Quyết định 820/QĐ-UBND năm 2013 ban hành Quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

Số hiệu 820/QĐ-UBND
Ngày ban hành 25/04/2013
Ngày có hiệu lực 25/04/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Dương Thái
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HẢI DƯƠNG
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 820/QĐ-UBND

Hải Dương, ngày 25 tháng 4 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LÀNG NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006 /NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 13/2009/QĐ-UBND ngày 13/5/2009 của UBND tỉnh Quy định về việc công nhận danh hiệu làng nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại tờ trình số 182/TTr-SCT ngày 28 tháng 02 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”. Bao gồm các nội dung cơ bản sau:

1. Tên Qui hoạch

Quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

- Quy hoạch phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) dựa trên cơ sở nội lực của các làng nghề là chủ yếu; vai trò của Nhà nước được xác định trong việc định hướng, hỗ trợ, tạo môi trường phát triển. Trên cơ sở tiềm năng ngành nghề đã và đang có hoặc du nhập nghề phù hợp của từng địa phương và giai đoạn. Cơ quan quản lý Nhà nước triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển làng nghề, các ngành nghề nông thôn; qua đó góp phần xây dựng nông thôn mới; khắc phục hiện tượng di dân tự do đến các đô thị lớn; hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.

- Quy hoạch phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp phải bảo đảm kết hợp hài hoà giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. Việc áp dụng công nghệ hiện đại, máy móc thiết bị tiên tiến cần đi đôi với giữ gìn, áp dụng những bí quyết công nghệ truyền thống để đảm bảo tính đặc trưng của sản phẩm, nét văn hóa dân gian trong các sản phẩm làng nghề truyền thống của tỉnh.

- Quy hoạch phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển các làng nghề phải đảm bảo giữ gìn môi trường sống trong sạch; làm nền tảng cho phát triển bền vững trong dài hạn.

- Các phương án quy hoạch đến năm 2015, 2020 và 2025 chỉ mang tính định hướng để ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống làng nghề. Trong quá trình vận động và phát triển của thị trường, các làng có cơ hội và điều kiện phát triển sản xuất, nếu thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí về công nhận làng nghề của tỉnh được xem xét để công nhận danh hiệu làng nghề TTCN theo quy định.

a) Về số lượng làng nghề:

Phấn đấu đến 2015 toàn tỉnh có từ 80 đến 90 làng được công nhận danh hiệu làng nghề CN-TTCN; đồng thời có từ 8- 10% số xã trong tỉnh tổ chức du nhập được các nghề mới vào các làng trên địa bàn tỉnh.

Đến năm 2020, toàn tỉnh có từ 100 đến 110 làng nghề TTCN được công nhận danh hiệu làng nghề CN-TTCN.

Định hướng đến năm 2025, toàn tỉnh có từ 130 đến 140 làng nghề hoạt động và được cấp bằng công nhận. 70-80% số làng, thôn còn lại đều có nghề TTCN du nhập.

b) Về số lao động trong làng nghề:

Mỗi năm thu hút thêm 2.000 đến 3.000 lao động vào sản xuất tại các làng nghề đã được công nhận trong tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống và phân công lại lao động nông thôn.

Đến năm 2015, có từ 40-45 nghìn lao động tham gia sản xuất tại các làng nghề. Đến năm 2020, có trên 60 nghìn lao động tham gia sản xuất và đến năm 2025 có trên 80 nghìn lao động sản xuất tại các làng nghề trong tỉnh.

c) Về giá trị sản xuất công nghiệp trong các làng nghề

Giá trị sản xuất TTCN tại các làng nghề (theo giá cố định năm 1994) năm 2015 đạt khoảng 4.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,7%/năm; chiếm 40% giá trị sản xuất của khu vực TTCN trên địa bàn tỉnh.

Đến năm 2020 và năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp tương ứng đạt mức 8.000 tỷ và 15.000 tỷ; tương đương mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 14%/năm.

4. Nội dung cơ bản của phương án quy hoạch

a) Phương án quy hoạch định hướng theo địa bàn:

Trong kỳ quy hoạch sẽ ưu tiên phát triển hệ thống làng nghề TTCN tại các địa phương theo phương án:

[...]