Thông báo số 108/TB-VPCP về Ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục tại phiên họp tòan thể của Hội đồng Quốc gia giáo dục ngày 12 tháng 7 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ
Số hiệu | 108/TB-VPCP |
Ngày ban hành | 18/07/2006 |
Ngày có hiệu lực | 18/07/2006 |
Loại văn bản | Thông báo |
Cơ quan ban hành | Văn phòng Chính phủ |
Người ký | Trần Quốc Toản |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Giáo dục |
VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 108/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2006 |
THÔNG BÁO
Ý KIẾN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUỐC GIA GIÁO DỤC
TẠI PHIÊN HỌP TOÀN THỂ CỦA HỘI ĐỒNG QUỐC GIA GIÁO DỤC NGÀY 12 THÁNG 7 NĂM 2006
Ngày 12 tháng 7 năm 2006 tại Hà Nội, Hội đồng Quốc gia giáo dục đã họp phiên toàn thể để xem xét, thảo luận về một số nội dung quan trọng của giáo dục và đào tạo. Nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, Chủ tịch Hội đồng và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì phiên họp.
Tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân và các thành viên Hội đồng. Sau khi nghe báo cáo về công tác chuẩn thị thực hiện phân ban ở trung học phổ thông, việc triển khai Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 và việc xây dựng Đề án thành lập trường đại học đẳng cấp quốc tế (ĐHĐCQT) của Việt Nam, ý kiến thảo luận của các thành viên Hội đồng, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo như sau:
1. Trước mắt, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp chặt chẽ với các ngành, các địa phương thực hiện các giải pháp đẩy lùi tiêu cực trong giáo dục – đào tạo, chấn chỉnh ngay tình trạng dạy thêm, học thêm, loại trừ những tiêu cực trong thi cử, khắc phục căn bệnh thành tích của ngành giáo dục và có những giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Cần quan tâm thích đáng đến giáo dục mầm non, đó là cơ sở ban đầu, là nền tảng của giáo dục trong những năm tiếp theo cả về nhân cách, trí tuệ và thể chất của học sinh.
3. Để thực hiện phân ban trung học phổ thông trong năm học 2006-2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục chuẩn bị thật tốt sách giáo khoa, đồ dùng thiết bị dạy học, đặc biệt là công tác bồi dưỡng giáo viên; hướng dẫn, chỉ đạo các trường tổ chức phân ban thật tốt, phù hợp với điều kiện, năng lực của nhà trường và nhu cầu học tập của học sinh. Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nhằm tạo sự hiểu biết và đồng thuận trong xã hội.
6. Giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Thường trực Hội đồng Quốc gia giáo dục xây dựng chương trình công tác của Hội đồng trong thời gian tới. Chương trình công tác cần bám sát yêu cầu phát triển giáo dục của đất nước, Chiến lược phát triển giáo dục 10 năm đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2006 – 2010 đã được Đại hội Đảng X thông qua. Cần lựa chọn các nội dung cụ thể, thiết thực, có tầm quan trọng chiến lược cho từng phiên họp để Hội đồng thảo luận và đi đến quyết định. Hội đồng sẽ giữ định kỳ 3 tháng họp một lần.
Cũng tại phiên họp này, sau khi bàn giao chức Chủ tịch Hội đồng Quốc gia giáo dục cho Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, đồng chí Phan Văn Khải đã phát biểu ý kiến bày tỏ mong muốn Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư cho giáo dục, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa; giáo dục phải phát triển mạnh để thực hiện thật tốt lời dạy của Bác Hồ ai cũng được học hành; khuyến khích các tỉnh sớm phổ cập trung học, chú trọng đầu tư cho các vùng dân tộc, vùng khó khăn, phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục; ngành giáo dục cần kiên quyết đẩy lùi các tiêu cực, xây dựng hình ảnh tốt đẹp về nền giáo dục, nhà trường, nhà giáo; tập trung xây dựng một số trường đại học có đẳng cấp quốc tế; đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về giáo dục để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan có liên quan và các thành viên Hội đồng Quốc gia giáo dục biết và thực hiện./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM |