Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích năm 1999

Số hiệu 15/1999/PL-UBTVQH10
Ngày ban hành 03/09/1999
Ngày có hiệu lực 01/01/2000
Loại văn bản Pháp lệnh
Cơ quan ban hành Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Người ký Nông Đức Mạnh
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 15/1999/PL-UBTVQH10

Hà Nội, ngày 03 tháng 9 năm 1999

 

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 15/1999/PL-UBTVQH10 NGÀY 03 THÁNG 9 NĂM 1999 VỀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH

Để huy động một phần sức lao động của công dân tham gia xây dựng, tu bổ các công trình vì lợi ích chung của cộng đồng; kịp thời phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ tư về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khoá X và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 1999;
Pháp lệnh này quy định nghĩa vụ lao động công ích của công dân.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Nghĩa vụ lao động công ích là nghĩa vụ của công dân đóng góp một số ngày công lao động để làm những công việc vì lợi ích chung của cộng đồng.

Điều 2

Nghĩa vụ lao động công ích quy định trong Pháp lệnh này bao gồm nghĩa vụ lao động công ích hằng năm và nghĩa vụ lao động công ích trong trường hợp cấp thiết khi xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh.

Điều 3

Việc huy động công dân thực hiện nghĩa vụ lao động công ích do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo kế hoạch, đúng mục đích, bảo đảm công bằng, tiết kiệm và đạt hiệu quả thiết thực.

Điều 4

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bằng văn bản để huy động công dân thực hiện nghĩa vụ lao động công ích. Trong trường hợp cấp thiết khi xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, người có thẩm quyền được huy động trực tiếp bằng lời nói, nhưng chậm nhất sau 24 giờ, kể từ khi huy động phải có quyết định huy động bằng văn bản.

Điều 5

Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để công dân tham gia lao động công ích.

Điều 6

Nghiêm cấm việc huy động và sử dụng lao động nghĩa vụ công ích trái với quy định của Pháp lệnh này.

Chương 2:

NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH HẰNG NĂM

Điều 7

Công dân Việt Nam, nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 35 tuổi, có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm.

Điều 8

Số ngày công nghĩa vụ lao động công ích hằng năm của mỗi công dân là 10 ngày.

Điều 9

Lao động công ích hằng năm được sử dụng để góp phần làm các công việc sau đây của địa phương :

1- Xây dựng, tu bổ đường giao thông;

2- Xây dựng, tu bổ các công trình thuỷ lợi; đối với việc xây dựng, tu bổ đê, kè thì thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống lụt, bão;

3- Xây dựng, tu bổ trạm y tế, nhà trẻ, trường, lớp mẫu giáo, trường phổ thông và công trình vui chơi, giải trí không vì mục đích kinh doanh;

[...]