Thông báo 257/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa gạo, thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2013 do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 257/TB-VPCP
Ngày ban hành 22/07/2013
Ngày có hiệu lực 22/07/2013
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Phạm Viết Muôn
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 257/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2013

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ VĂN NINH TẠI HỘI NGHỊ BÀN GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN THÚC ĐẨY SẢN XUẤT, TIÊU THỤ LÚA GẠO, THỦY SẢN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2013

Ngày 05 tháng 7 năm 2013, tại thành phố Cần Thơ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất, tiêu thlúa gạo, thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2013. Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình.

Sau khi nghe lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tình hình và các giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến, tiêu thụ lúa gạo, thủy sản; Bộ Công Thương báo cáo tình hình xuất khẩu gạo và thủy sản; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo tình hình cho vay phục vụ sản xuất, chế biến xuất khẩu lúa gạo và thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long; ý kiến của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, lãnh đạo các địa phương, doanh nghiệp, các hiệp hội, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh kết luận như sau:

I. Đánh giá chung

Đồng ý với nội dung các báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tham gia, đóng góp của các đại biểu để hoàn thiện cơ chế chính sách, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo và thủy sản vùng đồng bằng Sông Cửu long và cả nước; đồng thời, nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm sau đây:

- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế thế giới suy giảm tác động tiêu cực đến tình hình trong nước, nông nghiệp nước ta đã khẳng định vị trí quan trọng trong việc góp phần ổn định kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự và an toàn xã hội.

- Đng, Nhà nước luôn quan tâm và đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối, chính sách nhằm chăm lo phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân. Các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển toàn diện, bền vững nông nghiệp, nông thôn; đảm bảo đời sống của nông dân ngày càng được nâng cao. Trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ lúa gạo, thủy sản trên phạm vi cả nước, đặc biệt là đối với vùng đồng bng sông Cửu Long; nhiều chính sách đã đi vào cuộc sng, phát huy hiệu quả, góp phần bảo đảm ổn định đời sng của nhân dân.

- Thời gian qua, mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn về thị trường và ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh, nền nông nghiệp nước ta vẫn tiếp tục có những bước phát triển nhanh và tương đối toàn diện. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân toàn ngành đạt 3,1%/năm. Giá trị sản xuất toàn ngành bình quân tăng 4,6%/năm. Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp bình quân hàng năm chiếm từ 20%-25% tổng giá trị kim ngạch xuất khu của cả nước. Trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long đóng góp đáng kể vào giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của cả nước.

- Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2013 phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Dịch bệnh bùng phát ở nhiu nơi, hạn hán gay gắt trên diện rộng, nước mặn xâm nhập sớm và sâu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; nhu cầu và giá nhiều mặt hàng nông sản trên thị trường thế giới liên tục giảm ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam, đặc biệt là lúa gạo, cá tra; mặt khác, sức mua trong nước giảm dẫn đến hàng tồn kho, kéo giá trong nước giảm thấp, nhất là giá các mặt hàng lúa gạo, chăn nuôi, thủy sản đã tác động mạnh đến sản xuất kinh doanh của ngành nông nghiệp, làm giảm thu nhập của nông dân. Việc quản lý, kim soát hoạt động sản xuất, xuất khẩu đối với lúa gạo, cá tra còn bất cập, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân và nhất là thương hiệu của cá tra Việt Nam. Công tác quy hoạch, kế hoạch về nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu lúa gạo, thủy sản, dự báo thị trường chưa tốt; nhiều doanh nghiệp chế biến thy sản sdụng vốn vay không đúng mục đích, vay vốn ngắn hạn để đầu tư cho trung, dài hạn dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.

