Thông tư 02-TT-VP-1964 hướng dẫn thi hành Nghị định 165-CP-1963 về chế độ đồng phục cho cán bộ, công nhân, nhân viên ngành vận tải đường biển do Bộ Giao Thông Vận Tải ban hành

Số hiệu 02-TT-VP
Ngày ban hành 13/01/1964
Ngày có hiệu lực 28/01/1964
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Dương Bạch Liên
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02-TT-VP

Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 1964 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 165-CP NGÀY 02-11-1963 CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ ĐỒNG PHỤC CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, NHÂN VIÊN NGÀNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN

Ngày 02-11-1963, Hội đồng Chính phủ đã ban hành nghị định số 165-CP quy định về dấu hiệu, phù hiệu và trang phục của cán bộ, công nhân, nhân viên ngành vận tải đường biển.

Trong thông tư này, Bộ quy định một số điểm cụ thể và hướng dẫn thi hành nghị định nói trên của Hội đồng Chính phủ.

I. CHẾ ĐỘ TRANG PHỤC

1. Dấu hiệu, phù hiệu ngành vận tải đường biển.

a) Dấu hiệu tượng trưng của ngành vận tải đường biển nhằm phân biệt cán bộ, công nhân, nhân viên ngành vận tải Việt Nam với cán bộ, công nhân, nhân viên các ngành hoạt động khác trong nước cũng như phân biệt với những người làm công tác vận tải đường biển nước ngoài.

Hình dạng, kích thước, màu nền vải của dấu hiệu và vị trí đeo dấu hiệu đều thống nhất chung cho đường biển, về chi tiết có một số điểm khác nhau nhằm phân biệt cán bộ, công nhân, nhân viên, người làm công tác trên tàu biển đường xa, đường gần, người làm công tác trên tàu chạy ven biển với cán bộ cảng vụ và hoa tiêu.

b) Phù hiệu quy định chỉ được dùng cho cán bộ, phù hiệu có tác dụng phân biệt cán bộ nghiệp vụ, chuyên môn theo từng nghề khác nhau trong ngành vận tải đường biển (cán bộ làm công tác điều độ ở cảng không có phù hiệu).

Dấu hiệu, phù hiệu biểu hiện đặc điểm của ngành nghề và chức vụ trách nhiệm nên việc sử dụng, bảo quản phải đúng mức, tránh dùng bừa bãi, cơ quan xí nghiệp cấp phát phải đúng tiêu chuẩn, quản lý chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên và thu hồi mỗi khi cán bộ, công nhân viên không còn giữ chức danh quy định được cấp phát.

Mẫu mực và quy cách của dấu hiệu, phù hiệu từng loại phải thống nhất do Cục vận tải đường thủy trực tiếp hướng dẫn việc gia công.

2. Áo quần đồng phục.

1. Căn cứ vào nhu cầu công tác và khả năng tài chính của cơ quan, xí nghiệp, hiện nay bước đầu Bộ quy định đối với những chức danh sau đây được trang bị áo quần đồng phục:

a) Cán bộ, công nhân, nhân viên làm việc trên các tàu vận tải đường biển (kể cả đường xa, đường gần và ven biển) các tàu công trình đường biển (tàu cuốc số 8, tàu thả phao), tàu cấp cứu biển.

Y tá, quản lý, cấp dưỡng và các nhân viên phục vụ khác trong biên chế các tàu nói trên cũng được trang bị đồng phục.

Đối với cán bộ, công nhân, nhân viên trên các tàu hoa tiêu, tàu lai biển phục vụ phụ trong và ngoài cảng, v.v… Bộ sẽ nghiên cứu giải quyết sau.

b) Cán bộ cảng vụ là những cán bộ trực tiếp giao dịch với các tàu nước ngoài gồm có cảng vụ trưởng, cảng vụ phó, cảng vụ hạng hai, hạng ba (phụ trách bến và công tác từng ca ở bến) trưởng và phó phòng điều độ cảng, trực ban điều độ, chỉ đạo viên xếp dỡ.

c) Các cán bộ hoa tiêu.

d) Hoa tiêu tập sự và cán bộ tập sự trên các tàu đã nói ở điểm a (tập sự thuyền phó, máy phó, cán bộ điện, v.v…).

2. Để phân biệt chức vụ, trách nhiệm theo cấp bậc khác nhau mũ và áo quần đồng phục của cán bộ, công nhân, nhân viên phải theo đúng quy định như sau:

a) Cán bộ làm việc trên tàu đi biển đường xa, đường gần, cán bộ cảng vụ (cảng vụ trưởng, cảng vụ phó, cảng vụ hạng hai, hạng ba) và hoa tiêu:

- Mũ kiểu lưỡi trai đằng trước có gắn dấu hiệu bằng dạ màu tím than; lưỡi trai trước mũ bằng dạ màu đen bóng chỗ rộng nhất là 5 phân có quai da cùng màu; vải bọc mũ tháo ra lắp vào được; mùa lạnh bằng dạ màu tím than, mùa nóng bằng ka-ki màu trắng Nam-định. Riêng mũ của thuyền trưởng, cảng vụ trưởng, hoa tiêu trưởng có thêm một dây tết bằng kim tuyến vàng trên quai da đen của mũ.

- Áo quần kiểu áo vét, cổ bẻ có cờ-ra-vát 4 khuy, 4 túi trong, khuy lớn và nhỏ bằng đồng hay nhựa màu vàng có hình mỏ neo nổi; mùa nóng bằng ka-ki trắng Nam-định, áo ngắn tay.

Mùa lạnh, áo quần bằng dạ màu tím than. Riêng cán bộ cảng vụ phụ trách bến và cán bộ công tác từng ca ở bến: quần áo mùa nóng bằng ka-ki màu vàng, mùa lạnh bằng ka-ki màu xanh Nam-định.

- Giầy da đồng màu đen hoặc nâu.

b) Cán bộ tàu vận tải ven biển, tàu công trình đường biển, tàu cấp cứu, cán bộ tập sự trên tàu, cán bộ điều độ cảng, chỉ đạo viên xếp dỡ và công nhân viên trên các tàu đi biển (kể tất cả các loại):

- Mũ kiểu thống nhất như các tàu trên riêng vải bọc mũ bằng ka-ki Nam định: mùa nóng màu trắng, mùa lạnh màu xanh công nhân.

- Áo quần bằng vải ka-ki Nam định; mùa nóng kiểu áo sơ mi ngắn tay màu trắng, có hai túi ở ngực, quần bằng ka-ki Nam định màu xanh nước biển. Riêng đối với cán bộ làm công tác điều độ và chỉ đạo viên xếp dỡ, áo quần bằng ka-ki màu vàng; mùa lạnh áo quần bằng vải ka-ki Nam định màu xanh nước biển, kiểu áo của cán bộ công tác trên tàu và cán bộ làm công tác điều độ và chỉ đạo viên xếp dỡ giống như kiểu áo cán bộ trên tàu đi biển đường xa, đường gần nói ở trên. Riêng đối với cán bộ tập sự và công nhân, nhân viên làm việc trên tàu, mùa lạnh kiểu áo cổ kín chữ V, 5 khuy, 4 túi trong. Trường hợp không có vải ka-ki màu xanh nước biển, có thể thay thế bằng ka-ki màu xanh công nhân.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