Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông tư 01TC/NSNN-1996 hướng dẫn cơ chế và biện pháp điều hành ngân sách năm 1996 do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 01TC/NSNN
Ngày ban hành 30/01/1996
Ngày có hiệu lực 01/01/1996
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Hồ Tế
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01TC/NSNN

Hà Nội, ngày 30 tháng 1 năm 1996

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 01 TC/NSNN NGÀY 03 THÁNG 01 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỂM VỀ CƠ CHẾ VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU HÀNH NGÂN SÁCH NĂM 1996

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số: 861/TTg, ngày 30 tháng 12 năm 1995 về một số cơ chế, biện pháp quản lý và điều hành NSNN năm 1996.

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể một số điểm sau đây:

I- VỀ PHÂN BỔ VÀ GIAO NHIỆM VỤ THU, CHI NGÂN SÁCH CHO CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:

1/ Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tổng cục Hải quan phải giao kế hoạch thu cho các đơn vị trực thuộc tối thiểu bằng số kế hoạch thu Thủ tướng Chính phủ đã giao cho địa phương và ngành. Tuỳ tình hình cụ thể của từng địa phương và từng cửa khẩu, có thể giao kế hoạch phấn đấu thu cho các đơn vị cơ sở cao hơn chỉ tiêu kế hoạch thu Thủ tướng Chính phủ giao.

2/ Các Bộ, ngành, tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương phân bổ và giao kế hoạch chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải phù hợp với kế hoạch chi ngân sách của Bộ, địa phương đã được Chính phủ giao.

II- VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG NĂM 1996

1/ Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương:

Nhiệm vụ chi của NSĐP năm 1996 cơ bản vẫn thực hiện như năm 1995 (quy đinh tại quyết đinh số 829/TTg ngày 30/12/1994 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 06 TC/NSNN ngày 6/1/1995 của Bộ Tài chính). Chỉ bổ sung và sửa đổi một số điểm như sau:

a. Chuyển nhiệm vụ chi bổ sung vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý trước đây về NSTW đảm bảo, thông qua Tổng cục quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp.

b. Bổ sung một số nhiệm vụ chi của NSĐP:

- Trong chi về đầu tư XDCB địa phương, ngoài nguồn vốn XDCB tập trung do Nhà nước phân bổ, địa phương còn được bố trí thêm vốn từ các nguồn.

+ 100% số thu giao quyền sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng.

+ 100% số thu về bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để đầu tư phát triển quỹ nhà.

+ Nguồn thu xổ số kiến thiết: để lại 100% cho NSĐP, trong đó được sử dụng toàn bộ hoặc một phần để đầu tư mới, nâng cấp, sửa chữa các công trình giáo dục, y tế, phúc lợi theo nguyên tắc:

Số thu từ 20 tỷ đồng trở xuống: được sử dụng toàn bộ cho đầu tư, nâng cấp, sửa chữa các công trình phúc lợi.

Số thu trên 20 tỷ đồng sử dụng thêm cho đầu tư, nâng cấp, sửa chữa các công trình phúc lợi theo tỷ lệ 34,7%; phần còn lại (65,3%) địa phương được sử dụng để cân đối chi sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá xã hội của địa phương. Về nội dung này Bộ Tài chính sẽ có một văn bản hướng dẫn riêng.

Ví dụ:

- Tỉnh A có số thu XSKT 15 tỷ đồng, được sử dụng cả 15 tỷ đồng cho đầu tư.

- Tỉnh B có số thu XSKT 50 tỷ dồng, phần được sử dụng cho đầu tư là 30,41 tỷ đồng { 20 tỷ + (50-20) x 34,7%)}

+ Nguồn thu sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa: để lại 100% cho NSĐP, trong đó địa phương được sử dụng 45% số thu để đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn với các nội dung cơ bản là xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa... các công trình thuỷ lợi, các trạm trại nông nghiệp và cơ sở hạ tầng nông thôn (chủ yếu giao thông). Phần còn lại (55%) được sử dụng để cân đối chi thường xuyên.

Các nguồn thu về quỹ đất, quỹ nhà, XSKT và thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa, các tỉnh, thành phố phải đưa vào cân đối trong kế hoạch để bố trí các khoản chi XDCB một mặt phải tổ chức quản lý chặt chẽ để đảm bảo chi đúng mục đích, tiết kiệm; mặt khác cần theo dõi riêng để đảm bảo chi phù hợp với tiến độ khả năng thu phát sinh, tránh tình trạng chi quá khả năng thu gây bị động trong điều hành ngân sách. Tỷ lệ (%) dành cho đầu tư của từng nguồn thu theo quy định trên được thực hiện thống nhất trong quá trình điều hành ngân sách.

- Trong chi sự nghiệp kinh tế, bổ sung thêm nhiệm vụ:

+ Chi trợ cấp tiền điện bơm nước tiêu úng vượt định mức: khoản chi này phải quản lý theo dõi chặt chẽ, không được sử dụng vào mục đích khác. Trường hợp trong năm chưa dùng hết số kinh phí đã bố trí trong kế hoạch, phần còn lại được chuyển sang năm sau để chi tiếp cho nhiệm vụ này.

+ Chi hỗ trợ bù hụt thu thuỷ lợi phí cho những tỉnh thường bị ngập úng.

- Trong chi trợ giá chính sách, ngoài các nội dung chi trợ giá giống gốc, sách báo văn hoá phẩm, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 132/TB ngày 4/10/1995 của Văn phòng Chính phủ, đã bố trí khoản nợ cước vận chuyển các mặt hàng chính sách miền núi và kinh phí tương ứng với khoản cấp phát không thu tiền 4 mặt hàng chính sách miền núi (Công văn số 1960/KTTH ngày 15/4/1994 của Chính phủ) để địa phương có điều kiện thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi ở địa phương. Liên Bộ Tài chính - Kế hoạch đầu tư - Uỷ ban dân tộc và miền núi sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể sau:

2/ Phân định nguồn thu giữa NSTW và NSĐP

[...]