Thông báo 275/TB-VP năm 2014 ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Quốc Hùng về công tác quản lý vận tải trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu 275/TB-VP
Ngày ban hành 10/11/2014
Ngày có hiệu lực 10/11/2014
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Văn Thịnh
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
VĂN PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 275/TB-VP

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ NGUYỄN QUỐC HÙNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Ngày 04/11/2014, tại Trụ sở UBND Thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng đã chủ trì làm việc với các sở, ngành, đơn vị liên quan công tác quản lý vận tải trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cùng dự, có lãnh đạo các sở, ngành: Giao thông Vận tải (GTVT), Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công an Thành phố, Tổng Công ty vận tải Hà Nội và Văn phòng UBND Thành phố.

Sau khi nghe báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, ý kiến các đại biểu dự họp, Phó Chủ tịch UBND Thành phố kết luận như sau:

Năm 2014, thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải về siết chặt quản lý kinh doanh vận tải, kiểm soát tải trọng xe và chỉ đạo của UBND Thành phố về thực hiện Năm Trật tự và văn minh đô thị, Sở GTVT và các ngành đã tổ chức thực hiện quyết liệt và đạt được những kết quả tích cực. Hoạt động kinh doanh vận tải có nhiều chuyển biến, công tác quản lý kinh doanh vận tải đi vào nề nếp, nhất là trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng.

Để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ các tháng còn lại của năm 2014 và định hướng kế hoạch cho năm 2015, Sở Giao thông Vận tải và các sở, ngành liên quan cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1. Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục:

- Sở Giao thông Vận tải chủ trì cùng với Công an Thành phố và các ngành tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến giáo dục phát luật về trật tự an toàn giao thông, thái độ văn hóa trong phục vụ hành khách của đội ngũ lái xe, phụ xe để khuyến khích, thu hút người dân sử dụng xe buýt;

- Sở Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải các tỉnh và mời Văn phòng Ủy ban an toàn Quốc gia, Cục Đường sắt, Tổng Cục Đường bộ và cơ quan liên quan tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên địa bàn Thành phố đối với đội ngũ lái xe khách liên tỉnh, nhất là các địa phương có nhiều tuyến xe khách về Hà Nội.

2. Về vận tải hành khách bằng xe buýt:

- Sở Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị hoạt động xe buýt trên địa bàn Thành phố, thường xuyên rà soát, sắp xếp lại tần suất, điểm đầu, điểm cuối và lộ trình trên tuyến, thời gian hoạt động của các tuyết buýt để phục vụ người dân tốt nhất.

- Từ ngày 01/01/2015, mở thêm 2 tuyến xe buýt từ Xuân Mai về Yên Nghĩa và từ Mỹ Đức - Tế Tiêu về Yên Nghĩa theo hình thức đấu thầu để kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 2A vào nội đô. Sở Giao thông Vận tải lên phương án sắp xếp các xe đang chạy trên các tuyến này chuyển sang các tuyến khác để đảm bảo ổn định hoạt động của doanh nghiệp nếu trường hợp doanh nghiệp không trúng thầu.

- Sở Giao thông Vận tải lựa chọn một số tuyến buýt có trợ giá để tổ chức đấu thầu từ tháng 6/2015, từng bước chuyển dần sang không trợ giá. Sở Giao thông Vận tải phối hợp Sở Tài chính lập dự toán của một số tuyến và tổ chức đấu thầu, các tuyến chưa bảo đảm các điều kiện tổ chức được đấu thầu tiếp tục đặt hàng cạnh tranh nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng dịch vụ để các doanh nghiệp tăng cường trách nhiệm, tăng cường công tác quản lý để giảm giá thành, tăng doanh thu. Sở Giao thông Vận tải tăng cường kiểm tra xử lý các phương tiện xe buýt không đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và quy định về môi trường.

- Sở Giao thông Vận tải, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội khẩn trương đưa tuyến BRT chạy thí điểm vào hoạt động từ tháng 12/2014, Sở Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí đặt hàng. Tổng công ty Vận tải Hà Nội xem xét, bố trí các phương tiện từ các tuyến sắp xếp, điều chỉnh khác để đưa vào chạy BRT thí điểm, khi tuyến BRT chính thức hoạt động thì tiếp tục sử dụng các phương tiện đó trên các tuyến buýt khác cho phù hợp.

- Trong công tác đặt hàng, đấu thầu năm 2015, Sở Giao thông Vận tải đưa thêm nội dung chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông, phục vụ văn minh thuận tiện vào các điều khoản chấp hành, nâng mức xử phạt các vi phạm để các doanh nghiệp tự giác chấp hành tốt.

- Đối với việc quản lý các tuyến xe buýt kế cận của địa phương khác vào địa bàn Thành phố: Lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với Thanh tra giao thông tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm. Cảnh sát giao thông chuyển các thông tin vi phạm của các phương tiện về Sở Giao thông Vận tải để có căn cứ xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp; Sở Giao thông Vận tải có văn bản thông báo đến các doanh nghiệp yêu cầu chấp hành theo đúng quy định, nếu các phương tiện vẫn tiếp tục vi phạm nhiều lần thì không cấp phép hoạt động trên địa bàn Thành phố.

