Thông báo số 175/TB-BGTVT về nội dung cuộc họp báo cáo đầu kỳ đề xuất dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam đoạn Ninh Bình – Thanh Hóa (Nghi Sơn) và đoạn Thanh Hóa (Nghi Sơn) – Hà Tĩnh (Hồng Lĩnh) do Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức chủ trì do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 175/TB-BGTVT
Ngày ban hành 02/05/2008
Ngày có hiệu lực 02/05/2008
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Nguyễn Văn Công
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 175/TB-BGTVT

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2008

 

THÔNG BÁO

NỘI DUNG CUỘC HỌP VỀ BÁO CÁO ĐẦU KỲ ĐỀ XUẤT DỰ ÁN ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC BẮC – NAM ĐOẠN NINH BÌNH – THANH HÓA (NGHI SƠN) VÀ ĐOẠN THANH HÓA (NGHI SƠN) – HÀ TĨNH (HỒNG LĨNH) DO THỨ TRƯỞNG NGÔ THỊNH ĐỨC CHỦ TRÌ

Ngày 24/4/2008 tại Văn phòng Bộ GTVT, Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức đã chủ trì cuộc họp nghe Cục Đường bộ Việt Nam và Tổng công ty Tư vấn Thiết kế giao thông vận tải (TEDI) trình bày báo cáo đầu kỳ đề xuất dự án Đường bộ cao tốc Bắc – Nam đoạn Ninh Bình – Thanh Hóa (Nghi Sơn) và đoạn Thanh Hóa (Nghi Sơn) – Hà Tĩnh (Hồng Lĩnh). Tham dự cuộc họp có Lãnh đạo và chuyên viên Vụ Kế hoạch đầu tư, Vụ Tài chính, Vụ Khoa học công nghệ, Cục Giám định & QLCLGT, Cục Đường bộ Việt Nam và Tổng công ty Tư vấn Thiết kế giao thông vận tải (TEDI).

Sau khi nghe Cục Đường bộ Việt Nam và Tổng công ty Tư vấn Thiết kế giao thông vận tải (TEDI) trình bày báo cáo, Thứ trưởng đã kết luận như sau:

1. Việc đầu tư đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam đoạn Ninh Bình – Thanh Hóa (Nghi Sơn) và đoạn Thanh Hóa (Nghi Sơn) – Hà Tĩnh (Hồng Lĩnh) là cần thiết do sự phát triển kinh tế và tăng trưởng nhanh của vùng trong thời gian gần đây.

2. Về điểm đầu – cuối, Bộ thống nhất điểm đầu là điểm cuối của tuyến giao tốc Giẽ - Ninh Bình, điểm cuối tuyến cách ngã ba QL8 khoảng hơn 5 km (như đề xuất của tư vấn). Riêng vị trí điểm giữa kết nối Thanh Hóa, Cục ĐBVN và tư vấn cần rà soát lại cho phù hợp.

3. Về hướng tuyến, Cục ĐBVN và tư vấn rà soát đảm bảo yêu cầu ưu tiên số 1 cho tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam, phù hợp với Qui hoạch Mạng lưới đường bộ cao tốc Bộ GTVT đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phân kỳ đầu tư phù hợp với tiến trình đầu tư đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết 38 của Quốc hội. Thống nhất phương án lựa chọn của tư vấn, 10 km đầu tiên đi theo hướng Đông sau đó chuyển sang hướng Tây.

Một số điểm cần lưu ý:

- Tư vấn cần rà soát lại khu vực Thanh Hóa và xem xét đề xuất hướng tuyến theo phía Tây của tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam như đề nghị của tỉnh Thanh Hóa và khu vực đầm Xuân Dương và khu kinh tế Đông Nam của tỉnh Hà Tĩnh (Lưu ý thứ tự ưu tiên là các công trình thủy lợi, đường sắt, đường bộ Quốc gia).

- Tư vấn rà soát lại toàn bộ công trình quốc phòng (huấn luyện, phòng thủ …) theo hướng không vi phạm các công trình phòng thủ quốc phòng.

- Rà soát và xác định các công trình văn hóa, di sản, … tuân thủ theo qui định của pháp luật về bảo tồn di tích văn hóa và các qui định của Bộ Văn Hóa – Thể thao – Du lịch.

- Có đánh giá và điều tra chi tiết về thủy văn khu vực Ninh Bình, Nam Thanh – Bắc Nghệ và cầu Bến Thủy III.

5. Về qui mô: Nguyên tắc về quy mô phải thực hiện theo qui mô Qui hoạch mạng lưới đường cao tốc mà Bộ GTVT đã trình TTgCP vì qui hoạch này đã được nghiên cứu, tham gia của cả tư vấn trong và ngoài nước và ý kiến của các Bộ ngành liên quan.

- Đoạn Ninh Bình – Thanh Hóa (Nghi Sơn): Qui hoạch từ 6 đến 8 làn, phân kỳ theo 2 phương án: 4 làn và 6 làn để xem xét, giai đoạn sau nâng lên đúng qui hoạch.

- Đoạn Thanh Hóa (Nghi Sơn) – Hà Tĩnh (Hồng Lĩnh): Qui hoạch 6 làn, đầu tư giai đoạn 1 là 4 làn, giai đoạn sau nâng lên đúng qui hoạch.

6. Liên quan đến tuyến cao tốc phía Tây (đường Hồ Chí Minh), Tư vấn cần làm rõ dự báo về lưu lượng, phân tích kỹ thuật, kinh tế, xã hội … để giải trình Quốc hội về thời gian đầu tư tuyến cao tốc phía Tây (đường Hồ Chí Minh) trong mối quan hệ với tuyến cao tốc phía Đông.

7. Toàn bộ các kết luận nêu trên cần được gấp rút thực hiện để trình Ban Chỉ đạo Cao tốc Bắc Nam. Giao vụ KHĐT chủ trì tổ chức đoàn đi thị sát lại toàn bộ 2 đoạn tuyến trên trước khi trình Ban Chỉ đạo (Thành phần bao gồm các Bộ ngành liên quan).

8. Các vấn đề về thủ tục:

- Qua thực tế điều hành và chỉ đạo chuẩn bị triển khai các dự án BOT trong thời gian vừa qua tại Bộ đã bộc lộ nhiều vấn đề còn tồn tại, thể hiện ở dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Do cơ chế chính sách chưa đầy đủ, việc tính toán khả năng hoàn vốn là không thể do không xác định được chênh lệch từ khai thác bất động sản và kinh doanh các dịch vụ. Mặt khác khả năng hoàn vốn từ thu phí là rất khó khăn nên cần có sự tham gia của Nhà nước.

- Liên quan đến thủ tục lập đề xuất dự án các tuyến đường cao tốc, giao Vụ KHĐT có văn bản trình Bộ giao Cục ĐBVN chỉ định tư vấn (TEDI, TEDIS) lập đề xuất dự án và văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ (TTgCP) cho phép các nhà đầu tư dừng lập đề xuất dự án (Để tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng hồ sơ và có thể sẽ phải xem xét lại nhà đầu tư nếu triển khai theo hình thức phối hợp đầu tư giữa Nhà nước và tư nhân (PPP), Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, chấn chỉnh hoạt động đầu tư các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty lớn.

- Giao Cục Giám định làm văn bản Bộ ký trình TTgCP phê duyệt danh mục các công trình được chỉ định thầu vì lợi ích Quốc gia để có thể chỉ định tư vấn lập dự án đầu tư các tuyến đường bộ cao tốc.

- Giao Vụ KHĐT làm văn bản Bộ ký trình TTgCP kế hoạch huy động vốn đầu tư từ nguồn ODA và đầu tư theo hình thức phối hợp đầu tư giữa Nhà nước và tư nhân (PPP).

- Chi phí lập đề xuất dự án của TEDI chỉ được thanh toán 1 lần từ nguồn vốn Ngân sách cho chuẩn bị dự án thông qua Cục ĐBVN.

Thừa lệnh Bộ trưởng, Văn phòng Bộ GTVT thông báo để các cơ quan, đơn vị biết và thực hiện đảm bảo tiến độ các Dự án./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức (để b/c)
- Các thành viên dự họp;
- Lưu: VT, KHĐT

TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG




Nguyễn Văn Công