Thông báo 4914/TB-BNN-VP năm 2013 kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị triển khai Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 4914/TB-BNN-VP
Ngày ban hành 23/10/2013
Ngày có hiệu lực 23/10/2013
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Nguyễn Văn Việt
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4914/TB-BNN-VP

Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2013

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA BỘ TRƯỞNG CAO ĐỨC PHÁT TẠI HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN "TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG"

Ngày 27 tháng 9 năm 2013, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã chủ trì Hội nghị triển khai Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững". Tham dự Hội nghị có đại diện các cơ quan: Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; lãnh đạo 63 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương.

Sau khi nghe báo cáo tóm tắt Đán Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hướng dẫn triển khai thực hiện tại địa phương; báo cáo tham luận của các đơn vị thuộc Bộ và một số địa phương về định hướng tái cơ cấu cho từng lĩnh vực cụ thể của ngành và đề xuất các giải pháp để triển khai thực hiện hiệu quả Đán tại các đơn vị, địa phương; ý kiến của các đại biểu tham dự Hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã kết luận như sau:

1. Tái cơ cấu là một chủ trương lớn có ý nghĩa sâu sắc cả về kinh tế-xã hội và môi trường giúp ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện vai trò của mình trong chiến lược của Đảng, Nhà nước về CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chủ trương tái cơ cấu là yêu cầu thực tế khách quan và thực sự cần thiết, cần được triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.

Chính phủ đã xác định thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp là ưu tiên trong thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.

2. Để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trước tiên cần phải có nhận thức đúng và có cách tiếp cận mới. Vì vậy, đề nghị các địa phương, đơn vị phải quán triệt cho tất cả cán bộ, nhân viên trong cơ quan và phối hợp với các cơ quan thông tấn tăng cường phổ biến cho nhân dân biết, tạo sự đồng thuận, chủ động tham gia thực hiện.

3. Các Tổng cục, Cục thuộc Bộ tiếp tục xây dựng đề án tái cơ cấu theo lĩnh vực để hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện. Các địa phương, đơn vị cần nhanh chóng xây dựng Đề án thể hiện rõ mục tiêu, phương hướng và giải pháp thực hiện, trình cấp thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở triển khai thực hiện.

Đán của các địa phương, đơn vị phải bám sát tư tưởng, cách tiếp cận mục tiêu nhiệm vụ được nêu trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hướng tới mục tiêu chính là nâng cao nhanh hơn thu nhập của nông dân, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Trong quá trình xây dựng đề án, cần lưu ý, không chạy theo thành tích số lượng mà chú trọng đến hiệu quả kinh tế, thu nhập của người dân, doanh nghiệp và quốc gia một cách bền vững và công bằng; tiếp tục nghiên cứu, triển khai việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nhưng cũng không được gượng ép; chú trọng phát triển chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

4. Các địa phương chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch, lựa chọn một số sản phẩm chính là lợi thế để lập dự án làm cơ sở chỉ đạo triển khai thực hiện một cách thận trọng, không làm tràn lan.

Tùy theo điều kiện cụ thể, mỗi huyện chọn ra 2-4 cây con chủ lực, mỗi xã chọn 2-3 cây con chủ lực để ưu tiên phát triển. Các cây con lựa chọn (nhất là với cây trồng hàng năm) không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo nhu cầu của thị trường.

Trên cơ sở lựa chọn sản phẩm chủ lực, cần điều chỉnh chính sách và các giải pháp đồng bộ để triển khai thực hiện hiệu quả.

5. Về nguồn lực cho việc thực hiện Đề án: cần phải điều chỉnh cơ cấu đầu tư; trước hết, phải tạo điều kiện cho các hộ gia đình và tư nhân đầu tư, khuyến khích hợp tác công tư (PPP). Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công, phải hướng tới ưu tiên đầu tư hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực; áp dụng công nghệ mới và phương thức quản lý hiện đại.

6. Thúc đẩy áp dụng khoa học kỹ thuật: Điều chỉnh cơ cấu đề tài nghiên cứu, tập trung vào các nhiệm vụ chính của Đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt; Tiếp tục đổi mới công tác khuyến nông, nhân rộng mô hình "Cùng nông dân ra đồng"; xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nhất là chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; tiếp thị, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới; phát triển các tổ chức dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, thủy nông...

7. Tổ chức lại sản xuất: khuyến khích doanh nghiệp liên kết với nông dân để sản xuất hàng hóa theo chuỗi, có đầu ra ổn định và phát triển bền vững. Củng cố và phát triển các hình thức hợp tác đa dạng phù hợp với đặc thù của các chuyên ngành và địa phương.

8. Về cơ chế, chính sách:

- Tiếp tục nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để duy trì, mở rộng thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản hàng hóa; mặt khác, phải có chính sách để đảm bảo phân chia lợi ích phù hợp, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại đối với nông, lâm, thủy sản.

- Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách về đất đai. Trước mắt, sẽ khẩn trương rà soát, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 42/2012/NĐ-CP và khẩn trương xây dựng ban hành Thông tư hướng dn quản lý, sử dụng đất lúa.

- Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ sản xuất nông lâm ngư nghiệp, nhưng phải phù hợp với các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, hoàn thiện chính sách về tín dụng nông nghiệp theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức, cá nhân đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn tín dụng; khuyến khích các cơ quan, đơn vị và địa phương hình thành các chương trình tín dụng để triển khai các nội dung chính của Đề án Tái cơ cấu đã được phê duyệt.

9. Tăng cường quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm:

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trung ương và địa phương tăng cường các biện pháp kịp thời phát hiện và ngăn chặn những loại hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, không rõ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường;

- Tiếp tục triển khai các Chương trình giám sát an toàn thực phẩm; đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản về đảm bảo an toàn thực phẩm;

- Tiếp tục hỗ trợ các địa phương triển khai "mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn" và tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng;

- Tiếp tục tăng cường phối hp với các ngành liên quan để quản lý chặt chẽ chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm để tạo niềm tin của người dân.

10. Về các kiến nghị của địa phương, đơn vị:

- Về cơ chế chính sách: Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo nghiên cứu sửa đổi các chính sách liên quan đến ngành nông nghiệp như: Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010; Nghị định s 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012; Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010; đồng thời, Bộ đang dự thảo Nghị định về quản lý sản xuất và tiêu thụ cá tra; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản;...

- Về tổ chức thực hiện: tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một quá trình phải triển khai từng bước, không nóng vội. Các địa phương, đơn vị cần tiến hành xây dựng và tổ chức tng kết các mô hình để rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng.

[...]