Thông báo 23/2018/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về hợp tác giáo dục và khoa học giữa Việt Nam và E-xtô-ni-a

Số hiệu 24/2018/TB-LPQT
Ngày ban hành 22/11/2017
Ngày có hiệu lực 22/11/2017
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà Estonia,Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người ký Nguyễn Văn Phúc,Tea Varak
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giáo dục

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/2018/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2018

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa E-xtô-ni-a về hợp tác giáo dục và khoa học, ký tại Xơ-un ngày 22 tháng 11 năm 2017, có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 22 tháng 11 năm 2017.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.

 

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ




Lê Thị Tuyết Mai

 

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA E-XTÔ-NI-A  VỀ HỢP TÁC GIÁO DỤC VÀ KHOA HỌC

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa E-xtô-ni-a (sau đây gọi là "hai Bên”);

Tin tưởng rng hợp tác quốc tế trong giáo dục và khoa học sẽ giúp tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết giữa hai dân tộc; và

Mong muốn thiết lập hợp tác quốc tế năng động và hiệu quả giữa các cơ sở giáo dục và khoa học và để phát triển hợp tác giao lưu nhân dân giữa hai nước,

Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1

1. Hai Bên phát triển, hỗ trợ và tạo Điều kiện để hai nước hợp tác về giáo dục và khoa học trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, cùng có lợi và hợp tác đối tác.

2. Hợp tác giáo dục và khoa học trong khuôn khổ của Hiệp định này phụ thuộc vào lut pháp và quy định hiện hành của hai Bên và phụ thuộc vào nguồn lực sẵn có về nhân sự và tài chính phù hợp.

Điều 2

1. Hai Bên trao đổi thông tin liên quan đến nội dung, cấu trúc và tổ chức của hệ thống giáo dục và khoa học mỗi nước.

2 Hai Bên thúc đẩy trao đổi tài liệu giáo dục về ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử và địa lý giữa các cơ sở giáo dục và nghiên cứu của hai nước nhm cung cấp thông tin chính xác và đầy đvề đất nước mình.

Điều 3

Hai Bên khuyến khích và tạo Điều kiện cho các cơ sở giáo dục và nghiên cứu của hai nước tiếp xúc và hợp tác trực tiếp và thúc đẩy trao đổi học sinh, sinh viên, giảng viên, giáo viên, chuyên gia và nghiên cứu viên.

Điều 4

Hai Bên thúc đẩy việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam và ngôn ngữ và văn hóa E-xtô-ni-a. Để đạt được Mục tiêu này, các cơ quan có liên quan của hai nước có thể cung cấp học bổng và tài trợ nghiên cứu.

Điều 5

Hai Bên trao đổi thông tin liên quan đến việc công nhận lẫn nhau văn bằng giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa E-xtô-ni-a.

Điều 6

Các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ của Hiệp định này có thể được thực hiện theo hình thức trao đổi học thuật, Chương trình nghiên cứu, dự án nghiên cứu chung; phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm; trao đổi thông tin về giáo dục và khoa học, ấn phẩm và tài liệu; và các hình thức hợp tác giáo dục và khoa học khác mà hai Bên có thể thỏa thuận phù hợp với Hiệp định này.

[...]