3. Về cơ sở hạ tầng vận tải hành khách công cộng:

Khẩn trương hoàn thành việc kết nối chiếu sáng tại các điểm đầu và điểm cuối của tuyến buýt; Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị phải phối hợp với các lực lượng của địa phương, các ngành chức năng đảm bảo an ninh trật tự, bảo đảm chiếu sáng, duy trì vệ sinh môi trường tại các điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng chờ xe buýt. Đối với các điểm đầu, điểm cuối, nhà chờ xe buýt kết hợp với quảng cáo theo phương thức xã hội hóa, nếu các doanh nghiệp không đảm bảo chiếu sáng, duy trì vệ sinh môi trường, để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sẽ hủy bỏ hợp đồng và chuyển cho doanh nghiệp khác thực hiện.

- Đối với các điểm đầu, điểm cuối và nhà chờ xe buýt có lượng hành khách đông, Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị có kế hoạch mở rộng và tăng cường nhà chờ xe buýt, phối hợp với chính quyền địa phương để bố trí điểm trông giữ xe đạp, xe máy. Cho phép đầu tư hạ tầng các điểm dừng, điểm đỗ và lắp đặt biển báo, vạch sơn kẻ đường... đúng quy định theo phương thức xã hội hóa để giảm chi phí từ ngân sách Nhà nước.

- Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo Ban dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội lắp camera ở một số tuyến đường có lưu lượng giao thông cao, đường vành đai 3 trên cao, đường Giải Phóng, đường Phạm Hùng, khu vực các bến xe, bến tàu, bệnh viện... để tăng cường kiểm tra, giám sát giao thông và có cơ sở xử lý các vi phạm của phương tiện theo quy định (xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, cắt lốt...).

- Yêu cầu Tổng công ty vận tải Hà Nội khẩn trương hoàn thành đầu tư bến xe Mỹ Đình mở rộng, đưa vào hoạt động từ ngày 15/12/2014; đồng thời, thực hiện việc cải tạo nâng cấp bến xe cũ; tăng cường tập huấn, đào tạo nâng cao ý thức trách nhiệm và thái độ ứng xử có văn hóa trong phục vụ hành khách của đội ngũ cán bộ, công nhân viên các bến xe; ứng dụng các công nghệ hiện đại vào công tác quản lý. Sở Giao thông vận tải, Tổng Công ty vận tải xây dựng kế hoạch vận tải hành khách công cộng trong dịp Tết Nguyên đán; chuẩn bị cho việc tổ chức đấu thầu, đặt hàng năm 2015 với phương châm tăng cường sự quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng dịch vụ đối với hoạt động vận tải hành khách công cộng.

4. Về vận tải hành khách liên tỉnh:

- Sở GTVT phối hợp với các đơn vị của Bộ Giao thông Vận tải trong việc công bố quy hoạch vận tải hành khách liên tỉnh trong năm 2014. Đồng ý chuyển tuyến Thái Nguyên đang hoạt động tại bến xe Nam Thăng Long về bến xe Mỹ Đình sau khi bến xe Mỹ Đình mở rộng đi vào hoạt động; sử dụng Bến xe Nam Thăng Long phục vụ cho hoạt động của các tuyến xe buýt. Đối với Bến xe Mỹ Đình và Bến xe Giáp Bát, yêu cầu không cấp thêm lốt và không tăng tần suất hoạt động của phương tiện; Sở Giao thông vận tải và Tổng Công ty Vận tải Hà Nội giữ nguyên các tuyến đang hoạt động, trường hợp cần mở rộng phục vụ nhân dân phải thống nhất giữa 2 địa phương để tránh khiếu kiện, quá tải; chịu trách nhiệm về việc để tăng lốt và tần suất của 2 bến xe này nếu để xảy ra quá tải.

- Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu, rà soát cấp phép cho các doanh nghiệp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia tuyến liên tỉnh; giảm bớt các phương tiện hoặc rút phép đối với những doanh nghiệp xe khách liên tỉnh có nhiều vi phạm để bổ sung cấp phép cho những doanh nghiệp chấp hành tốt, đủ điều kiện.

Lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm đối với các trường hợp xe hợp đồng vi phạm trà trộn với xe khách, đỗ dừng đón trả khách và hoạt động không đúng quy định; Sở Giao thông Vận tải kiểm soát chặt chẽ việc cấp phù hiệu xe hợp đồng.

- Tăng cường kiểm tra, xử lý, siết chặt kinh doanh vận tải vào các dịp lễ tết, kỳ nghỉ. Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các địa phương trong việc huy động, bố trí tăng cường phương tiện hoạt động trong dịp Tết Nguyên đán, tuy nhiên phải thống nhất cụ thể về thời gian, số chuyến, lộ trình cụ thể rõ ràng để quản lý theo quy định

5. Về vận tải taxi:

- Sở Giao thông Vận tải rà soát, yêu cầu các trường hợp xe taxi của Hà Nội đi các địa phương khác mở chi nhánh để kinh doanh phải về hoạt động các địa phương đó. Lưu ý các doanh nghiệp lợi dụng, trà trộn hoạt động trên địa bàn Thành phố khi cấp đăng ký kinh doanh phải kiểm tra các điều kiện cụ thể.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