Thông báo 403/TB-VPCP năm 2015 kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã chủ trì Hội nghị khoa học về an toàn giao thông Việt Nam năm 2015 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 403/TB-VPCP |
Ngày ban hành | 16/12/2015 |
Ngày có hiệu lực | 16/12/2015 |
Loại văn bản | Thông báo |
Cơ quan ban hành | Văn phòng Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Cao Lục |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 403/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2015 |
Ngày 26 tháng 11 năm 2015, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã chủ trì Hội nghị khoa học về an toàn giao thông Việt Nam năm 2015. Sau khi nghe ý kiến thảo luận của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã kết luận như sau:
- Hoan nghênh Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức Hội nghị khoa học về an toàn giao thông Việt Nam lần thứ 3 năm 2015 đã tập hợp được ý kiến của các nhà khoa học tâm huyết đóng góp cho công tác bảo đảm an toàn giao thông trong thời gian qua. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong đó có sự đóng góp đáng kể của các nhà khoa học, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại Việt Nam đã đạt được những kết quả rõ rệt, tai nạn giao thông qua các năm liên tục giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương; năm 2014 số người chết vì tai nạn giao thông giảm xuống dưới 9.000 người. Đặc biệt, trong điều kiện phương tiện giao thông và nhu cầu vận tải tăng cao nhưng năm 2015 so với với năm 2011 số vụ tai nạn giao thông đã giảm 51%, số người bị thương giảm gần 60% và số người chết do tai nạn giao thông giảm gần 24%. Đây là kết quả minh chứng cho nỗ lực của các cấp, các ngành trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, được nhân dân ghi nhận, bạn bè quốc tế đánh giá cao.
- Tuy nhiên, tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp; số vụ, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông vẫn còn ở mức cao. Nguyên nhân trực tiếp gây mất an toàn giao thông đó là: những bất cập về năng lực của kết cấu hạ tầng, an toàn kỹ thuật phương tiện, quản lý nhà nước và tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm và đặc biệt là ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông; những hạn chế về ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là hạn chế trong ứng dụng công nghệ thông tin chính là rào cản, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng, hiệu quả của công tác đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông; chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là trong công tác quản lý, điều hành giao thông vận tải, đăng kiểm phương tiện, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, kiểm tra, giám sát, xử lý hành vi vi phạm của người tham gia giao thông; công tác thống kê dữ liệu, chia sẻ, cập nhật thông tin giữa Bộ, ngành, địa phương.
Vì vậy, sự tham gia mạnh mẽ, sâu rộng và hiệu quả hơn nữa của các viện nghiên cứu, trường đại học, các nhà khoa học là thực sự cần thiết để phối hợp chặt chẽ hơn nữa cùng với các Bộ, ngành, địa phương và các đoàn thể chính trị, xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu giảm tai nạn giao thông tại Việt Nam.
2. Để nghiên cứu, tiếp thu các đề xuất và kiến nghị tại Hội nghị
a) Giao Bộ Giao thông vận tải:
- Chỉ đạo các đơn vị có liên quan của Bộ tiếp thu những kết quả nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng công trình giao thông; tổ chức giao thông; thiết kế an toàn giao thông; đánh giá tác động giao thông; xử lý điểm đen tai nạn giao thông, quy trình và nguyên tắc cắm biển báo trên đường bộ, giao thông thông minh; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông khu vực nông thôn, tại đường ngang, kiểm soát tốc độ trên đường cao tốc, an toàn giao thông đối với xe giường nằm, sử dụng các nhiên liệu mới trong giao thông vận tải, an toàn giao thông với phương tiện vận tải, những kết quả công bố liên quan đến yếu tố tâm lý, hành vi người tham gia giao thông, an toàn giao thông hàng không, an toàn giao thông đường thủy nội địa... Tổng kết, đánh giá để sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế và các quy định pháp luật có liên quan.
