Thông tư 01/2001/TT-TGCP hướng dẫn việc miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hàng năm đối với "chức sắc tôn giáo chuyên nghiệp" do Ban Tôn giáo Chính phủ ban hành

Số hiệu 01/2001/TT-TGCP
Ngày ban hành 03/10/2001
Ngày có hiệu lực 20/10/2001
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Ban Tôn giáo Chính phủ
Người ký Lê Quang Vịnh
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Quyền dân sự

BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/2001/TT-TGCP

Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2001

 

THÔNG TƯ

CỦA BAN TÔN GIÁO CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 01/2001/TT-TGCP NGÀY 3 THÁNG 10 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN VIỆC MIỄN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH HÀNG NĂM ĐỐI VỚI "CHỨC SẮC TÔN GIÁO CHUYÊN NGHIỆP" 

Căn cứ khoản 6 Điều 4, khoản 4 Điều 14 Nghị định số 81/2000/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích;
Căn cứ Nghị định số 37/CP ngày 04 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Ban Tôn giáo của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 1999 về các hoạt động tôn giáo;
Ban Tôn giáo của Chính phủ hướng dẫn như sau:
"Chức sắc tôn giáo chuyên nghiệp được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hàng năm" là những vị chức sắc, nhà tu hành đã được Nhà nước công nhận, hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp tại cơ sở tôn giáo hợp pháp, cụ thể:

1. Trong đạo Phật bao gồm những vị đã thọ giới Tỳ kheo trở lên sau đây:

Hoà thượng, Thượng toạ, Đai đức;

Ni trưởng, Ni sư, Sư cô.

2. Trong đạo Công giáo bao gồm những vị sau đây:

Hồng y, Giám mục, Linh mục, Phó tế;

Tu sỹ nam, nữ trong các dòng tu.

3. Trong đạo Tin lành bao gồm những vị giáo sĩ sau đây:

Mục sư, Mục sư nhiệm chức, Nữ truyền đạo.

4. Trong đạo Cao đài bao gồm những vị chức sắc, nhà tu hành từ Lễ sanh (hoặc tương đương) trở lên sau đây:

Giáo tông, Chưởng pháp, Đầu sư, Chánh phối sư, Phối sư, Giáo sư, Giáo hữu, Lễ sanh.

Hộ pháp, Thượng phẩm, Thượng sanh, Bảo pháp, Hiến pháp, Khai pháp, Tiếp pháp, Bảo đạo, Hiến đạo, Khai đạo, Tiếp đạo, Bảo thế, Hiến thế, Khai thế, Tiếp thế, Tiếp dẫn đạo nhơn, Chưởng ấn, Cải trạng, Giám đạo, Thừa sử, Truyền trạng, Sĩ tải;

Phật tử, Tiên tử, Thánh nhơn, Hiền nhơn, Đạo nhơn, Chí Thiện;

Tiếp lễ Nhạc quân, Nhạc sư, Đốc nhạc, Đề nhạc, Quản nhạc, Đội nhạc;

Tổng giám, Phó tổng giám;

Tùng sĩ quân trong Truyền giáo Cao đài; Tứ bửu, Đông Thiên sư, Nam Thiên sư, Bắc Thiên sư, Tây Thiên sư, Trung Thiên sư trong Cao đài Chơn lý.

5. Trong Phật giáo Hoà Hảo bao gồm những vị sau đây:

Thành viên Ban đại diện Phật giáo Hoà Hảo;

Đại diện Phật giáo Hoà Hảo tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Trưởng Tiểu ban của Văn phòng Đại diện Phật giáo Hoà Hảo.

6. Trong đạo Hồi bao gồm những vị sau đây:

Thành viên Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo thành phố Hồ Chí Minh:

Trưởng ban Quản trị Thành đường đạo Ixlam;

Cả chùa, Sư cả, Mâm, Tiếp, Thầy chang (đạo Bà ni)

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 10 năm 2001. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc hoặc pháp sinh mới đề nghị phản ánh kịp thời về Ban Tôn giáo của Chính phủ để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp và đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước.

 

Lê Quang Vịnh

(Đã ký)

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