Thông tư 03/2010/TT-BTP hướng dẫn công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành
Số hiệu | 03/2010/TT-BTP |
Ngày ban hành | 03/03/2010 |
Ngày có hiệu lực | 17/04/2010 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Tư pháp |
Người ký | Hà Hùng Cường |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
BỘ
TƯ PHÁP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2010/TT-BTP |
Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2010 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH
PHÁP LUẬT
Căn cứ Nghị định số
93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định
chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật,
Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành
pháp luật như sau:
Điều 1. Phạm
vi và đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn thực hiện
công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là Bộ, ngành), Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh).
Điều 2.
Nguyên tắc theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Theo dõi tình hình thi hành pháp
luật được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
1. Thường xuyên, liên tục, toàn
diện và kịp thời;
2. Kết hợp việc theo dõi tình
hình thi hành pháp luật theo ngành, lĩnh vực với việc theo dõi tình hình thi
hành pháp luật ở phạm vi từng địa phương;
3. Gắn việc thực hiện công tác
theo dõi tình hình thi hành pháp luật với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
các cơ quan, tổ chức; đồng thời bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ
chức trong quá trình thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Điều 3. Mục
đích theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Theo dõi tình hình thi hành pháp
luật nhằm đánh giá thực trạng và hiệu quả thi hành pháp luật, kịp thời đôn đốc,
tổ chức và hướng dẫn việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kiến nghị xây dựng,
hoàn thiện hệ thống pháp luật và các biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp
luật.
NỘI DUNG THEO DÕI TÌNH
HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT
Điều 4. Nội
dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Công tác theo dõi tình hình thi
hành pháp luật thực hiện trên cơ sở theo dõi, đánh giá về các nội dung sau đây:
1. Tình hình ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; văn bản chỉ đạo,
đôn đốc, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp
trên và của cơ quan nhà nước cùng cấp có thẩm quyền;
2. Mức độ tuân thủ pháp luật của
các cơ quan, tổ chức và cá nhân;
3. Hiệu quả của công tác tuyên
truyền phổ biến pháp luật;
4. Tính hợp lý của các quy định
pháp luật;
5. Các biện pháp tổ chức thi
hành pháp luật và các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành pháp luật.
1. Số lượng, hình thức văn bản cần
được xây dựng, ban hành theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan nhà nước cấp trên và của cơ quan nhà nước cùng cấp có thẩm quyền.
2. Số lượng, hình thức văn bản
được xây dựng, ban hành đúng tiến độ.
3. Số lượng, hình thức và tên
văn bản xây dựng, ban hành chậm tiến độ; lý do chậm tiến độ.
4. Tình hình ban hành văn bản chỉ
đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.
BỘ
TƯ PHÁP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2010/TT-BTP |
Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2010 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH
PHÁP LUẬT
Căn cứ Nghị định số
93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định
chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật,
Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành
pháp luật như sau:
Điều 1. Phạm
vi và đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn thực hiện
công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là Bộ, ngành), Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh).
Điều 2.
Nguyên tắc theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Theo dõi tình hình thi hành pháp
luật được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
1. Thường xuyên, liên tục, toàn
diện và kịp thời;
2. Kết hợp việc theo dõi tình
hình thi hành pháp luật theo ngành, lĩnh vực với việc theo dõi tình hình thi
hành pháp luật ở phạm vi từng địa phương;
3. Gắn việc thực hiện công tác
theo dõi tình hình thi hành pháp luật với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
các cơ quan, tổ chức; đồng thời bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ
chức trong quá trình thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Điều 3. Mục
đích theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Theo dõi tình hình thi hành pháp
luật nhằm đánh giá thực trạng và hiệu quả thi hành pháp luật, kịp thời đôn đốc,
tổ chức và hướng dẫn việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kiến nghị xây dựng,
hoàn thiện hệ thống pháp luật và các biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp
luật.
NỘI DUNG THEO DÕI TÌNH
HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT
Điều 4. Nội
dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Công tác theo dõi tình hình thi
hành pháp luật thực hiện trên cơ sở theo dõi, đánh giá về các nội dung sau đây:
1. Tình hình ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; văn bản chỉ đạo,
đôn đốc, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp
trên và của cơ quan nhà nước cùng cấp có thẩm quyền;
2. Mức độ tuân thủ pháp luật của
các cơ quan, tổ chức và cá nhân;
3. Hiệu quả của công tác tuyên
truyền phổ biến pháp luật;
4. Tính hợp lý của các quy định
pháp luật;
5. Các biện pháp tổ chức thi
hành pháp luật và các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành pháp luật.
1. Số lượng, hình thức văn bản cần
được xây dựng, ban hành theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan nhà nước cấp trên và của cơ quan nhà nước cùng cấp có thẩm quyền.
2. Số lượng, hình thức văn bản
được xây dựng, ban hành đúng tiến độ.
3. Số lượng, hình thức và tên
văn bản xây dựng, ban hành chậm tiến độ; lý do chậm tiến độ.
4. Tình hình ban hành văn bản chỉ
đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 6. Nội
dung đánh giá về mức độ tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân
1. Tình hình chung về việc tuân
thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Các quy định của pháp luật
không được tuân thủ hoặc mức độ tuân thủ không cao trên thực tế.
3. Số lượng, hình thức và mức độ
vi phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Tình hình xử lý đối với từng
loại vi phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
5. Nguyên nhân của tình trạng
không tuân thủ hoặc mức độ tuân thủ không cao các quy định của pháp luật.
Điều 7. Nội
dung đánh giá về hiệu quả của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật
1. Mức độ nâng cao nhận thức
pháp luật của các cơ quan, tổ chức và công dân sau khi được tuyên truyền phổ biến.
2. Tác động của công tác tuyên
truyền phổ biến pháp luật đến ý thức tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức
và công dân.
3. Các trường hợp vi phạm pháp
luật do không hiểu biết pháp luật.
4. Kiến nghị các biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật.
Điều 8. Nội
dung đánh giá về tính hợp lý của các quy định pháp luật
Đánh giá sự phù hợp của các quy
định pháp luật với các vấn đề sau đây:
1. Điều kiện kinh tế - xã hội;
2. Trình độ dân trí;
3. Truyền thống văn hoá và phong
tục tập quán;
4. Yêu cầu thực tiễn đặt ra.
1. Các biện pháp tổ chức thi
hành pháp luật.
2. Kinh phí dành cho việc tổ chức
triển khai thực hiện pháp luật.
3. Thực trạng về tổ chức bộ máy
và đội ngũ công chức làm công tác thi hành pháp luật trong việc đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ. Các điều kiện về trang thiết bị và cơ sở vật chất bảo đảm việc thi
hành pháp luật.
4. Những khó khăn, vướng mắc
trong việc tổ chức thi hành pháp luật; quản lý và sử dụng kinh phí; tổ chức bộ
máy và đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thi hành pháp luật.
CƠ CHẾ VÀ CÁCH THỨC THỰC
HIỆN CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT
Mục 1. CƠ CHẾ
THỰC HIỆN CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT
Điều 10. Cơ
chế thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Công tác theo dõi tình hình thi
hành pháp luật thực hiện theo cơ chế sau đây:
1. Theo dõi tình hình thi hành
pháp luật trong phạm vi cả nước;
2. Theo dõi tình hình thi hành
pháp luật theo ngành, lĩnh vực;
3. Theo dõi tình hình thi hành
pháp luật ở địa phương;
4. Theo dõi tình hình thi hành
pháp luật trên cơ sở thông tin do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân
cung cấp.
Điều 11.
Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước
1. Bộ Tư pháp theo dõi tình hình
thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước trên cơ sở theo dõi tình hình thi hành
pháp luật theo từng ngành, lĩnh vực, từng địa phương và tổng hợp, phân tích, xử
lý các thông tin về tình hình thi hành pháp luật do các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp và cá nhân cung cấp.
2. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp với Bộ Tư pháp theo
dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành và địa
phương.
Điều 12.
Theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo ngành, lĩnh vực
1. Các Bộ, ngành theo dõi tình
hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành.
a) Tổ chức pháp chế các Bộ,
ngành chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành tham mưu, giúp
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thực
hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm
vi quản lý của Bộ, ngành.
b) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ,
ngành chủ trì, phối hợp với tổ chức pháp chế giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp
luật trong các lĩnh vực được phân công; thực hiện chế độ báo cáo về tình hình
thi hành pháp luật theo quy định tại Chương IV Thông tư này, gửi tổ chức pháp
chế để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ.
2. Bộ Tư pháp theo dõi tình hình
thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
a) Vụ Các vấn đề chung về xây dựng
pháp luật chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tham mưu, giúp Bộ trưởng
Bộ Tư pháp thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
b) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
chủ trì, phối hợp với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật giúp Bộ trưởng
Bộ Tư pháp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực được phân
công; thực hiện chế độ báo cáo về tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại
Chương IV Thông tư này, gửi Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật để tổng hợp,
báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Điều 13.
