Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quyết định 886/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 886/QĐ-TTg
Ngày ban hành 16/06/2017
Ngày có hiệu lực 16/06/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 886/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 18/2011/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 2 về kết thúc việc thực hiện Nghị quyết số 08/1997/QH10 và Nghị quyết số 73/2006/QH11 về Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;

Căn cứ Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích; góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

a) Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt từ 5,5% đến 6,0%/năm.

b) Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42%, diện tích rừng các loại đạt 14,4 triệu ha.

c) Năng suất rừng trồng bình quân đạt 20 m3/ha/năm.

d) Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt từ 8,0 đến 8,5 tỷ USD.

đ) Duy trì ổn định 25 triệu việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng, gắn với xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi của Chương trình

Các bộ, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có dự án thuộc đối tượng đầu tư của chương trình; trong đó tập trung ưu tiên hỗ trợ các địa phương khó khăn, chưa cân đối được ngân sách.

2. Đối tượng của Chương trình

a) Đối tượng thụ hưởng: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

b) Đối tượng thực hiện: Người dân và cộng đồng dân cư thôn, bản; hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương; doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội.

3. Thời gian thực hiện Chương trình: Từ năm 2016 đến hết năm 2020.

III. CÁC NHIỆM VỤ CHÍNH

[...]