- Khẩn trương đánh giá kết quả dự án triển khai thí điểm hệ thống giám sát và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông theo hình thức xã hội hóa, mở rộng triển khai trên toàn tuyến, các tuyến quốc lộ trọng điểm và đường cao tốc theo hình thức thuê dịch vụ đúng với tinh thần Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ.
b) Giao Bộ Công an tiếp thu các kết quả nghiên cứu về kiểm tra nồng độ cồn theo thông lệ quốc tế, kinh nghiệm kiểm tra nhanh nồng độ cồn không dùng thiết bị, các kinh nghiệm về tập huấn kỹ năng cho lực lượng thực thi công vụ, cũng như ứng dụng khoa học công nghệ trong tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm, xử phạt nguội, các kinh nghiệm kết hợp giữa xử lý vi phạm và truyền thông... để bổ sung, sửa đổi các quy định có liên quan.
c) Giao Ban Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
- Nghiên cứu tiếp thu các kết quả nghiên cứu về sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, hành vi tham gia giao thông, văn hóa tham gia giao thông, giáo dục an toàn giao thông trong trường học... để chỉ đạo các cơ quan thành viên, Ban An toàn giao thông các địa phương xây dựng các chương trình tuyên truyền, vận động và triển khai thực hiện các tiêu chí văn hóa giao thông.
- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung Quyết định số 57/2011/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về kiện toàn cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trong đó xác định Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia là đầu mối tổng hợp dữ liệu và thông tin để xây dựng các báo cáo, thực hiện các phân tích, đánh giá về tình hình, nguyên nhân tai nạn giao thông và tham mưu, đề xuất với Chủ tịch Ủy ban ban An toàn giao thông Quốc gia các chính sách, chiến lược và giải pháp nhằm kiềm chế, giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
- Chủ trì phối hợp với các bên có liên quan nghiên cứu đề xuất mô hình triển khai “Xây dựng, quản lý khai thác cơ sở dữ liệu Quốc gia về an toàn giao thông”, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
- Thực hiện triển khai thí điểm hệ thống tích hợp và phân tích dữ liệu an toàn giao thông theo mô hình thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong quý I năm 2016.
d) Giao Bộ Y tế tiếp thu những đề xuất về mô hình sơ cấp cứu theo thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ trước bệnh viện, công tác khám sức khỏe cho người lái xe, phòng chống lạm dụng rượu, bia trong điều khiển phương tiện giao thông... để sửa đổi, bổ sung các đề án đầu tư phát triển hệ thống sơ cứu tai nạn giao thông trên mạng lưới y tế cơ sở và các quy định pháp luật liên quan đến phòng chống lạm dụng rượu, bia và quản lý giám sát chất lượng khám sức khỏe cho lái xe; chủ trì xây dựng các trạm cấp cứu trên đường cao tốc; hoàn thiện quy định pháp lý cho việc xã hội hóa đầu tư hệ thống ứng phó cấp cứu sau tai nạn giao thông; tổ chức diễn tập cấp cứu tai nạn giao thông.
đ) Đồng ý với các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ do các tiểu ban đề xuất. Giao Ban Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cập nhật vào chương trình nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ của Diễn đàn An toàn giao thông Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020; xác định rõ nhiệm vụ cụ thể, địa chỉ ứng dụng và nguồn kinh phí thực hiện từng năm; chú trọng việc huy động các doanh nghiệp tham gia tài trợ và đồng hành thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ. Trong đó, quan tâm, nghiên cứu các giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của ô nhiễm môi trường đến sự an toàn về sức khỏe, sinh mạng của người tham gia giao thông.
e) Giao các Bộ, ngành là thành viên của Ủy ban, Ban An toàn giao thông các địa phương quan tâm tiếp thu những kết quả nghiên cứu tại Hội nghị để triển khai trong công tác bảo đảm an toàn giao thông ngay từ năm 2016 và các năm tiếp theo.
g) Đồng ý chủ trương xây dựng Đề án tổng thể về ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2016 - 2020. Giao đồng chí Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chỉ đạo Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Đề án thí điểm xã hội hóa đầu tư hệ thống thu thập, khai thác, xử lý, phân tích dữ liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
h) Giao Ban Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tham mưu với lãnh đạo Ủy ban kiện toàn lại các tiểu ban chuyên môn của Diễn đàn An toàn giao thông; nghiên cứu, thành lập các tiểu ban về Hàng không, Hàng hải, Đường thủy nội địa và Đường sắt.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM |