Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 450/QĐ-UBND năm 2015 quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách địa phương năm 2016 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Số hiệu 450/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/12/2015
Ngày có hiệu lực 01/01/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Trần Ngọc Căng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 450/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 31 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2016

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Thông tư số 206/2015/TT-BTC ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2016;

Căn cứ Nghị quyết số 20/2015/NQ-HĐND, Nghị quyết số 23/2015/NQ-HĐND và Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 14/12/2015 của HĐND tỉnh khóa XI, kỳ họp thứ 18 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; về dự toán và phân bổ ngân sách địa phương năm 2016; về việc tạm dừng thực hiện Quy định chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức tỉnh Quảng Ngãi được cử đi đào tạo trong và ngoài nước;

Căn cứ Quyết định số 400/QĐ-UBND ngày 15/12/2015 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và chi ngân sách địa phương năm 2016;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với ngân sách địa phương:

1. Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015, thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - 2015 được kéo dài đến hết năm 2016. Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương, tỷ lệ % phân chia ngun thu giữa các cấp ngân sách địa phương và sbổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới năm 2016 thực hiện ổn định theo đúng Nghị quyết HĐND và Quyết định của UBND đối với ngân sách địa phương trong thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015. Đồng thời, ngân sách cấp tỉnh bổ sung cân đối để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh và quyết định của UBND cùng cấp.

2. Thực hiện cơ chế dùng nguồn thu tiền sử dụng đất trong cân đối ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đồng thời các địa phương sử dụng tối thiểu 10% tổng số thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động, chỉnh lý hsơ địa chính. Thực hiện trích 30% nguồn thu tiền sử dụng đất (sau khi trừ các khoản chi bồi thường, htrợ, tái định cư và các chi phí có liên quan khác) để bổ sung Quỹ phát triển đất tỉnh hàng năm.

3. Tiếp tục thực hiện tiền thu phạt vi phạm hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%; riêng khoản thu từ tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa điều tiết về ngân sách trung ương 70%, điều tiết cho ngân sách địa phương 30% (phân cấp theo lực lượng thực hiện nhiệm vụ thu) để chi cho hoạt động của các lực lượng đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

4. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 68/2006/QH11 ngày 31/10/2006 của Quốc hội, ngun thu x s kiến thiết không đưa vào cân đi thu, chi ngân sách địa phương, được quản lý qua ngân sách nhà nước để đầu tư các công trình thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội của địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

5. Tạm dừng thực hiện Quy định chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức tỉnh Quảng Ngãi được cử đi đào tạo trong và ngoài nước, theo Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 14/12/2015 của HĐND tỉnh.

Điều 2. Phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách

1. Phân bổ và giao dự toán thu ngân sách

Các sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố triển khai giao nhiệm vụ thu ngân sách năm 2016 (bao gồm giao nhiệm vụ thu sự nghiệp) cho các đơn vị trực thuộc, UBND cấp xã đảm bảo tối thiểu bằng mức dự toán thu ngân sách UBND tỉnh giao.

Việc phân bổ và giao dự toán thu ngân sách phải trên cơ sở rà soát, phân tích, đánh giá đầy đủ các ngun thu phát sinh và kết quả thực hiện thu ngân sách năm 2015; căn cứ các chính sách, pháp luật về thu ngân sách; dự báo mức tăng trưởng kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực, tình hình sản xuất kinh doanh của người nộp thuế trên địa bàn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, chống thất thu, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn thuế, tăng cường đôn đốc thu tiền nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, hạn chế nợ mới phát sinh, thu hồi kịp thời số tiền thuế, tiền phạt phát hiện qua thanh tra, kiểm tra; thu đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước khoản thu tiền sử dụng đất được gia hạn đến hạn nộp vào ngân sách nhà nước năm 2016.

2. Phân bổ và giao dự toán chi đầu tư phát triển

Thực hiện phân bổ, giao dự toán chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước phải tuân thủ đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 (sau đây gọi là Luật NSNN) và các văn bản hướng dẫn Luật NSNN, Luật Đầu tư công, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28/8/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016- 2020, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. Ưu tiên bố trí vốn đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các chương trình, dự án, công trình trọng điểm quốc gia, các công trình cấp thiết đang đầu tư dở dang; ưu tiên vốn đi ứng cho các dự án ODA, dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP), xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi vốn ứng trước; phần còn lại mới bố trí vốn cho các dự án khởi công mới.

Ngoài việc thực hiện phân bổ, bố trí vốn và giao dự toán chi đầu tư phát triển như trên, cần chú ý một số nội dung sau:

a) Bố trí trả đủ (cả gốc và lãi) các khoản huy động đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Luật NSNN, Luật Quản lý nợ công đến hạn phải trả trong năm 2016; trả các khoản vay tín dụng ưu đãi đến hạn phải trả trong năm 2016.

b) Đảm bảo bố trí đủ vốn từ ngân sách địa phương cho các dự án, chương trình được ngân sách cấp trên hỗ trợ một phần để thực hiện các mục tiêu dự án, chương trình.

c) Ưu tiên bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách địa phương cho các dự án đầu tư tái tạo rừng từ nguồn thu thuế tài nguyên đối với gỗ rừng tự nhiên phát sinh hàng năm theo quy định.

d) Đối với các dự án ODA do địa phương quản lý: Bố trí đủ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương cho các dự án theo cam kết.

đ) Phân bổ và giao dự toán chi đầu tư phát triển cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và chính quyền cấp dưới đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, lĩnh vực khoa học và công nghệ không được thấp hơn mức Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh giao cho các lĩnh vực này.

[...]