Thông báo 06/TB-VPCP năm 2024 kết luận Hội nghị đánh giá tình hình 02 năm thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 06/TB-VPCP
Ngày ban hành 10/01/2024
Ngày có hiệu lực 10/01/2024
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Trần Văn Sơn
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2024

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN HỘI NGHỊ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH 02 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG DỮ LIỆU VỀ DÂN CƯ, ĐỊNH DANH VÀ XÁC THỰC ĐIỆN TỬ PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2022-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Ngày 21 tháng 12 năm 2023, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì Hội nghị đánh giá tình hình 02 năm triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Hội nghị). Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06; Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, cơ quan: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao; thành viên Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tổ công tác triển khai Đề án 06 của các bộ, ngành, địa phương; các tập đoàn, tổng công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Sau khi nghe Báo cáo tóm tắt đánh giá tình hình 02 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Bộ Công an, phát biểu của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Chính phủ và Tổ trưởng Tổ Công tác triển khai Đề án 06 thống nhất kết luận như sau:

A. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Việc triển khai Đề án 06 là hoàn toàn đúng đắn, bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phù hợp điều kiện của Việt Nam, đến nay đã mang lại những kết quả cụ thể, thiết thực trong công tác quản lý, điều hành của các cấp, các ngành, các địa phương và hoạt động kinh tế, xã hội của người dân, doanh nghiệp; qua đó đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy quản trị quốc gia bằng kỹ thuật số, quản trị thông minh, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, cụ thể:

I. Kết quả thực hiện

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện được tiến hành quyết liệt, thường xuyên, liên tục, bài bản với quyết tâm chính trị cao từ cấp Trung ương đến địa phương. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 06 chỉ thị, 23 nghị quyết, 04 công điện với 413 nhiệm vụ; lãnh đạo Chính phủ đã chủ trì họp 33 buổi họp với một số bộ, ngành và địa phương. Mô hình Tổ công tác triển khai Đề án 06 ba cấp với 63 tổ công tác cấp tỉnh, 705 tổ công tác cấp huyện và 10.599 tổ công tác cấp xã. Nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về thực hiện Đề án 06 ngày càng được nâng cao, đồng tình hưởng ứng và tham gia tích cực.

2. Công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách tạo khuôn khổ cho chuyển đổi số quốc gia nói chung và Đề án 06 nói riêng được triển khai tích cực, hiệu quả. Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Viễn thông (sửa đổi), Luật Căn cước (sửa đổi); hoàn thành 04 văn bản quy phạm pháp luật và sửa đổi, bổ sung 19 nghị định liên quan.

3. Triển khai dịch vụ công trực tuyến trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư được đẩy mạnh, đem lại hiệu quả thiết thực, từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Đã có hơn 11,2 triệu tài khoản và hơn 35,4 triệu hồ sơ nộp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; triển khai 38/53 dịch vụ công thiết yếu, giúp tiết kiệm hằng năm trên 2,5 nghìn tỷ đồng.

4. Đẩy mạnh kết nối, chia sẻ giữa CSDLQG về dân cư với CSDL của các bộ, ngành, địa phương. CSDLQG về dân cư đã kết nối, chia sẻ, xác thực, làm sạch dữ liệu với 15 bộ, ngành, 63 địa phương, 01 doanh nghiệp nhà nước và 03 doanh nghiệp viễn thông, đã có hơn 1,3 tỷ lượt tra cứu, khai thác thông tin công dân. Bên cạnh đó, các CSDLQG về đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm, hộ tịch, đất đai, tài chính, cán bộ, công chức, viên chức đang được hoàn thiện, kết nối, chia sẻ với CSDLQG về dân cư.

5. Tạo lập nền tảng quan trọng hình thành hệ sinh thái công dân số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số. Hoàn thành cấp 100% căn cước công dân gắn chip cho công dân trong độ tuổi; cấp trên 70 triệu tài khoản định danh điện tử. Đẩy mạnh sử dụng ứng dụng định danh điện tử (VNeID); tích hợp 2,2 triệu dữ liệu đăng ký phương tiện; 10,2 triệu dữ liệu giấy phép lái xe; 16,8 triệu dữ liệu bảo hiểm y tế; thực hiện thủ tục hàng không cho chuyến bay nội địa; khai báo lưu trú; giấy chứng nhận tiêm vắc-xin phòng chống Covid-19; tích hợp thông tin cư trú của công dân…

6. Công tác bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, CSDL, bảo vệ dữ liệu cá nhân được được quan tâm, chú trọng. Hiện có 63% hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước được phê duyệt cấp độ an toàn, tăng 32,5% so với năm 2022.

Thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được, nhất là vai trò nòng cốt của lực lượng công an nhân dân, sự quyết liệt, sâu sát của đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an, đồng chí Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc; sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của bộ, ngành, địa phương; sự nỗ lực, chung tay đồng hành, tham gia có hiệu quả của doanh nghiệp công nghệ; sự đồng lòng, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp.

II. Tồn tại, hạn chế

1. Công tác chỉ đạo, điều hành nhiều nơi chưa thực sự quan tâm, quyết liệt chỉ đạo, nhất là vai trò của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

2. Nhiều nhiệm vụ đề ra triển khai còn chậm. Hiện còn 9 nhiệm vụ chậm tiến độ,1 còn 09/63 địa phương chưa tham mưu với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành Nghị quyết về miễn, giảm phí, lệ phí thực hiện dịch vụ công trực tuyến2; 33/63 địa phương chưa bố trí kinh phí triển khai Đề án 06; 16/63 địa phương chưa có báo cáo tổng hợp, đề xuất kinh phí cho triển khai Đề án 06.

3. Việc xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý để triển khai Đề án 06 còn chậm, đặc biệt là tiêu chuẩn, định mức liên quan đến hoạt động công nghệ thông tin chưa rõ ràng, minh bạch.

4. Chất lượng dịch vụ công trực tuyến còn chưa cao, tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng chưa đáp ứng yêu cầu; còn một số dịch vụ công trực tuyến mang tính hình thức3. Nhiều thủ tục hành chính chưa được cắt giảm, đơn giản hóa theo yêu cầu của Chính phủ (còn 558 thủ tục hành chính chưa đơn giản hóa theo 19 Nghị quyết của Chính phủ). Tỷ lệ số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn thấp (Chỉ tiêu năm 2023 là 100%; đến nay các bộ, ngành mới đạt 28,84%, các địa phương mới đạt 37,38%).

5. Phát triển hạ tầng số còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, còn vùng lõm sóng, thiếu điện. Hạ tầng số, nền tảng số của nhiều bộ, ngành, địa phương đầu tư manh mún, thiếu đồng bộ, không bảo đảm việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDLQG về dân cư; chưa chú trọng bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân. Hiện mới có 3.235/6.786 thôn có cáp quang đến trung tâm thôn; còn 689 thôn lõm sóng, 118 thôn thiếu điện.

6. Công tác bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, CSDL còn nhiều hạn chế, bất cập. Hiện có 11/22 hệ thống của các bộ, ngành chưa đảm bảo về an toàn thông tin, an ninh mạng.

7. Công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận trong xã hội, nâng cao hiểu biết, nhận thức của người dân vẫn còn hạn chế. Các cơ quan chức năng, đặc biệt là Đài Truyền hình Việt nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Thông tấn xã Việt Nam phải tham gia, vào cuộc để triển khai nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước giao.

III. Bài học kinh nghiệm

Thống nhất với 05 bài học kinh nghiệm như Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ đề xuất, nhấn mạnh thêm 3 nội dung, cụ thể: (i) Tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó; (ii) Sự chủ động, tích cực vào cuộc của những người đứng đầu và việc triển khai Đề án 06 mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp đóng vai trò quyết định; (iii) Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương, người dân và doanh nghiệp; xây dựng CSDL dùng chung, kết nối, liên thông chia sẻ dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương.

B. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM NĂM 2024

Kết quả triển khai Đề án 06 đến nay mới chỉ là bước đầu, vẫn còn nhiều việc phải làm, Hội nghị đã thống nhất chủ đề năm 2024 là năm “Hoàn thiện thể chế, hạ tầng, số hóa dữ liệu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đẩy mạnh triển khai Đề án 06 phục vụ hiệu quả người dân, doanh nghiệp”. Cơ bản nhất trí với đề xuất về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2024 của Tổ công tác triển khai Đề án 06 với 20 nhiệm vụ chung, 61 nhiệm vụ cụ thể, đề nghị các đồng chí Bộ trưởng, Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng với lực lượng công an quyết tâm chỉ đạo quyết liệt triển khai thực hiện Đề án 06, trong đó tập trung vào các nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau:

I. Triển khai các nhiệm vụ cấp bách từ nay đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

1. Về chi trả an sinh xã hội

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