Theo dõi tình hình thi hành pháp luật ở địa phương
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo
dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của
mình ở địa phương.
1. Sở Tư pháp tham mưu, giúp Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; giúp Bộ
trưởng Bộ Tư pháp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp ở địa phương.
2. Các cơ quan chuyên môn thuộc
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Sở Tư
pháp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công; thực
hiện chế độ báo cáo về tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Chương IV
Thông tư này, gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Các Bộ, ngành và địa phương
theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên cơ sở thông tin về tình hình thi
hành pháp luật do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cung cấp.
2. Tổ chức pháp chế các Bộ,
ngành, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên
quan tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tiếp nhận, tổng hợp, đánh
giá và xử lý các thông tin về tình hình thi hành pháp luật do các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp và cá nhân cung cấp.
Mục 2. CÁCH
THỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT
Điều 15.
Cách thức thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Công tác theo dõi tình hình thi
hành pháp luật thực hiện theo các cách thức sau đây:
1. Điều tra, khảo sát tình hình
thi hành pháp luật;
2. Kiểm tra tình hình thi hành
pháp luật;
3. Thu thập, xử lý thông tin về
tình hình thi hành pháp luật.
Điều 16. Điều
tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật
1. Hằng năm, các Bộ, ngành, Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát tình hình thi hành
pháp luật, trong đó xác định nội dung, lĩnh vực pháp luật và địa bàn điều tra,
khảo sát.
2. Tổ chức pháp chế các Bộ,
ngành, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên
quan tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, khảo sát theo kế hoạch
và theo yêu cầu của cơ quan nhà nước cấp trên về từng lĩnh vực cụ thể.
Điều 17. Kiểm
tra tình hình thi hành pháp luật
1. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh tiến hành kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thuộc
thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành và địa phương.
2. Tổ chức pháp chế các Bộ,
ngành, Sở Tư pháp tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với
các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra tình hình thi hành pháp luật
trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành và địa phương.
Điều 18.
Thu thập, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật
1. Thông tin về tình hình thi
hành pháp luật được thu thập từ các nguồn sau đây:
a) Báo cáo về tình hình thi hành
pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Kết quả điều tra, khảo sát
tình hình thi hành pháp luật;
c) Kết quả kiểm tra tình hình
thi hành pháp luật;
d) Thông tin do các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp và cá nhân cung cấp;
đ) Các nguồn thông tin khác.
2. Thông tin về tình hình thi
hành pháp luật chỉ được sử dụng khi đã được phân tích, đánh giá và xử lý. Việc
thu thập, xử lý thông tin phải bảo đảm các quy định của pháp luật về thu thập
và bảo mật thông tin.
BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH THI
HÀNH PHÁP LUẬT
Báo cáo tình hình thi hành pháp luật
được thực hiện theo chế độ sau đây:
1. Báo cáo định kỳ hằng năm;
2. Báo cáo theo chuyên đề;
3. Báo cáo đột xuất.
Điều 20.
Báo cáo định kỳ hàng năm
1. Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ
tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước trước ngày 25 tháng 12.
2. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xây dựng Báo cáo tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được
phân công phụ trách và trong phạm vi địa phương, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp báo
cáo Chính phủ trước trước ngày 31 tháng 10.
3. Nội dung Báo cáo định kỳ hằng
năm về tình hình thi hành pháp luật của các Bộ, ngành và địa phương được xây dựng
trên cơ sở thực hiện các nội dung quy định tại Điều 5, 6, 7, 8, 9 và được xây dựng
theo mẫu Báo cáo ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Niên hạn báo cáo được tính từ
ngày 01 tháng 10 của năm trước đến ngày 30 tháng 9 của năm thực hiện báo cáo.
Căn cứ vào Chương trình công tác
và Kế hoạch giám sát của Quốc hội; Chương trình công tác trọng tâm của Chính phủ
và thực tiễn thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp định hướng một số lĩnh vực trọng
tâm, trọng điểm để các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Báo cáo về
tình hình thi hành pháp luật theo chuyên đề.
Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo về tình hình thi hành pháp luật trong các trường
hợp sau đây:
1. Theo yêu cầu của Bộ Tư pháp
hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Khi phát hiện những vướng mắc,
bất cập của các quy định pháp luật hoặc thấy cần thiết phải áp dụng một số biện
pháp nhằm kịp thời ngăn chặn những thiệt hại có thể xảy ra cho đời sống xã hội.
Điều 23.
Kinh phí thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Kinh phí thực hiện công tác theo
dõi tình hình thi hành pháp luật của các Bộ, ngành và địa phương được sử dụng
trong dự toán chi thường xuyên hằng năm theo quy định về phân cấp ngân sách. Việc
lập dự toán, phân bổ kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước
và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thông tư này có hiệu lực sau 45
ngày, kể từ ngày ký.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác theo dõi tình hình thi
hành pháp luật trong phạm vi Bộ, ngành và địa phương theo quy định của Thông tư
này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị kịp thời phản
ánh về Bộ Tư pháp để nghiên cứu, giải quyết./.
|
BỘ
TRƯỞNG |
MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ HÀNG NĂM VỀ TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP
LUẬT CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ, UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC
TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2010/TT-BTP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp
luật)
TÊN
CƠ QUAN 1 |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC - .........2 |
.........3, ngày .... tháng... năm...... |
BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM .....4
Kính gửi: Bộ Tư
pháp
I. CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT
1. Hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật
a) Các lĩnh vực tiến hành kiểm tra, điều tra, khảo sát.
b) Phương pháp kiểm tra, điều tra, khảo sát.
c) Phạm vi kiểm tra, điều tra, khảo sát.
2. Hoạt động thu thập, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật
a) Nguồn thông tin tiếp nhận.
b) Công tác xử lý, phân tích và đánh giá thông tin.
II. ĐÁNH GIÁ NHỮNG NỘI DUNG CỤ THỂ VỀ THI HÀNH PHÁP LUẬT
1. Tình hình ban hành các vặn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; văn bản chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và của cơ quan nhà nước cùng cấp có thẩm quyền
a) Việc xây dựng và ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.
- Số lượng, hình thức văn bản cần được xây dựng, ban hành theo yêu cầu.
- Số lượng, hình thức văn bản được xây dựng ban hành đúng tiến độ.
- Số lượng, hình thức và tên văn bản xây dựng, ban hành chậm tiến độ. Lý do chậm tiến độ.
b) Việc ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.
2. Tình hình thi hành pháp luật
a) Đánh giá chung về tình hình thi hành pháp luật.
b) Các quy định của pháp luật không được tuân thủ hoặc mức độ tuân thủ không cao trên thực tế.
- Nêu cụ thể tên văn bản và các quy định của pháp luật không được tuân thủ hoặc mức độ tuân thủ không cao trên thực tế.
- Số lượng, hình thức và mức độ vi phạm pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Tình hình xử lý đối với từng loại vi phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện (lưu ý: Các loại vi phạm có tính chất phổ biến hoặc nổi lên trong từng thời kỳ).
c) Nguyên nhân của tình trạng không tuân thủ hoặc mức độ tuân thủ không cao các quy định của pháp luật. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật.
- Nhận thức pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân còn hạn chế.
- ý thức chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa cao.
- Các quy định của pháp luật không khả thi, không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; trình độ dân trí; truyền thống văn hoá và phong tục tập quán, yêu cầu thực tiễn đặt ra.
- Các biện pháp tổ chức thi hành chưa phù hợp.
- Kinh phí dành cho việc tổ chức triển khai thực hiện pháp luật chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.
- Tổ chức bộ máy số lượng và trình độ năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi hành pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Các điều kiện về trang thiết bị và cơ sở vật chất bảo đảm việc thi hành văn bản chưa đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra.
- Các nguyên nhân và khó khăn, vướng mắc khác.
(Lưu ý: Các nguyên nhân và khó khăn, vướng mắc nêu trên cần được đánh giá đối với từng văn bản hoặc từng quy định pháp luật cụ thể).
III. CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT
1. Kiến nghị xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật.
a) Nêu tên văn bản và các quy định pháp luật cụ thể.
b) Kiến nghị (xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ bãi bỏ và lý do cụ thể).
2. Kiến nghị về các biện pháp tổ chức thi hành pháp luật.
Trên đây là báo cáo tình hình thi hành pháp luật năm .............5, ..............6 gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ./.
Nơi nhận: |
....................................... 7 |
_________________________________________
1 Tên Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
2 Viết tắt tên Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
3 Địa danh
4 Năm báo cáo
5 Năm báo cáo
6 Tên Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
7 Chức danh của người ký văn bản.