Sắc lệnh số 21 về việc tổ chức các Toà án quân sự do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành
Số hiệu | 21 |
Ngày ban hành | 14/02/1946 |
Ngày có hiệu lực | 01/03/1946 |
Loại văn bản | Sắc lệnh |
Cơ quan ban hành | Chủ tịch nước |
Người ký | Hồ Chí Minh |
Lĩnh vực | Thủ tục Tố tụng |
SẮC LỆNH
TỔ CHỨC CÁC TÒA ÁN QUÂN SỰ CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 21 NGÀY 14 THÁNG 2 NĂM 1946
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Xét cần phải tổng hợp các sắc lệnh kể trên và bổ khuyết mấy điều;
Theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả thuận;
RA SẮC LỆNH:
Trừ những việc nào mà phạm nhân là binh sĩ, dù là tòng phạm hay chính phạm, thì thuộc về nhà binh tự xử lấy.
Ngồi xử có Chánh án và hai Hội thẩm. Ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ chỉ định một uỷ viên quân sự giữ chức Chánh án và một uỷ viên chính trị ngồi ghế Hội thẩm. Ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp sau khi thoả hiệp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ chỉ định một thẩm phán chuyên môn ngồi ghế hội thẩm thứ nhì. ở Trung kỳ và Nam kỳ quyền chỉ định ấy ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thể uỷ cho ông Chủ tịch Uỷ ban hành chính kỳ, ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể uỷ cho ông Chánh nhất Toà Thượng thẩm.
Đứng buộc tội là một Công cáo uỷ viên do hai ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ làm một nghị định chỉ định. ở Trung kỳ và Nam kỳ hai ông Bộ trưởng có thể uỷ quyền chỉ định ấy cho hai ông Chưởng lý Toà Thượng thẩm và Chủ tịch Uỷ ban Hành chính. Uỷ viên Chính phủ ngồi ghế công cáo có thể lấy ở trong quân đội, trong Ban trinh sát hay trong các thẩm phán chuyên môn.
Bị cáo có quyền tự bênh vực lấy hay nhờ luật sư hoặc một người khác bênh vực cho.
Một viên lục sự ngồi chép các điều tranh luận, giữ án từ và giấy má.
Các công cáo uỷ viên trực tiếp đặt dưới quyền kiểm soát của hai ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp và phải tuân theo mệnh lệnh do hai ông Bộ trưởng này cùng ký. Tại Trung kỳ và Nam kỳ quyền ấy ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thể uỷ cho ông Chủ tịch Uỷ ban Hành chính ký, ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể uỷ cho ông Chưởng lý Tòa thượng thẩm.
Nhưng dù vào trường hợp nào tòa án cũng thẩm nghị trong phòng kín và tuyên bố bản án trước công chúng.
1 - Tha bổng
2 - Tịch thu một phần hay tất cả tài sản
3 - Phạt tù từ một năm đến 10 năm
4 - Phạt khổ sai từ 5 năm đến 20 năm
5 - Xử tử
Tòa án có thể vừa tuyên phạt giam hay phạt tử hình, vừa xử tịch thu một phần hay tất cả tài sản của tội nhân.
Tòa án có thể tuyên rằng mình không có thẩm quyền