Quyết định 337/QĐ-UBND năm 2012 về chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015

Số hiệu 337/QĐ-UBND
Ngày ban hành 02/02/2012
Ngày có hiệu lực 02/02/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Nguyễn Thành Trí
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 337/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 02 tháng 02 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ TRẺ EM TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em ngày 15/6/2004; Quyết định số 267/QĐ - TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015; Công văn số 637/LĐTBXH-BVCSTE ngày 09/3/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng kế hoạch triển khai Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tại Tờ trình số 91/TTr-LĐTBXH-BVCSTE về việc phê duyệt Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015 kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa chịu trách nhiệm thi hành Quyết định. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Bộ LĐTBXH;
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban tuyên giáo TƯ; Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- Ban VHXH HĐND tỉnh;
- Chánh, Phó Văn phòng UBND tỉnh;
- Trung tâm công báo;
- Lưu: VT-TH VX.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH 
 PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Trí

 

CHƯƠNG TRÌNH

BẢO VỆ TRẺ EM TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 337/QĐ-UBND ngày 02/02/2012 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

Thực hiện Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015; Công văn số 637/LĐTBXH-BVCSTE ngày 09/3/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng kế hoạch triển khai Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ vào thực trạng trẻ em và công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em của tỉnh, UBND tỉnh Đồng Nai xây dựng Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015 với những nội dung như sau:

Phần I:

TỔNG QUAN VỀ TRẺ EM VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ TRẺ EM TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

I. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên là 5.894,8 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam bộ. Dân số toàn tỉnh theo số liệu điều tra dân số năm 2009 là 2.483.211 người, đến đầu năm 2011 có khoảng 2,7 triệu người; có trên 30 dân tộc anh em cùng sinh sống, dân cư sống ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ hơn 70%. Hộ nghèo tính đến đầu năm 2010: có 31.396 hộ chiếm tỷ lệ 6,29%, trong đó có: 4.475 hộ nghèo thành thị (chiếm 14,25% ), 26.921 hộ nghèo nông thôn (chiếm 85,75%). Đồng Nai có hơn 30 Khu công nghiệp với khoảng 500 ngàn công nhân, đa số gặp nhiều khó khăn về nhà ở, đời sống...

II. TÌNH HÌNH TRẺ EM

1. Thực trạng trẻ em chung

Trẻ em dưới 16 tuổi toàn tỉnh là 749.191 chiếm tỷ lệ 30,17% dân số, trẻ em nam là 389.579 em chiếm tỷ lệ 52%, trẻ em nữ là 359.612 em chiếm tỷ lệ 48%, tỷ lệ trẻ em trong các gia đình nghèo chiếm 12%.

2. Thực trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Đồng Nai có trên 5.500 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị tổn thương trong đó có trên 3.400 trẻ em khuyết tật. Năm 2010, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em (BVCSTE) cơ bản đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra. Cụ thể: 100% số trẻ em bị tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được hưởng trợ cấp thường xuyên; Tỷ lệ trẻ em khuyết tật được phục hồi chức năng vượt kế hoạch trên 20%;

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn trên 4.000 trẻ em bị tai nạn thương tích trong đó làm tử vong 36 em; 45 trường hợp trẻ em bị xâm hại trong đó 30 em bị xâm hại tình dục; nguồn kinh phí và cán bộ làm công tác BVCSTE nhìn chung còn nhiều biến động nên công tác tham mưu và báo cáo chưa được kịp thời và chặt chẽ.

III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ TRẺ EM

[...]