a) Vi phạm từ lần thứ hai trở lên hoặc tái phạm;

b) Có nhiều hành vi vi phạm;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm;

d) Sử dụng lao động dưới 18 tuổi;

đ) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành một quyết định xử lý vi phạm pháp luật lao động;

e) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che dấu vi phạm;

g) Không chấp hành các Quyết định của Thanh tra Nhà nước về lao động.

III. TRÌNH TỰ THANH TRA VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT:

1. Việc tiến hành thanh tra lao động tại các cơ sở quy định tại phần I của Thông tư này được thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Pháp lệnh thanh tra ngày 1/4/1990.

Hồ sơ xử phạt gồm:

[...]