II. Nhiệm vụ trong thời gian tới

Đtiếp tục tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất, tiêu thlúa gạo, thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2013 và những năm tiếp theo, các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo và thực hiện tt một số nhiệm vụ, giải pháp cụ th sau đây:

1. Một số nhiệm vụ, giải pháp chung

a) Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ. Các cấp, các ngành cần quán triệt đầy đủ mục tiêu, nhiệm vụ theo chỉ đạo của Chính phủ, chủ động bám sát thực tế, triển khai đồng bộ, chặt chẽ, có hiệu quả các giải pháp, phấn đấu 6 tháng cuối năm mức tăng trưởng cao hơn 6 tháng đầu năm và hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2013.

b) Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ban hành về các lĩnh vực: phát triển sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản; chính sách tạm trữ lúa gạo; chính sách tín dụng phục vụ sản xuất, thu mua và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, nhất là lúa gạo và thủy sản;... chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về sản xuất tiêu thụ sản phẩm lúa gạo, thủy sản, chăn nuôi tại văn bản số 216/TB-VPCP ngày 11 tháng 6 năm 2013.

c) Tăng cường công tác thông tin dự báo, tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu; tăng cường kiểm soát dịch bệnh; tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tự cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động; tiếp tục phối hợp, đấu tranh và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nhằm chống áp đặt phi lý đối với các sản phẩm nông nghiệp nước ta.

d) Các địa phương cần nhân rộng các mô hình chuyển đổi cơ cấu, tổ chức sản xuất có hiệu quả cao như: xây dựng cánh đồng mẫu lớn, áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP; tiếp tục chỉ đạo và thực hiện tái cơ cấu lại sản xuất phù hp điều kiện thực tế của từng địa phương; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất các mặt hàng nông sản có chất lượng cao, gắn với chế biến và tiêu thụ; thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyn giao tiến bộ kỹ thuật sản xut cho nông dân nhm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị nông sản. Tăng cường kiểm soát và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm.

đ) Các Hiệp hội cần nghiên cứu, ban hành Quy chế hoạt động của Hiệp hội nhằm nâng cao trách nhiệm của từng thành viên; tăng cường giám sát và đảm bảo thực hiện đúng Quy chế và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao vị thế và vai trò của Hiệp hội, vì lợi ích chung của đất nước, các thành viên và người dân.

2. Một số nhiệm vụ, giải pháp lâu dài:

a) Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu ngành nông nghiệp; trên cơ sở đó quy hoạch lại sản xuất, gắn với nhu cầu thị trường, chất lượng và hiệu quả.

- Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương rà soát lại quy hoạch sản xuất, quy hoạch sản phẩm, thực hiện quy hoạch theo vùng và liên kết vùng; xác định cụ thcơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với điều kiện đất đai, nhu cầu của thị trường trong nước và xut khu; nâng cao hiệu quả sản xut trên một đơn vị sn phẩm.

- Giao Bộ Công Thương cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường, cân đối cung cầu làm căn cứ lập quy hoạch sản xuất cho từng giai đoạn.

- Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính nghiên cứu hướng dẫn về phân bổ nguồn lực, lợi ích và các vấn đề liên quan khi triển khai thực hiện các nhiệm vụ trên.

b) Tổ chức lại sản xuất, thực hiện liên kết giữa các doanh nghiệp, liên kết giữa doanh nghiệp với người dân, liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm... Giao các Bộ theo chức năng, nhiệm vụ tổng kết, đánh giá các mô hình liên kết hiện đang hiệu quả để bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách và triển khai rộng.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương rà soát, bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới các quy định về tiêu chuẩn, tiêu chí... cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông sản.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Tổng công ty Lương thực miền Nam nghiên cứu đề xuất phương án bổ sung chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy thực hiện việc gắn kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ lúa gạo cho nông dân (dịch vụ đầu vào, đầu ra, hỗ trợ kỹ thuật...).

c) Nhà nước tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn như hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó có hạ sn xuất; hỗ trợ về vốn đầu tư, cho vay ưu đãi... nhưng cần trực tiếp và hiệu quả hơn.

- Giao các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổng kết, đánh giá các chính sách hiện có, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện và bổ sung những chính sách mới phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn mới.

[...]