Thông báo số 71/2000/TB-VPCP về ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về một số vấn đề phân công, phân cấp và uỷ quyền thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước71/2000/TB-VPCP đối với các Bộ, ngành do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 71/2000/TB-VPCP
Ngày ban hành 06/06/2000
Ngày có hiệu lực 06/06/2000
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Đoàn Mạnh Giao
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 71/2000/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2000

 

THÔNG BÁO

CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ SỐ 71/2000/TB-VPCP NGÀY 06 THÁNG 6 NĂM 2000 Ý KIẾN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP VÀ UỶ QUYỀN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC BỘ, NGÀNH

Thực hiện Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) ban hành kèm theo Quyết định số 207/1999/QĐ-TTg ngày 25/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ, trong khi chuẩn bị ban hành đề án chung về phân công, phân cấp giữa Trung ương và địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Văn phòng Chính phủ tiến hành rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý nhà nước để kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định hiện hành liên quan đến thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, nhằm giảm bớt những công việc sự vụ dồn lên Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, để mỗi Bộ, ngành thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình trong quản lý hành chính nhà nước.

Sau khi xem xét Tờ trình số 1193/VPCP-CCHC ngày 31/3/2000 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo như sau:

Giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành trên cơ sở rà soát lại những quy định hiện hành có liên quan, chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; trước hết trong các lĩnh vực cụ thể sau đây:

1. Lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng cơ bản

1.1. Về bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước:

Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng quy chế về bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 7 năm 2000, để làm căn cứ cho việc giải quyết những trường hợp xin bổ sung vốn. Tinh thần của quy chế mới là: việc điều hành vốn xxây dựng cơ bản thực hiện đúng trong khuôn khổ kế hoạch được duyệt hàng năm. Trường hợp cần thiết phải bổ sung thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định một lần vào tháng 7 hàng năm.

1.2. Về gia hạn thời gian thanh toán vốn đầu tư xxây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước:

Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các Bộ liên quan xây dựng quy chế, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 7 năm 2000 trong đó quy định rõ những trường hợp nào được gia hạn thanh toán, và giao cụ thể cho các Bộ, các ngành thực hiện. Quy chế mới được xây dựng trên nguyên tắc là: khối lượng xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước đã nghiệm thu đến ngày 31 tháng 12 năm trước thì được thanh toán đến hết tháng 01 năm sau; Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng các Bộ có liên quan để xem xét quyết định và chịu trách nhiệm về việc thanh toán này.

1.3. Về điều hành vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước:

Việc cho vay từ Quỹ Hỗ trợ phát triển do Quỹ thực hiện phải theo đúng đối tượng và các điều kiện được quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 của Chính phủ. Từ nay, các Bộ, ngành và địa phương có nhu cầu vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước gửi đề nghị trực tiếp cho Quỹ Hỗ trợ phát triển để xử lý theo quy định; chỉ những trường hợp vượt thẩm quyền thì Quỹ mới trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Về việc bổ sung vốn ngân sách Nhà nước

Giao Bộ Tài chính xây dựng ngay và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy chế về bổ sung ngân sách Nhà nước, hỗ trợ, tài trợ kinh phí cho các tổ chức không phải là đối tượng ngân sách, theo nguyên tắc:

- Nếu bổ sung từ nguồn vốn dự phòng của ngân sách Trung ương thì thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật (từ 1 tỷ đồng trở xuống do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định; từ trên 1 tỷ đồng, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong hai trường hợp: thiên tai, hoả hoạn và trường hợp phát sinh nhu cầu cấp thiết);

- Nếu bổ sung đột xuất không lấy từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương thì Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

- Đối với các đề nghị về hỗ trợ, tài trợ kinh phí cho tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (không phải là đối tượng ngân sách), Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét xử lý theo thẩm quyền; chỉ những trường hợp vượt thẩm quyền thì Bộ mới trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Về khoanh nợ, xoá nợ vay ngân hàng

Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư xxây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 7 năm 2000 cơ chế xxử lý khoanh nợ, xoá nợ và hỗ trợ Ngân hàng Thương mại có khó khăn về tài chính khi xử lý nợ, theo nguyên tắc:

- Đối với nợ quá hạn phải khoanh hoặc xoá thuộc đối tượng cho vay thương mại của Ngân hàng Thương mại thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định. Trong trường hợp Ngân hàng Thương mại có khó khăn về tài chính cần sự hỗ trợ của Nhà nước thì Ngân hàng Nhà nước tổng hợp, lấy ý kiến cơ quan liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

- Đối với nợ quá hạn phải khoanh hoặc xoá thuộc khoản cho vay theo chương trình, dự án, đối tượng theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan liên quan xác minh, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Từ nay về sau các Bộ, ngành và địa phương phải thực hiện đúng cơ chế tín dụng quy định tại Nghị định số 43/1999/QĐ-CP ngày 29/6/1999 của Chính phủ. Việc cho vay theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ chỉ được thực hiện đối với những trường hợp xét thấy thật cần thiết.

4. Về xử lý các vấn đề thuế

- Việc miễn, giảm thuế phải thực hiện theo đúng quy định của các Luật thuế.

- Giao Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Thương mại xử lý từng trường hợp cụ thể việc cưỡng chế đối với các doanh nghiệp còn nợ thuế xuất nhập khẩu.

- Đối với việc giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế đối với những doanh nghiệp có khó khăn do nhưng nguyên nhân khách quan, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế quản lý trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo nguyên tắc: Bộ trưởng Bộ Tài chính xử lý và chịu trách nhiệm đối với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở những quy định chung.

5. Về vấn đề xuất khẩu gạo, nhập khẩu phân bón

Trong năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định việc bổ sung đầu mối xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón (Công văn số 192/CP-KTTH ngày 29/02/2000 của Văn phòng Chính phủ).

[...]