Thông báo số 67/TB-VPCP về việc ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm về việc chuẩn bị cuộc triển lãm Việt Nam năm 2000 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 67/TB-VPCP |
Ngày ban hành | 24/05/2000 |
Ngày có hiệu lực | 24/05/2000 |
Loại văn bản | Thông báo |
Cơ quan ban hành | Văn phòng Chính phủ |
Người ký | Trần Quốc Toản |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 67/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2000 |
THÔNG BÁO
Y KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG PHẠM GIA KHIÊMVỀ VIỆC CHUẨN BỊ CUỘC TRIỂN LÃM VIỆT NAM NĂM 2000
Ngày 25 tháng 04 năm 2000, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã làm việc với đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thông tin và một số Bộ, ngành liên quan để xem xét việc chuẩn bị cuộc triển lãm Việt Nam năm 2000, nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 02/ 9.
Sau khi nghe đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thông tin báo cáo Đề án Triển lãm và ý kiến phát biểu của đại diện lãnh đạo các cơ quan, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm có ý kiến kết luận như sau :
1. Trên cơ sở Đề án đã được xây dựng và tiếp thu ý kiến của các đại biểu dự họp, Bộ Văn hóa - Thông tin bổ sung, sửa chữa, hoàn chỉnh Đề án theo hướng xác định rõ mục đích, nội dung, yêu cầu của Triển lãm với phương châm trang trọng, thiết thực, tiết kiệm và an toàn.
2. Chủ đề của Triển lãm cần tập trung giới thiệu khái quát quá trình lịch sử Cách mạng Việt Nam từ khi thành lập Đảng (03/ 02/ 1930) đến ngày cách mạng tháng Tám thành công, thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (02/ 09/ 1945); 55 năm xây dựng và bảo vệ đất nước, làm nổi bật những thành tựu của đất nước qua 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng .
3. Nội dung của triển lãm bao gồm tất cả các lĩnh vực hoạt động : kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, v. v...
4. Hình thức hoạt động của triển lãm cần có tính hệ thống, tổng hợp theo lĩnh vực, phong phú, hấp dẫn đông đảo quần chúng : triển lãm, hội chợ, các hoạt động văn hóa khác, hội thảo.
5. Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có thể trực tiếp trưng bày thành quả đấu tranh cách mạng và xây dựng thành phố tại cuộc triển lãm này. Các địa phương khác phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tham gia triển lãm theo chuyên ngành .
6. Cần chuẩn bị khẩn trương để có thể khai mạc Triển lãm vào ngày 19 tháng 8 năm 2000 hoặc chậm nhất là ngày 30 tháng 8 năm 2000 .
Uỷ quyền Bộ Văn hóa - Thông tin thành lập Ban Chỉ đạo tổ chức Triển lãm có sự tham gia của một số Bộ, ngành, địa phương do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin làm Trưởng ban.
Để bảo đảm tiến độ, chất lượng nội dung và hình thức của cuộc triển lãm này, Ban Chỉ đạo cần thành lập các tiểu ban tương ứng để xây dựng các cụm chuyên ngành của Triển lãm. Ban Chỉ đạo phải có Đề án tổng thể của Triển lãm và kịch bản hoạt động cụ thể của từng cụm chuyên ngành. Trưởng ban chỉ đạo chịu trách nhiệm tổ chức triển lãm và các hoạt động tại Triển lãm bảo đảm tính liên hoàn, phối hợp liên ngành chặt chẽ, thể hiện rõ chủ đề, mục đích, nội dung, yêu cầu của Triển lãm .
7. Nguồn vốn để tổ chức Triển lãm Việt Nam 2000 : Một phần do Ngân sách Nhà nước cấp trực tiếp, phần còn lại lấy từ nguồn vốn của các Bộ, ngành, các doanh nghiệp và các địa phương .
Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan liên quan biết, thực hiện ./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |